2.2.1.1 Cơ cấu dư nợ và kết cấu nợ
Cơ cấu dư nợ của ACB trong giai đoạn 2010 – 2013:
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu Dư nợ 2010 Tỷ trọng Dư nợ 2011 Tỷ trọng Dư nợ 2012 Tỷ trọng Dư nợ 2013 Tỷ trọng
Nợ ngắn hạn 43,810 50.5% 53,316 52.3% 55,878 54.3% 56,838 53%
Nợ trung
hạn 19,522 22.5% 26,900 26.4% 19,406 18.9% 17,209 16% Nợ dài hạn 23,316 27% 21,681 21.3% 27,530 26.8% 33,143 31%
Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ của ACB giai đoạn 2010 – 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB
Nhìn bảng trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn của ACB luôn chiếm tỷ trọng lớn (hầu hết lớn hơn 50%) trong tổng dư nợ và so với dư nợ trung và dài hạn qua các năm từ 2010 đến năm 2013. Các khoản vay có kỳ hạn ngắn hạn dễ quản lý hơn, ít rủi ro hơn so với khoản vay trung dài hạn. Điều này thể hiện cơ cấu dư nợ của ACB theo kỳ hạn trả nợ tương đối an toàn và hợp lý.
Đơn vị: tỷ đồng 0 50000 100000 150000 2010 2011 2012 2013 Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu dư nợ của ACB qua các năm 2010 – 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB
Kết cấu dư nợ của ACB theo nghành nghề kinh doanh:
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ lệ 2010 Dư nợ 2011 Tỷ lệ Dư nợ 2012 Tỷ lệ Dư nợ 2013 Tỷ lệ Thương mại 27,587 31.7% 36,551 34.9% 33,030 32.4% 26,878 25.3% Nông, lâm nghiệp 249 0.28% 331 0.32% 504 0.28% 988 0.93% Sản xuất và gia công
chế biến 13,203 15.5% 14,738 14.5% 12,824 12.6% 20,413 19.2% Xây dựng 3,534 4% 4,827 4.7% 3,200 3.1% 3,770 3.6% Dịch vụ cá nhân và
cộng đồng 33,408 38.3% 35,275 34.6% 43,692 42.9% 45,310 42.7% Kho bãi, giao thông
vận tải và thông tin liên lạc
2,601 3% 3,016 3% 2,298 2.25% 3,046 2.9%
Giáo dục và đào tạo 80 0.09% 106 0.1% 101 0.1% 117 0.11% Tư vấn và kinh doanh
BĐS 1,276 1.5% 1,449 1.4% 1,079 1% 2,182 2%
Nhà hàng và khách sạn 1,474 1.7% 2,174 2.1% 1,816 1.8% 1,708 1.6% Dịch vụ tài chính 667 0.76% 703 0.7% 631 0.6% 100 0.09% Các ngành nghề khác 2,568 3.17% 2,626 2.58% 2,656 2.97% 1,766 1.57% Tổng cộng 86,648 100% 101,898 100% 101,832 100% 106,179 100%
Bảng 2.4 Kết cấu dư nợ của ACB theo ngành nghề giai đoạn 2010 – 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB
Số liệu ở bảng trên đã thể hiện rõ, ACB có kết cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế đa dạng, nhiều ngành nghề, trong đó ACB ưu tiên cho vay các ngành kinh tế như dịch vụ cá nhân và cộng đồng, thương mại, sản xuất và gia công chế biến,... Đứng đầu trong số
ngành có tỷ trọng dư nợ cao luôn là ngành dịch vụ cá nhân và cộng đồng (ln ở mức tỷ trọng trên dưới 40%), sau đó là ngành thương mại (luôn ở mức trên dưới 30%) và ngành sản xuất và gia công chế biến (xấp xỉ mức 15%). Tỷ trọng này được đánh giá là khá phù hợp trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay và giúp thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề kinh tế quan trọng của đất nước như thương mại, sản xuất, chế biến. Ngoài ra, ACB cũng hạn chế cho vay các ngành nghề có rủi ro cao như kinh doanh bất động sản – ngành hiện đang khó khăn và đóng băng vì những biến động, suy thối của nền kinh tế (tỷ trọng cho vay xấp xỉ mức từ 1% - 2%).
Ngoài ra, những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro và phát sinh nợ xấu cao hiện nay của ACB như ngành vận tải, vật liệu xây dựng, đóng tàu, thủy sản cũng được ACB hạn chế cho vay.
Kết cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp:
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu Dư nợ 2010 Tỷ lệ Dư nợ 2011 Tỷ lệ Dư nợ 2012 Tỷ lệ Dư nợ 2013 Tỷ lệ Doanh nghiệp nhà
nước 4,932 5.7% 3,237 3.17% 3,185 3.1% 2,626 2.47%
Cty CP, cty TNHH, DNTN
48,642 56.1% 61,531 60.4% 53,497 52.5% 57,044 53.7% Cty Liên Doanh 389 0.45% 501 0.49% 306 0.3% 536 0.5% Cty 100% vốn nước ngoài 205 0.24% 807 0.8% 468 0.46% 390 0.37% Hợp tác xã 21 0.02% 19 34.3% 27 0.02% 36 0.03% Cá nhân và các KH khác 32,459 37.5% 35,801 1.86% 44,349 43.5% 45,547 42.9% Tổng cộng 86,648 100% 101,898 100% 101,832 100% 106,179 100%
Bảng 2.5 Kết cấu dư nợ của ACB theo khách hàng giai đoạn 2010 – 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB
Nhìn vào bảng kết cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng của ACB, ta thấy đối tượng khách hàng ACB chú trọng là loại hình cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân (chiếm tỷ trọng từ 50% - 60% dư nợ) tiếp đến là đối tượng khách hàng cá nhân (chiếm tỷ trọng từ 30% 40% dư nợ). Tỷ lệ này hầu như được duy trì ổn định qua các năm. Đây là những loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, loại hình doanh nghiệp nhà nước có số lượng doanh
nghiệp ít, hầu như rất khó tiếp cận vì đã các ngân hàng quốc doanh giành thị phần và nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện nay hoạt động kém hiệu quả, nên ACB không ưu tiên tiếp cận cũng như có nhiều dư nợ đối với đối tượng khách hàng này.
2.2.1.2 Tỷ lệ nợ quá hạn của ACB
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Nợ quá hạn (nhóm 2 – 5) 0.57% 1.2% 7.8% 5.8%
Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn của ACB trong giai đoạn 2010 – 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB
Nhìn vào bảng tỷ lệ nợ quá hạn của ACB trong giai đoạn 2010 – 2013, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn tăng mạnh vào năm 2012 và giảm vào năm 2013. Giai đoạn năm 2010 – 2011 tỷ lệ nợ quá hạn thấp (tương đương 0.57% và 1.2%) cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả của ACB trong giai đoạn này. Sang năm 2012, vấp phải các biến động của nền kinh tế nói chung và biến động của ACB vì sự kiện tháng 8/2012 nói riêng, tỷ lệ nợ quá hạn của ACB tăng vọt từ 1.2% vào năm 2011 đến 7.8% vào năm 2012 (tăng tương đương 5.5 lần so với năm 2011), mà chủ yếu là do việc chuyển nợ quá hạn của sáu cơng ty có liên quan đến Nguyễn Đức Kiên và một tổng công ty nhà nước (Công ty vận tải biển Vinalines). Tỷ lệ nợ quá hạn tăng mạnh vào năm 2012 cũng là tình hình chung của tồn hệ thống ngân hàng trong giai đoạn kinh tế. Năm 2013, dưới nỗ lực ổn định tình hình kinh doanh, giảm nợ quá hạn, nợ xấu của toàn bộ nguồn lực từ nhân viên đến cấp quản lý của ACB, nợ quá hạn đã giảm một phần còn 5.8% (giảm tương đương 25% so với năm 2012).
2.2.1.3 Tỷ lệ nợ xấu của ACB
Đơn vị: %
Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ xấu của ACB trong giai đoạn 2010 – 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB
Năm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Nhìn bảng trên ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng dần từ năm 2010 đến năm 2013, từ 0.34% năm 2010 đến tỷ lệ nợ xấu năm 2013 là 3% (tăng tương đương 782% so với năm 2010). Tỷ lệ nợ xấu có tốc độ tăng cao nhất vào năm 2012 với tỷ lệ nợ xấu là 2.46%. Nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng nợ xấu là do sự suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã phá sản làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và ACB nói riêng. Ngồi ra, năm 2012 là một năm đầy thăng trầm và biến động đối với ACB với sự kiện tháng 8/2012 đã làm ảnh hưởng đến uy tín của ACB, dẫn đến ACB khơng tăng trưởng được dư nợ tín dụng trong khi nợ xấu gia tăng, tăng trích lập dự phịng. Những nguyên nhân này làm tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng mạnh vào năm 2012, tuy nhiên tỷ lệ này phản ánh đúng tình hình chất lượng tài sản có của ACB.
Đơn vị:%
Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 – 5) của ACB trong giai đoạn 2010 – 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB
Năm 2013, tuy còn chịu ảnh hưởng của những tài sản kế thừa làm tăng dự phịng phải trích lập, chịu ảnh hưởng của sức ép giảm lãi suất cho vay và tồn đọng của những năm trước làm biên lãi bị suy giảm, nhưng hoạt động kinh doanh của ACB được củng cố và có hiệu quả; các yếu tố tích cực bao gồm thu nhập ngồi lãi tăng rất cao, chi phí hoạt đơng giảm và khống chế được tỷ lệ nợ xấu.
Theo dự báo, tỷ lệ nợ xấu trong 2014 có thể tiếp tục gia tăng vì ảnh hưởng của việc phân loại nợ khắt khe hơn của Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức
0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 3,50% 2010 2011 2012 2013 Nợ xấu (nhóm 3 - 5)
trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi có hiệu lực vào ngày 01/06/2014.
2.2.2 Thực trạng về thực hiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ACB 2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, trước những khó khăn và biến động của kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng, ACB đã có sự hoàn thiện lớn về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro nói chung và cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro nói riêng so với trước năm 2011 để đáp ứng được nhu cầu về quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh doanh ln tăng trưởng an tồn và vững mạnh.
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của ACB trước năm 2011:
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro hiện nay:
Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị
Hội đồng sáng lập Ban kiểm sốt
Ban Tổng Giám đốc Ban Chính sách & Quản lý tín dụng Phịng quản lý rủi ro thị trường Các Khối/ Phòng/ Ban khác
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban Tổng Giám đốc
Khối Quản lý rủi ro
Ủy ban tín dụng Ủy ban rủi ro
Ban tín dụng Hội sở/ Chi nhánh Trung tâm Quản lý nợ Ban kiểm sốt nội bộ Hội đồng tín dụng Ban Chính sách & Quản lý tín dụng Phịng QLRR Thị trường Phịng QLRR Vận Hành
BP Phân tích rủi ro, quản lý danh mục, ạ tầng công cụ & quản lý dự án
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB
Nhìn vào cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của ACB trong giai đoạn trước năm 2011 và trong giai đoạn hiện nay ta có thể thấy có sự thay đổi/ điều chỉnh/ bổ sung thêm nhiều Khối/ Phòng/ Ban vào cơ cấu tổ chức để đáp ứng nhu cầu quản lý rủi ro trong giai đoạn môi trường kinh doanh phức tạp như hiện nay. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của ACB trong giai đoạn hiện nay có thêm Ủy ban quản lý rủi ro, Khối Quản lý rủi ro, Trung tâm Quản lý nợ, Phòng Quản lý rủi ro vận hành, Bộ phận Phân tích danh mục, hạ tầng cơng cụ & quản lý dự án. Việc bổ sung thêm các Khối/Phịng/Ban nêu trên cho thấy sự hồn thiện về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng của ACB hơn so với những năm trước đây.
Hội đồng Quản trị: Trong năm 2013, Hội đồng Quản trị đã họp 9 kỳ, ban hành 61 quyết định liên quan đến tài chính, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động nghiệp vụ, bổ nhiệm và thay thế nhân sự cấp cao của Ngân hàng và công ty con,...Hoạt động của Hội đồng Quản trị được báo cáo định kỳ 6 tháng/lần và cả năm cho cơ quan quản lý nhà nước.
Ủy ban Quản lý rủi ro: Ủy ban Quản lý rủi ro (Ủy ban QLRR) là cơ quan tham mưu
cho Hội đồng Quản trị về các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro, đảm báo Ngân hàng có một khn khổ, các chính sách và quy trình quản lý rủi ro hiệu quả.
Vào tháng 6/2013, Ủy ban QLRR thay đổi tổ chức và hoạt động nhằm tăng cường công tác quản trị và quyền hạn quyết định các hạn mức rủi ro và/hoặc các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro theo ủy quyền của Hội đồng Quản trị. Đến ngày 31/12/2013, Ủy ban QLRR có 7 thành viên. Ủy ban QLRR họp 2 tháng/lần hoặc khi có vấn đề phát sinh để đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro gắn liền với hoạt động điều hành kinh doanh của Ngân hàng.
Trong năm 2013, Ủy ban QLRR đã xem xét và quyết định danh mục các rủi ro trọng yếu trong hoạt động của ACB và thiết lập các hành động ưu tiên nhằm quản lý các rủi ro đó. Trong đó, việc quản lý, thu hồi và xử lý nợ xấu là mục tiêu quan trọng. Trung tâm Quản lý nợ được thành lập vào tháng 9/2013 trên cơ sở hợp nhất các trung tâm thu nợ của Khối Khách hàng cá nhân và Khối Khách hàng doanh nghiệp. Trung tâm này chịu trách
nhiệm quản lý quá trình thu nợ xuyên suốt để nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo sớm rủi ro, quản lý và thu hồi nợ đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng với ACB. Bên cạnh đó, Ủy ban QLRR cũng tăng cường các chương trình hành động quản lý rủi ro vận hành liên quan đến công nghệ thông tin, rủi ro gian lận, hoạt động kinh doanh liên tục và rủi ro pháp lý. Ngoài ra, Ủy ban QLRR là bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện khung quản lý rủi ro, thiết lập khẩu vị rủi ro và mức chịu đựng rủi ro phù hợp với lộ trình mà NHNN Việt Nam đưa ra nhằm tăng cường chức năng quản lý rủi ro trong toàn hệ thống ACB và phù hợp với chuẩn mức quốc tế.
Ủy ban tín dụng (UBTD):
UBTD có chức năng, nhiệm vụ chính là tham mưu cho Hội đồng Quản trị về các vấn đề về xây dựng chiến lược, định hướng phát triển tín dụng; Phê duyệt quy chế, quy định, quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng, tổ chức các cấp phê duyệt tín dụng; Phê duyệt các khoản tín dụng lớn, các khoản tín dụng có rủi ro cao và các khoản cấp tín dụng theo Ủy quyền của Hội đồng Quản trị. UBTD họp hàng ngày trong tuần theo tổ để phê duyệt tín dụng, trong đó có một buổi họp tồn thể của các thành viên UBTD để thông qua các vấn đề liên quan đến chính sách, quy trình, hoặc giới hạn tín dụng.
Trong năm 2013, tình hình kinh tế khó khăn, nhiều khách hàng vay có tình hình tài chính suy giảm làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. UBTD đã điều chỉnh chính sách phát triển tín dụng theo hướng thận trọng hơn, chỉ đạo xây dựng các hạn mức rủi ro, tăng cường giám sát danh mục tín dụng; và thường xuyên chỉ đạo xử lý nợ quá hạn, nợ xấu theo định hướng của ACB và của NHNN.
Năm 2014, khi mà tình hình kinh tế cịn tồn tại nhiều khó khăn, rủi ro tín dụng tiềm ẩn cao, UBTD ngay từ đầu năm đã điều chỉnh chính sách tín dụng theo hướng nâng cao cơng tác giám sát danh mục tín dụng; tập trung quản lý rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu; và điều chỉnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để nâng cao độ tin cậy và tính hiệu quả; phục vụ cho cơng tác xét duyệt tín dụng và phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 có hiệu lực từ ngày 01/06/2014.
Phân cấp ủy quyền phê duyệt tín dụng là Ban tín dụng Hội sở/Ban tín dụng chi nhánh/ Chuyên viên phê duyệt.
Khối Quản lý rủi ro: được thành lập vào tháng 10/2013, có chức năng, nhiệm vụ chính là:
- Xây dựng, triển khai, duy trì Khung quản lý rủi ro phù hợp với Khẩu vị rủi ro, chiến