2.2.1 Khái niệm về BCTC
BCTC là các báo cáo kế tốn cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.
BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế tốn.
BCTC của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm: - Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Bản thuyết minh BCTC.
2.2.2 Nội dung của BCKT và đối tượng sử dụng thông tin từ BCKT về BCTC
2.2.2.1 Nội dung của BCKT:
Hình thức và nội dung của BCKT được quy định tại VSA 700 và ISA 700 với tiêu đề chung theo tiếng việt là “Hình thành ý kiến kiểm tốn và báo cáo kiểm tốn về báo cáo tài chính”. Chuẩn mực kiểm tốn VSA 700 được ban hành kèm theo thơng tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của BTC.
o Hai vấn đề cần lưu ý khi tìm hiểu nội dung của BCKT theo VAS 700 là:
Chuẩn mực này được áp dụng cho cuộc kiểm toán một bộ BCTC đầy đủ cho mục đích
chung. Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam VSA 800 quy định và hướng dẫn những vấn
đề cần lưu ý khi kiểm tốn BCTC cho mục đích đặc biệt. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 805 quy định và hướng dẫn những vấn đề cần lưu ý khi kiểm toán BCTC riêng lẻ hoặc kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của một BCTC.
Vậy, hình thức và nội dung của BCKT mà tác giả trình bày ở đây với phạm vi áp dụng là cuộc kiểm toán BCTC đầy đủ cho mục đích chung nên sẽ mang tính tổng quát cho người đọc về BCKT.
Bên cạnh đó tác giả xin được đề cập thêm chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 705 và VSA 706 quy định và hướng dẫn những ảnh hưởng đến hình thức và nội dung báo cáo kiểm toán khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm tốn khơng phải là ý kiến chấp nhận tồn phần hoặc trình bày thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc đoạn “Vấn đề khác” trong BCKT.
Tóm lại:
Nội dung chủ yếu mà BCKT đem lại là đưa ra ý kiến kiểm tốn về việc BCTC có được lập phù hợp với khn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay khơng. Để đưa ra ý kiến kiểm tốn về BCTC, KTV phải kết luận liệu kiểm toán viên đã đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có cịn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không.
2.2.2.2 Đối tượng sử dụng thơng tin từ BCKT về BCTC:
Có thể thấy thơng tin từ BCKT về BCTC được rất nhiều đối tượng bên ngoài và bên trong quan tâm tới tiêu biểu là các đối tượng sau:
Cơ quan chính phủ: thường quan tâm đến việc báo cáo và những quy định định giá có
tuân thủ luật hay không và đặc biệt quan tâm tới phần thu nhập chịu thuế.
Chủ sở hữu, cổ đông và nhà đầu tư tiềm năng: có xu hướng quan tâm nhất đến lợi
nhuận.
Nhà đầu cơ: quan tâm nhiều hơn đến giá trị cổ phiếu, vì họ ln muốn tái đầu tư thu
nhập của họ.
Người nắm giữ trái phiếu: có xu hướng tìm kiếm các chỉ số về khả năng thanh toán dài
hạn.
Chủ nợ ngắn hạn như ngân hàng: đặc biệt chú ý đến dòng tiền và các chỉ số thanh
Như đã trình bày ở trên, nhà quản lý có thể sử dụng BCTC cho các mục đích dự đốn - các nhà quản lý khác nhau sẽ chú ý đến các chỉ số khác nhau. Người mua có thể quan tâm nhiều đến doanh thu hàng tồn kho. Quá nhiều hàng tồn kho có nghĩa là khơng gian lưu trữ lớn và khả năng hư hỏng cao, ngược lại hàng tồn kho q ít có nghĩa là mất doanh thu bán hàng và mất khách hàng do thiếu hàng. Nhà quản lý tín dụng có thể quan tâm hơn đến doanh thu các khoản phải thu để đánh giá chính sách tín dụng một cách chính xác. Chỉ số doanh thu trên tài sản cố định phản ánh sự sử dụng hiệu quả dòng tiền đầu tư vào nhà máy và các tài sản sản xuất hoặc tài sản vốn khác. Các nhà quản lý cấp cao, cũng như các nhà đầu tư, có xu hướng quan tâm đến các chỉ số lợi nhuận tổng thể như các tiêu chuẩn đánh giá kết quả hoạt động.
Tóm lại:
Đối tượng sử dụng thơng tin từ BCTC rất đa dạng như tất cả điều có một điểm chung đó là hầu hết các đối tượng ln có sự nghi ngờ khi sử dụng BCTC do chính đơn vị lập nên họ có xu hướng sử dụng BCTC đã được kiểm tốn như một sự đảm bảo bởi bên thứ ba với mong muốn thông tin nhận được từ BCTC sẽ phản ánh trung thật và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị được kiểm tốn.
2.3 Thơng tin hữu ích trên BCKT về BCTC
Nội dung mục này tác giả muốn đề cập tới ý nghĩa của thơng tin hữu ích có vai trò quan trọng đến người sử dụng như thế nào. Trong thị trường kinh tế mở như ngày nay, ta có thể thu nhận rất nhiều nguồn thơng tin khác nhau nhưng chỉ có những thơng tin thật sự hữu ích mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho người dùng. Nguồn thơng tin nói chung khơng mang lại sự hữu ích cho người sử dụng mà nó cần phải qua giai đoạn xử lý, chọn lọc để có được những thơng tin hữu ích. Vậy, thơng tin hữu ích là thơng tin được quan tậm, mang độ tin cậy và dễ dàng sử dụng để đem lại lợi ích.
Thơng tin hữu ích phải mang một số tính chất đặc trưng sau:
o Tính thích hợp: có nhiều loại thơng tin khác nhau nhưng thơng tin phải mang tính chất thích hợp với mục đích sử dụng thì nói mới thật sự hữu ích
o Tính tin cậy: đây là tính chất quan trọng nhất khi sử dụng thơng tin. Vì thơng tin khơng mang độ tin cậy cao thì sẽ ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng và họ sẽ đưa ra các quyết định sai khi dựa vào thông tin mang độ tin cậy thấp.
o Tính kịp thời: thơng tin mang tính chất kịp thời tức là thơng tin phải đến được với người sử dụng trước khi nó mất tác dụng.
o Tính đầy đủ: thơng tin khơng những phải đảm bảo được chất lượng mà còn cần phải đảm bảo được sự đầy đủ về số lượng. Vì nếu thơng tin cung cấp khơng đầy đủ thì chưa đủ cơ sở để mà thực hiện được quyết định.
o Tính có thể hiểu: là khả năng tiếp nhận thông tin của người sử dụng, thơng tin cần trình bày phù hợp với nhu cầu sử dụng, phù hợp với trình độ và khả năng của người dung
Như vậy, BCKT về BCTC của các cơng ty niêm yết đã góp phần tích cực giúp gia tăng những thơng tin hữu ích cho người sử dụng. Nó mạng lại sự đảm bảo thơng tin tài chính cho người sử dụng và bên cạnh đó nhằm hạn chế các rủi ro tiềm tang mà người dung khơng thể đốn trước được. BCKT về BCTC hầu hết đem lại được các tính chất về chất lượng thơng tin như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, BCKT thật sự có chất lượng tốt cịn phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố khác như mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích giữa các bên (nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp và công ty KTĐL).
2.4 Cơ sở pháp lý xây dựng dịch vụ KTĐL
Dịch vụ KTĐL đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tại Việt Nam khi Quốc hội ban hành Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29 tháng 03 năm 2011. Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động KTĐL; quyền, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán.
Hệ thống các văn bản pháp quy ảnh hưởng tới dịch vụ KTĐL của các Công ty cung cấp dịch vụ và các KTV hành nghề kiểm toán như sau:
Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 03 năm 2011;
Nghị định số 17/2012/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 03 năm 2012 - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KTĐL;
Nghị định số 105/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 09 năm 2013 - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế tốn, KTĐL;
Thơng tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC do Bộ tư pháp bạn hành ngày 26 tháng 6 năm 2013 - Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế tốn và chứng khốn;
Thơng tư số 44/2011/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2011 - Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi;
Thông tư số 39/2011/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2011- Quy định về kiểm tốn độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi;
Thơng tư số 129/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 09 tháng 8 năm 2012 - Quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán;
Thơng tư số 150 /2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 12 tháng 9 năm 2012 - Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm tốn
Thơng tư số 202/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2012 - Hướng dẫn về đăng ký, quản lý và cơng khai danh sách kiểm tốn viên hành nghề kiểm toán;
Thơng tư số 203/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2012 - Về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm tốn;
Thơng tư số 78/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 07 tháng 6 năm 2013 - Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ kiểm tốn và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm tốn;
Thơng tư số 183/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 04 tháng 12 năm 2013 - Về kiểm tốn độc lập đối với đơn vị có lợi ích cơng chúng.
Có thể thấy những quy định pháp quy về dịch vụ KTĐL được các cơ quan chức năng ban hành cịn khá mới mẻ. Tính tới thời điểm hiện tại khi tác giả viết luận văn này thì Luật kiểm tốn độc lập mới có hiệu lực trong khoản 4 năm trở lại đây. Do đó, việc xây dựng cơ sở pháp lý cho KTĐL sẽ còn phát triển chặt chẽ hơn trong tương lai.
2.4 Ảnh hưởng của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đến thông tin trên BCKT về BCTC
2.4.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Về hệ thống KTĐL của Việt Nam ra đời rất chậm so với quốc tế. Nếu như thế giới đã có Hệ thống kiểm tốn từ hơn 100 năm thì Việt Nam mới có từ năm 1991, khởi đầu bằng việc BTC quyết định thành lập 2 cơng ty dịch vụ kế tốn và dịch vụ kiểm toán đầu tiên vào ngày 13/5/1991, đó là Cơng ty kiểm tốn Việt Nam (VACO) nay là Deloitte Việt Nam và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế tốn và kiểm tốn AASC. Đến nay Hệ thống kiểm toán độc lập của Việt Nam mới phát triển được 23 năm.
Tiếp theo ngày 11/7/1994, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 70/CP thành lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước, là hệ thống kiểm toán thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, thực hiện kiểm tra, kiểm toán các đơn vị sử dụng và quản lý ngân sách Nhà nước và tài sản Nhà nước.
Hệ thống kiểm toán nội bộ ra đời muộn nhất, vào ngày 28/10/1997 bằng việc BTC ban hành Quyết định số 832 TC/QĐ/CĐKT, ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ, là tổ chức kiểm toán của các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty có quy mơ lớn, phạm vi hoạt động rộng hoặc hoạt động phức tạp cần có bộ phận kiểm tốn nội bộ giúp người đứng đầu tổ chức kiểm tra xác nhận chất lượng thơng tin kinh tế, tài chính nội bộ đơn vị, tập đoàn.
2.4.2 Nội dung đổi mới của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng cho năm 2014
Ngày 06/12/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 214/2012/TT-BTC về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong q trình cung cấp dịch vụ KTĐL.
Theo đó, đối với các cuộc kiểm tốn báo cáo tài chính và các cơng việc kiểm tốn khác được thực hiện trước ngày 01/01/2014 mà đến ngày 01/01/2014 trở đi mới phát hành báo cáo kiểm tốn thì phải áp dụng hệ thống chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam ban hành theo Thông tư này.
Các chuẩn mực kiểm toán số 1000 “Kiểm toán báo cáo quyết tốn vốn đầu tư hồn thành”, Chuẩn mực kiểm toán số 930 “Dịch vụ tổng hợp thơng tin tài chính” ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm tốn số 910 “Cơng tác sốt xét báo cáo tài chính”, Chuẩn mực kiểm tốn số 920 “Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước” ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi có chuẩn mực mới thay thế.
Nội dung chính trong việc đổi mới Hệ thống chuẩn mực kiểm toán như sau:
Việc đổi mới Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam là bước đi phù hợp sau gần 10 năm ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán đầu tiên, phù hợp với những đổi mới về kinh tế thị trường ở Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hệ thống chuẩn mực kiểm tốn lần này đánh dấu vai trị của tổ chức nghề nghiệp trong quá trình soạn thảo chuẩn mực, tạo tiền đề cho sự đổi mới trong ban hành các văn bản pháp lí về kế tốn và kiểm toán.
Hệ thống chuẩn mực kiểm tốn mới có những thay đổi căn bản về phương pháp luận kiểm tốn mà ở đó nhấn mạnh đến đánh giá rủi ro trên cơ sở xét đoán của KTV; các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp; hồ sơ kiểm toán; báo cáo kiểm toán và ý kiến của kiểm tốn viên. Những thay đổi này khơng chỉ tác động đến các cơng ty kiểm tốn trong q trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm tốn mà cịn đối với các doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo báo cáo tài chính.
Theo đó VACPA cũng nhất trí cao về vai trị của việc tun truyền, đào tạo và tổ chức thực hành kiểm toán theo hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới ở các trường đại học. Đây là tiền đề cơ bản để xây dựng lực lượng kiểm toán viên được đào tạo căn bản, chuyên nghiệp,thích ứng với những thay đổi trong điều kiện hội nhập sâu rộng như hiện nay.