Đối với Bộ Tài Chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo kiểm toán của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 72 - 75)

5.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin trên BCKT về BCTC của các công ty niêm

5.2.1 Đối với Bộ Tài Chính

Trong vừa thời gian qua, BTC luôn quan tâm đến việc hướng dẫn thực hiện các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực kế tốn kiểm tốn mà có thể thấy rõ nhất là việc ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán mới áp dụng kể từ năm 2014. Điều này cho thấy sự tích cực trong việc đổi mới các quy định để phù hợp thông lệ quốc tế, bên cạnh đó BTC cần tiến hành xem xét sự nhất quán trong quá trình hướng dẫn thực hiện phải phù hợp với các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ ở Việt Nam. Hơn thế nữa, việc hướng đến sự hội tụ với quốc tế là một vấn đề không thể không thực hiện, đặc biệt là hệ thống ISA là một bộ chuẩn mực được đánh giá là chất lượng cao nhất hiện nay. Do đó, BTC cần tiến hành:

- Thường xuyên các thay đổi trên thế giới, đánh giá và cân nhắc có thể tiếp thu ở Việt Nam để tăng cường chất lượng thông tin trên BCKT về BCTC. Bên cạnh đó xem xét các thay đổi của ISA, tham khảo CMKiT các nước, xem xét tính phù hợp với điều kiện ở Việt Nam . Sau đó chọn lọc những cái hay trong sự thay đổi để cân nhắc có thể tiếp thu hay không, không nên cứng nhắc hội tụ hoặc ngại thay đổi. Trước khi hội tụ cần tham khảo những nghiên cứu thực nghiệm có liên quan để có thể dự báo, phán đốn được những thay đổi xảy ra khi áp dụng các quy định mới.

- Xem xét lại các quy định pháp lý hiện tại có liên quan tới hoạt động kiểm tốn độc lập để phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót so với chuẩn mực kiểm tốn quốc tế. Để có thể đánh giá được những sự khác biệt giữa Việt Nam và quốc tế cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán kiểm toán giúp cho có những nhận định đúng khi lựa chọn các điểm mới hội nhập vào Việt Nam.

- Tiếp theo ta xem xét nội dung “ý kiến kiểm toán” trên BCKT truyền đạt thông tin về mức độ đảm bảo mà cuộc kiểm toán cung cấp. Đa số người sử dụng cũng hiểu rõ là kiểm tốn chỉ mục đích cung cấp sự đảm bảo hợp lý chứ khơng phải tuyệt đối về BCTC của đơn vị được kiểm toán. Ý kiến mà KTV cho ra chỉ đảm bảo BCTC khơng cịn sai sót trọng yếu chứ khơng đảm bảo sự chính xác hồn tồn của BCTC. Tuy nhiên, ít có ai hiểu rõ được rằng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán được đo lường và dựa trên cơ sở nào để xác định. Vậy từ sai sót trọng yếu được hiểu như thế nào, sai sót được xem xét ở từng khoản mục riêng lẻ của BCTC hay phải tổng hợp tất cả sai sót lại để so sánh với mức trọng yếu mà KTV dựa vào đó. Có thể thấy trong suốt cuộc kiểm tốn, KTV áp dụng mức trọng yếu từ lúc lập kế hoạch kiểm toán cho tới khi thực hiện cuộc kiểm tốn và đánh giá sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm tốn dựa vào mức trọng yếu. Như vậy, việc hình thành ý kiến của KTV trên BCKT cũng căn cứ dựa trên các sai sót trọng yếu để đưa ra ý kiến của họ. Khi xem xét BCKT của các doanh nghiệp cơng bố, khơng ít nhà đầu tư cảm thấy băn khoăn khi thấy nội dung khá sơ lược, chung chung, nhất là cụm từ “BCTC không chứa đựng các sai sót trọng yếu”. Sai sót như thế nào thì được xem là trọng yếu. Thế nào là trọng yếu thì khơng có tiêu chí xác định cụ thể. Để giải quyết bất cập này tác giả nhận thấy cần giải thích về mức trọng yếu thực tế mà KTV đã dựa vào trên BCKT để người đọc có cơ sở

định lượng được các rủi ro có thể phát sinh mà KTV cho là khơng trọng yếu và xem xét có ảnh hưởng đến quyết định của mình hay khơng. Cụ thể là mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC là bao nhiêu, tiêu chí xác định là gì.

- BCKT được trình bày theo hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm tốn, có thể nói BCKT được trình bày khá đơn giản và ít thơng tin. Các nhà đầu tư nhận được ít thơng tin từ các KTV để có thể đánh giá, phân biệt giữa các công ty với nhau. Các chủ đề chính của BCKT thì đang sử dụng những từ tiêu chuẩn như “đảm bảo hợp lý”, “sai lệch trọng yếu” và “trình bày hợp lý”. Thực tế những người sử dụng BCKT có thể khơng hiểu được hết hàm ý của những từ này. Tác giả nhận thấy cần xem xét đến yêu cầu giải thích ngắn gọn về nội dung của quy trình kiểm tốn và các hạn chế liên quan đến quy trình này như tính trọng yếu, kỹ thuật chọn mẫu và thực hiện thử nghiệm.

- Về những giới hạn trách nhiệm của KTV được nêu trên BCKT có thể thấy trách nhiệm của KTV quá rộng, vượt qua khỏi những gì thuộc về trách nhiệm của KTV đối với đơn vị được kiểm tốn. Trách nhiệm của KTV có thể nêu trên BCKT về cơng việc kiểm tốn BCTC nhưng sẽ không cho ý kiến về khả năng quản lý của Ban giám đốc, hay ý kiến về đầu tư vào đơn vị có tốt hay khơng hoặc là có đạt được các mục tiêu chiến lược hay khơng. Đối với các khu vực ước tính trọng yếu trên BCTC mang tính xét đốn của KTV cũng nên thể hiện rõ trên BCKT. Đối với các từ ngữ mang tính tiêu chuẩn chun mơn trên BCKT như “đảm bảo hợp lý” cũng cần giải thích thêm để người đọc nhận thức được tốt hơn thơng tin được trình bày.

- Đối với cụm từ “trung thực và hợp lý”, W. Smieliauskas, R. Craig, và J. Amernic (2008) đề nghị BCKT cần được sửa đổi để thay thế các từ “trung thực và hợp lý” bằng “rủi ro sai sót trọng yếu có thể chấp nhận được”. Tác giả cũng đánh giá cao quan điểm này và đề xuất thay thế. Với việc thay thế cụm từ sẽ thể hiện rõ hơn mục tiêu truyền đạt của KTV là kiểm toán dựa trên rủi ro và trọng yếu. Nó cũng thống nhất với thuật ngữ KTV dùng trong các kết luận khi KTV thực hiện thủ tục kiểm tốn của mình.

- Phối hợp với Hội nghề nghiệp kiểm toán tăng cường hoạt động kiểm soát chất lượng KTĐL: Số lượng các cơng ty kiểm tốn ở Việt Nam ngày một tăng nhanh, việc tăng cường hoạt động kiểm tra, KSCL từ bên ngoài là hết sức cần thiết và quan trọng để đảm bảo là tất

cả các KTV phải đạt được tiêu chuẩn nghề nghiệp và duy trì năng lực ở mức cao khi cung cấp dịch vụ kiểm toán. Việc tăng cường hoạt động KSCL sẽ giúp đảm bảo việc tuân thủ các chuẩn mực nghể nghiệp của các KTV trong cơng ty kiểm tốn, gia tăng độ tin cậy về nghề nghiệp, thúc đẩy hoạt động đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn của các cơng ty kiểm tốn, góp phần tổ chức tốt các cơng ty kiểm tốn và hồn thiện tốt các phương pháp làm việc. Từ đó sẽ góp phần đảm bảo tính khách quan của KTV trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán và đảm bảo năng lực của KTV trong việc nhận diện rủi ro, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro để diễn giải thông tin trên BCKT làm tăng thơng tin hữu ích cho người sử dụng BCKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo kiểm toán của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)