2.4 Ảnh hưởng của chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam đến thơng tin trên BCKT về BCTC
2.4.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Về hệ thống KTĐL của Việt Nam ra đời rất chậm so với quốc tế. Nếu như thế giới đã có Hệ thống kiểm tốn từ hơn 100 năm thì Việt Nam mới có từ năm 1991, khởi đầu bằng việc BTC quyết định thành lập 2 cơng ty dịch vụ kế tốn và dịch vụ kiểm toán đầu tiên vào ngày 13/5/1991, đó là Cơng ty kiểm tốn Việt Nam (VACO) nay là Deloitte Việt Nam và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế tốn và kiểm tốn AASC. Đến nay Hệ thống kiểm toán độc lập của Việt Nam mới phát triển được 23 năm.
Tiếp theo ngày 11/7/1994, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 70/CP thành lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước, là hệ thống kiểm toán thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, thực hiện kiểm tra, kiểm toán các đơn vị sử dụng và quản lý ngân sách Nhà nước và tài sản Nhà nước.
Hệ thống kiểm toán nội bộ ra đời muộn nhất, vào ngày 28/10/1997 bằng việc BTC ban hành Quyết định số 832 TC/QĐ/CĐKT, ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ, là tổ chức kiểm toán của các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty có quy mơ lớn, phạm vi hoạt động rộng hoặc hoạt động phức tạp cần có bộ phận kiểm toán nội bộ giúp người đứng đầu tổ chức kiểm tra xác nhận chất lượng thơng tin kinh tế, tài chính nội bộ đơn vị, tập đồn.
2.4.2 Nội dung đổi mới của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng cho năm 2014
Ngày 06/12/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 214/2012/TT-BTC về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong q trình cung cấp dịch vụ KTĐL.
Theo đó, đối với các cuộc kiểm tốn báo cáo tài chính và các cơng việc kiểm tốn khác được thực hiện trước ngày 01/01/2014 mà đến ngày 01/01/2014 trở đi mới phát hành báo cáo kiểm tốn thì phải áp dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành theo Thông tư này.
Các chuẩn mực kiểm toán số 1000 “Kiểm toán báo cáo quyết tốn vốn đầu tư hồn thành”, Chuẩn mực kiểm toán số 930 “Dịch vụ tổng hợp thơng tin tài chính” ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm tốn số 910 “Cơng tác sốt xét báo cáo tài chính”, Chuẩn mực kiểm tốn số 920 “Kiểm tra thơng tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước” ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi có chuẩn mực mới thay thế.
Nội dung chính trong việc đổi mới Hệ thống chuẩn mực kiểm toán như sau:
Việc đổi mới Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam là bước đi phù hợp sau gần 10 năm ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán đầu tiên, phù hợp với những đổi mới về kinh tế thị trường ở Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hệ thống chuẩn mực kiểm tốn lần này đánh dấu vai trị của tổ chức nghề nghiệp trong quá trình soạn thảo chuẩn mực, tạo tiền đề cho sự đổi mới trong ban hành các văn bản pháp lí về kế tốn và kiểm toán.
Hệ thống chuẩn mực kiểm tốn mới có những thay đổi căn bản về phương pháp luận kiểm tốn mà ở đó nhấn mạnh đến đánh giá rủi ro trên cơ sở xét đoán của KTV; các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp; hồ sơ kiểm toán; báo cáo kiểm toán và ý kiến của kiểm tốn viên. Những thay đổi này khơng chỉ tác động đến các cơng ty kiểm tốn trong q trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm tốn mà cịn đối với các doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo báo cáo tài chính.
Theo đó VACPA cũng nhất trí cao về vai trị của việc tun truyền, đào tạo và tổ chức thực hành kiểm toán theo hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới ở các trường đại học. Đây là tiền đề cơ bản để xây dựng lực lượng kiểm toán viên được đào tạo căn bản, chuyên nghiệp,thích ứng với những thay đổi trong điều kiện hội nhập sâu rộng như hiện nay.