Chỉ tiêu xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an (Trang 39 - 48)

Trình độ kỹ thuật của người trồng thanh long ở Long An

Quy trình trồng thanh long dân Long An khá đơn giản, nhưng để trồng được trái thanh long đạt chuẩn đủ điều kiện để xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, châu Âu và nhật Bản địi hỏi người nơng dân phải có một quy trình chăm sóc, theo dõi và ghi chép cận thận theo yêu cầu của tiêu chuẩn VietGap và xa hơn nữa là tiêu chuẩn GlobalGap, tuy nhiên hiện tại để đảm bảo tính bền vững trong họat động sản xuất và tạo tiền đề cho công tác xuất khẩu bền vững, việc chuyển từ trồng thanh long theo cách truyền thống sang trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap hay GlobalGap của người dân vẫn còn thấp, bảng 2.5 cho thấy một số lý do khiến người nông dân chưa mạnh dạn trong việc trồng theo tiêu chuẩn hiện đại

Bảng 2.5. Lý do người nông dân vẫn đang áp dụng phương pháp truyền thống

Ý kiến Số hộ N ( mẫu) Tỷ lệ Tôi thấy VietGap phức tạp và tốn nhiều thời gian 70 110 64% Phí tái cấp chứng nhận VietGap quá cao 105 110 95% Giá bán của thanh long VietGap và truyền thống

không mấy khác biệt. 110 110 100% Tơi có nghe đến phương pháp VietGap nhưng

không hiểu rõ. 5 110 5% Tôi chưa biết về phương pháp VietGap 1 110 1%

Nguồn: khảo sát từ tác giả.

Kết quả khảo sát vẫn còn 6 hộ trồng thanh long trong mẫu chiếm 6% chưa biết hoặc chưa nắm rõ phương pháp trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap là gì. Hầu hết phương thức canh tác của người nông dân đều dựa vào kinh nghiệm của mình hoặc truyền miệng từ những người xung quanh, chưa có sự cập nhật kịp thời. Mặc dù có các buổi tập huấn, tuyên truyền hướng dẫn về phương thức trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, tuy nhiên nhiên nhiều địa phương vẫn đặt nặng hình thức, nới lỏng các khâu tổ chức, thanh tra, cấp chứng nhận còn chưa hiệu quả.

Hơn nữa, do hạn chế về trình độ, cũng như chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap hướng đến xuất khẩu lâu bền khi mà việc đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trở nên cần thiết. Có đến 64% số hộ được khảo sát cho rằng việc trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap thì tốn nhiều thời gian và phức tạp (xem bảng 2.5). Theo tìm hiều của chúng tơi khó khăn lớn nhất của người nông dân khi áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap đó là việc ghi chép nhật ký đồng ruộng. Theo Quyết định số 179/2008/QĐ-SNN ngày 4 tháng 6 năm 2008 Của Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Thuận “Tổ chức và cá nhân sản xuất Thanh Long theo tiêu chuẩn VietGAP đều phải thực hiện đầy đủ quy trình đăng ký, ghi chép và lưu giữ các loại hồ sơ, nhật ký theo quy định về quản lý các yếu tố về mơi trường, tiến trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Các loại hồ sơ được lưu giữ tại cơ sở sản xuất ít nhất là hai năm hoặc lâu hơn tùy theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý. Đặc biệt khoảng 95% các hộ được khảo sát cho rằng phí tái cấp chứng nhận quá cao (khoảng 40 triệu/ đơn vị trồng thanh long). Do diện tích trồng thanh long manh múng, nhỏ lẻ thiếu huy hoạch nên việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap tiết kiệm được chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên lại phát sinh những khoản phí khác như nhân lực, thời gian và phí tái cấp chứng nhận.

Sản phẩm thanh long xuất bán phải ghi rõ vị trí, mã số của lơ sản xuất. Các lơ hàng hóa phải ghi rõ nơi sản xuất, thời gian cung cấp và nơi nhận. Bao bì chứa sản phẩm phải có nhãn mác để thuận tiện cho việc truy nguyên nguồn gốc khi cần thiết

Khi phát hiện khẳng định hoặc nghi ngờ sản phẩm bị ô nhiễm đều phải tiến hành cách ly lô sản phẩm đó và ngưng ngay việc phân phối. Nếu đã phân phối phải thông báo ngay cho người tiêu dùng. Đồng thời, báo cáo cơ quan chức năng để tiến hành điều tra nguyên nhân, cách xử lý và các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm.

Trước những quy định chặt chẽ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và người lao động tham gia trong q trình trồng thanh long, có thể thấy chúng ta sẽ hạn chế được rất nhiều lượng chất hóa học, thuốc trừ sâu gây hại cho mơi trường đất, nước, khơng khí. Ngồi ra việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng nơng sản. Bên cạnh đó người dân Long An đã sử dụng một loại phân hữu cơ đặt biệt làm từ cành và phế phẩm của thanh long. Trước đây sau khi cắt tỉa cành, phế phẩm từ thanh long chất đống khơng biết làm gì, bốc mùi và gây ô nhiễm cho môi trường. Bây giờ người người nông dân trồng thanh long sau khi tỉa cành, họ chặt khúc ngắn từ 3 - 5 cm sau đó trộn với loại chế phẩm Biofert UPC hoặc Biofert M (3 lít/tấn), giữ độ ẩm 50 - 55% rồi ủ đống 3 - 4 ngày,

đảo trộn đều và ủ tiếp từ 5 - 7 ngày là có thể sử dụng để bón cây . Khác cách ủ phân hữu cơ truyền thống, với quy trình này, người dân có thể ủ hoai nhanh phân chuồng, phân xanh ở quy mơ hộ gia đình, khử mùi hơi của phân, ức chế vi sinh vật gây bệnh cho người, động vật và cây trồng. Lợi thế của phương pháp này là tận dụng được nhiều phế, phụ liệu trong nông nghiệp như vỏ trấu, lúa lép, vỏ hạt điều, rơm rạ... để chế biến thành phân hữu cơ sinh học, giúp đất trồng màu mỡ và không gây hại đến môi trường sống.

Phương thức giao dịch trong mua bán thanh long

Thông thường thỏa thuận miệng được ứng dụng giữa nông dân và thương lái cho các phương thức buôn bán sau:

Định giá cho mỗi vườn – Bán mão

Trước khi trái chín, thương lái định giá cho một vườn. Giá cả vẫn không thay đổi ngay cả khi giá cả thị trường dao động. Tùy thuộc vào thỏa thuận mà nơng dân hoặc chính thương lái sẽ đảm trách phần thu hoạch.

Khi trái chín, thương lái và nơng dân ước chừng số lượng, kích cỡ trái, theo công thức:

Sản lượng ước chừng = (Số lượng trái ước chừng ) X (Độ nặng trung bình của trái)

Phương pháp này thường được ứng dụng cho những vườn thanh long lớn. Trong một vài trường hợp, thương lái trả giá cao hơn một chút để trái cây được giữ chín trên cây trong vài ngày chờ cho kích cỡ của trái to hơn hoặc chờ đợi giá cả thị trường tăng lên rồi mới bán.

Ưu , nhược điểm của phương pháp này:

- Ưu điểm: Ở hình thức này khơng có sự cân đo sau thu hoạch, mua bán bằng tiền mặt. Giá cả thỏa thuận, được ước tính bởi nơng dân và thương lái.

- Nhược điểm: Thông thường trong trường hợp này giá luôn rẻ hơn so với bán chọn, khi rủi ro giá thanh long xuống quá thấp thương lái có thể bỏ luôn không mua.

Mua bán trong ngày- Bán chọn

Khi thương lái mua trong ngày, họ thường chỉ chọn mua những quả chín để cắt trong ngày (nhiều khi không kể chất lượng). Trong trường hợp này giá cả cao hơn. Thông thường thương lái tự thu hoạch, cân đo sau khi thu hoạch và thanh toán bằng tiền mặt. Giá cả là giá bán trong ngày.

Ưu , nhược điểm của phương pháp này:

- Ưu điểm: là phương thức giao dịch chủ yếu vì nó nhanh chóng và tiện lợi - Nhược điểm: thường thương lái chỉ chọn mua những trái đạt chất lượng và thường người nơng dân bị ép giá hoặc thiệt thịi bằng những yêu cầu về chất lượng trái do thương lái đưa ra.

Những thỏa thuận dài hạn

Chỉ áp dụng cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu cam kết mua từ nơng dân với giá chợ (có trường hợp họ đầu tư cho nơng dân trồng). Để đạt được chất lượng cao thông thường thương lái chọn ra một số nông nông dân và trồng theo phương pháp canh tác của họ Trên thực tế, thương lái chọn ra những quả có chất lượng tốt để mua với giá cao và nơng dân phải bán ra chợ những quả có chất lượng xấu hơn và đương nhiên với giá rẻ hơn. Hình thức này chiếm khoảng 4 % tổng sản lượng ở Long An. Thanh toán bằng tiền mặt và cũng chỉ được thỏa thuận miệng.

Ưu , nhược điểm của phương pháp này:

- Ưu điểm: giá cao, thanh tốn tiền mặt và có khi người nơng dân được ứng trước một số tiền

- Nhược điểm: người nông dân phải trồng theo phương pháp của nhà sản xuất và rủi ro về giá khi chênh lệch giá trên thị trường.

Rủi ro từ các phương thức giao dịch:

Các công ty xuất khẩu chưa xây dựng những vùng nguyên liệu cho mình mà chủ yếu thu mua thông qua trung gian. Theo kết quả khảo sát, có 55% số nhà vườn có ký hợp đồng với thương lái và chủ vựa nhưng chủ yếu là hợp đồng miệng và có thời gian hiệu lực trong thời gian ngắn. Trước khi thanh long thu hoạch khoảng 5-7 ngày, thương lái đi qua và đàm phán giá cả sau đó đặt cọc tiền mua. Do tính pháp lý khơng chặt chẽ nên có nhiều khi nhà vườn tự phá vỡ hợp đồng và có nhiều khi người mua tự phá vỡ hợp đồng nhưng khơng có bên nào đứng ra giải quyết. Gần

đây với sự phát triển thanh long ở Long An cũng có khá nhiều thương lái hơn, kể cả những thương lái ngoài tỉnh. Sự phát triển này tác động tích cực với nhà vườn, có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, việc làm ăn với những thương lái mới có thể sẽ mang lại những rủi ro hơn. Khơng ít hộ đã bị những thương lái kéo dài nợ.

Chính những rủi ro trong các phưong thức giao dịch mua bán trên làm tăng nguy cơ thiệt hại về mặt kinh tế cho người trồng thanh long, nếu xét về khía cạnh kinh tế trong hoạt động sản xuất bền vững thì tính bền vững về mặt kinh tế chưa đảm bảo, thiếu tính ổn định lâu dài và chưa tạo được mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa người mua, người bán trong chuỗi giao dịch này.

Chuỗi cung ứng thanh long:

Hình 2.1. Chuỗi cung ứng thanh long ở tỉnh Long An:

Nguồn: Kết quả khảo sát thị trường của nhóm Viện CAQ miền Nam , 2012 Nhà vườn

trồng

4,4%

Vựa/cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu Hợp tác xã

Thương lái thu gom địa

phương

Công ty/

đơn vị

Vựa phân phối (trong và ngoài tỉnh) Xuất khẩu Tiêu dùng 87% 8,6% 4,4% 8,5% 78,5% 22,5% 22,5% 64,6% 77,5% Người bán lẻ (trong và ngoài tỉnh) 22,5%

Hiện nay, thanh long được tiêu thụ ở cả hai thị trường nội địa và xuất khẩu dưới dạng ăn tươi, chưa có các sản phẩm chế biến từ thanh long được thương mại hóa. Trong đó thanh long xuất khẩu chiếm 77,5% tổng sản lượng thanh long, còn lại là tiêu dùng trong nước chiếm 22.5%.

Các tác nhân chính tham gia trong chuỗi cung ứng bao gồm: Nhà vườn trồng thanh long, thương lái thu gom địa phương, hợp tác xã, vựa/ cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu, vựa phân phối (trong và ngoài tỉnh), người bán lẻ (trong và ngồi tỉnh), cơng ty/đơn vị xuất khẩu.

Hiện có 2 kênh chủ yếu tiêu thụ thanh long là: kênh xuất khẩu (chiếm 77,5% tổng sản lượng cung ứng) và kênh tiêu thụ nội địa (chiếm 22,5% tổng sản lượng cung ứng).

Kênh xuất khẩu:

Các kênh trung gian tiêu thụ thanh long từ nhà vườn đến xuất khẩu

Nhà vườn thương lái thu gom địa phương  Vựa/ cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu Công ty/ đơn vị xuất khẩu  xuất khẩu.

Đây là kênh tiêu thụ phổ biến ở khu vực Đồng Bằng Sơng Cửu Long nói chung và tỉnh Long An nói riêng (chiếm 87%). Kênh này có ưu điểm là có thể huy động được lượng hàng đủ lớn trong thời gian ngắn đề cung ứng cho thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm thì khơng kiểm sốt được, ảnh hưởng tiêu cực đến giá và thương hiệu của trái thanh long trên thị trường thế giới. Đồng thời kênh tiêu thụ này thường hướng đến thị trường xuất khẩu là Trung Quốc, do đặc điểm của thị trường này không yêu cầu phải đáp ứng được tiêu chuẩn GAP, khơng kiểm sốt khắc khe vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nên các thương lái khi thu mua thường đánh đồng các sản phẩm trồng theo tiêu chuẩn GAP và phương pháp truyền thống, làm cho thanh long trồng theo tiêu chuẩn GAP khơng có giá trị vượt trội hơn so với phương pháp truyền thống. Người dân khơng cảm nhận được lợi ích từ việc trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nên dần từ bỏ, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển và định hướng trồng thanh long hữu cơ của tỉnh.

Nhà vườn  Hợp tác xã Công ty/ đơn vị xuất khẩu  Xuất khẩu

Đây là kênh tiêu thụ hiệu quả nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong 3 kênh tiêu thụ khoảng 4.4%.Thị trường tiêu thụ của kênh này thường là các thị trường khó tính, kiểm sốt chặt chẽ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, như thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Đây được xem như mơ hình trồng thanh long theo tiêu

chuẩn VietGAP thu nhỏ. Hợp tác xã tiên hành liên kết với các công ty/ đơn vị xuất khẩu đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm trồng theo tiêu chuẩn GAP để xuất khẩu. Tuy nhiên mơ hình này lại khơng phổ biến. Hiện nay ở Long An chỉ có một hợp tác xã duy nhất đó la hợp tác xã Tầm Vu, với thương hiệu thanh long tầm vu được văn phòng sáng chế và nhãn hiệu của Mỹ cấp giấy chứng nhận độc quyển khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ vào tháng 4 năm 2014. Để phát triển bền vững thanh long chú trọng đến xuất khẩu cần thiết phải nhân rộng mơ hình này.

Nhà vườn  Vựa/ cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu Cơng ty/ đơn vị xuất khẩu  xuất khẩu.

Kênh tiêu thụ này chiếm 8.6%, mặc dù đây được xem là kênh tiêu thụ bền vững và hiệu quả. Điểm đặc biệt của kênh này là có sự liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu và nhà vườn. Thị trường tiêu thụ của kênh này phần lớn cũng là các thị trường xuất khẩu tiềm năng, kiểm soát về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ. Các doanh nghiệp hỗ trợ các hộ trồng thanh long theo tiêu chuẩn GAP và cam kết đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch, mức giá thu mua thường cao hơn so với giá thương lái thu mua. Tuy nhiên, mơ hình này khơng phổ biến.

Lao động

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn chiếm tỷ lệ lao động cao nhất, tuy nhiên, thời gian gần đây, xu hướng lao động trong ngành tìm kiếm việc làm tại các lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng tăng. Lao động trong lĩnh vực này dẫn già hóa. Chênh lệch giữa thu nhập trong ngành nông nghiệp với những ngành khác khiến cho lực lượng trẻ có xu hướng tìm việc khác ngồi ngành. Lao động trong ngành nông nghiệp ở Long An cũng không ngoại lệ. Bằng chứng là có đến gần 50% số hộ trồng thanh long cho biết là họ thiếu hoặc khó khăn trong việc tìm người thu hoạch thanh long vào những lúc cao điểm.

Hầu hết các quá trình trồng thanh long hiện nay đều chưa được cơ giới hóa, vì vậy nếu quan tâm đúng mức thu hút lao động trong việc sản xuất thanh long sẽ giải quyết được một số lượng không nhỏ việc làm cho người dân.

Chính những hạn chế trên làm cho tính bền vững về mặt xã hội trong sản xuất chưa được đảm bảo, chưa có tính ổn định lâu dài.

Nguồn: khảo sát của tác giả (xem phụ lục thống kê bảng 2.6)

Biểu đồ 2.5. Anh chị có thiếu người thu hoạch thanh long vào mùa thu hoạch khơng

Hỗ trợ từ doanh nghiệp và chính quyền địa phương

Nguồn: khảo sát của tác giả (Xem phụ lục thống kê 2.7)

Biểu đồ 2.6. Nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất thanh long ở Long An

Kết quả từ khảo sát cho thấy việc mở rộng sản xuất của người dân chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có chiếm 53%, tiếp đó là vay vốn ngân hàng chiếm 32%, hỗ trợ từ doanh nghiệp chiếm 8%, hỗ từ hợp tác xã chiếm 4% và từ chính quyền địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)