Hạn chế 2: Yếu kém trong công tác xúc tiến thương mại và phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an (Trang 67)

2.4 Kết luận về sản xuấtvà xuất khẩu bền vững thanh long của Long An

2.4.2.2. Hạn chế 2: Yếu kém trong công tác xúc tiến thương mại và phụ

Hoạt động xúc tiến thương mại chưa được chú trọng và đầu tư trong các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Long tại Long An, hiện tại theo thực tế khảo sát thi chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp có bộ phận marketing nhưng lại chung với các phòng ban khác và khơng có doanh nghiệp nào có một phịng marketing chun biệt trong việc quảng bá và xúc tiến thương mại cho thanh long Long An. Trong khi đó các cơ quan ban ngành có thẩm quyền trong cơng tác xúc tiến thương mại của Long An cũng chưa có những biện pháp xúc tiến tốt nhằm nâng cao giá trị và mờ rộng thị trường xuất khẩu cho trái thanh long tại tỉnh nhà.Mặt khác xuất khẩu thanh long phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, thanh long Long An xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 80%, một phần nhỏ được xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Giá cả thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc thấp hơn nhiều so với các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, và không ổn định, do thanh long chủ yếu được xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch và thường xuyên bị thương lái ép giá.

Hệ quả:

Chưa tiếp cận được với các thị trường khó tính, chỉ xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, chính vì điều đó làm giảm giá trị kinh tế của trái thanh long.Việc tập trung quá nhiều vào những thị trường dễ tính như Trung Quốc, làm cho giá thanh long bị đánh đồng giữa trồng theo phương pháp truyền thống và VietGap, làm mất động lực cải tiến phương thức canh tác theo hướng bền vững của các hộ nơng dân. Ngồi ra việc tập trung q nhiều vào một thị trường còn làm tăng nguy cơ trái thanh long sẽ bị dồn ứ, khơng có đầu ra khi thị trường Trung Quốc không tiếp tục thu mua sẽ gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người nông dân và doanh nghiệp vì thanh long là loại trái cây khơng bảo quản được lâu.

2.4.2.3. Hạn chế 3: Cơng tác phát triển giống cây trồng cịn yếu làm cho sản xuất thiếu ổn định

Ở Long An, thanh long được xem là loại cây ăn quả chủ lực với giống trồng phổ biến là thanh long ruột trắng, chiếm gần hơn 70% diện tích trồng thanh long của tỉnh, cịn lại là thanh long ruột đỏ. Nhằm cải tiến và đa dạng nguồn gen giống/dòng thanh long phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, từ năm 1994 đến nay Viện Cây ăn quả miền Nam đã sưu tập được 19 giống thanh long trong nước và từ các quốc gia khác: Colombia, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Thái Lan (Đào Thị Bé Bảy và ctv, 2007). Mặc dù hiện tại có nhiều giống thanh long nhưng hạn chế lớn nhất của Long An là đơn điệu trong công tác chọn giống và phát triển giống, các giống thanh long ruột trắng (Bình Thuận và Chợ Gạo), thanh long ruột đỏ Long Định 1 là những giống trồng phổ biến ở tỉnh. Tuy diện tích giống thanh long ruột trắng là đa số nhưng giá trị kinh tế thấp, dễ mắc bệnh ( đặc biệt là đốm nâu trong thời gian qua), làm giảm giá trị kinh tế, giống thanh long ruột đỏ cũng đưa vào trồng với diện tích lớn nhưng lại có nhược điểm là kháng bệnh thấp, dễ gây chết dây khi bị sâu bệnh tấn cơng. Bên cạnh đó, việc trồng và nhân rộng các giống thanh long ở Long An thiếu quy hoạch cụ thể làm cho tính thuần chủng của giống cây trồng bị mất đi.

Hệ quả:

Làm giảm giá trị kinh tế của trái thanh long thiếu sự đa dạng, phong phú về giống cây trồng trên thị trường, chính điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của thanh long Long An.

Thiếu quy hoạch trong công tác trồng và chọn giống làm cho thanh long Long An dễ bị lai tạp và tính kháng bệnh yếu đi, từ đó làm tăng nguy cơ khi bị dịch bệnh và gây khó khăn trong cơng tác phịng chống bệnh hại trên cây thanh long.

2.4.2.4. Hạn chế 4: Thanh long trồng tự phát, thiếu quy hoạch dài hạn

Diện tích trồng thanh long được mở rộng qua các năm, nhưng thiếu quy hoạch, tự phát và manh mún. Tỷ lệ các hộ trồng thanh long tham gia hợp tác xã rất thấp (khoảng 300 hộ trong 6.800 hộ). Trong khi ở Bình Thuận tỷ lệ này là 100% vì tham gia vào hợp tác xã là nghĩa vụ bắt buộc của các hộ khi trồng thanh long. Tỉnh Long An đã có quy hoạch thủy lợi đến năm 2020 cho nơng nghiệp, tuy nhiên, trong quy hoạch thủy lợi chỉ mới chú trọng đến cây lúa, chưa chi tiết đến hệ thống kênh mương và nguồn nước phục vụ cho các vùng đất quy hoạch trồng thanh long chuyên canh. Lợi thế của tỉnh Long An là có nhiều ao, hồ và các công tŕnh th ủy điện, các hệ thống kênh mương chính đã được đầu tư xây dựng kiên cố và khá đồng bộ. Theo quy hoạch thủy lợi tổng thể, cần phải chi tiết quy hoạch tạo nguồn nước để tưới cho vùng đất trồng thanh long. Như vậy, vừa phát huy được thế mạnh tiềm năng về thủy lợi của tỉnh vừa hỗ trợ thiết thực cho người nông dân đầu tư phát triển kinh tế, hạn chế đến việc khai thác nước ngầm hiện nay;

Hệ quả:

Khơng kiểm sốt được nguồn cung của thanh long, ảnh hưởng đến cơng tác quản lý và dự đốn biến động của giá thanh long trên thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro cho cả người sản xuất và xuất khẩu gây nên tính thiếu bền vững cho tương lai phát triển của trái thanh long Long An

Khó kiểm sốt và triển khai các kế hoạch vận động và hỗ trợ người dân trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.

2.4.2.5. Hạn chế 5: Kỹ thuật canh tác và trình độ cơ giới hóa trong các khâu cịn hạn chế khâu còn hạn chế

Hiện tại, hầu hết quy trình sơ chế thanh long của các doanh nghiệp tại Long An đều là thủ công, 75% các doanh nghiệp có mức độ cơ giới hóa thấp ( theo khảo sát của tác giả) hệ thống bảo quản và khử trùng chưa được đầu tư đồng bộ.

Thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt GAP trong nơng dân cịn hạn chế (do chưa nắm bắt kiến thức trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, trên thông tin trên báo đài, các phương tiện nghe nhìn). Phần do tập quán thói quen chưa ghi chép nhật ký sản xuất phần cơ bản thị trường Trung Quốc còn dễ tính nên chưa thuyết phục người dân tham gia sản xuất sạch, giá cả không chênh lệch giữa GAP và không GAP.

Hệ quả:

Ảnh hưởng đến việc tiếp cận với các thị trường khó tính của các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long của Long An, chưa tạo được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, việc sơ chế có một số khâu mang tính thủ cơng cao sẽ làm tăng nguy cơ và tỷ lệ hư hại trên trái thanh long, làm giảm giá trị kinh tế của sản phẩm.

2.4.2.6. Hạn chế 6: Phúc lợi xã hội chưa được quan tâm và thiếu tính liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu

Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp tại Long An đều sử dụng lao động thời vụ trong công tác thu hoạch, sơ chế,…thanh long xuất khẩu và đều chưa quan tâm lắm tới công tác đào tạo nhân viên và tạo phúc lợi xã hội để thúc đẩy ngừoi lao động tích cực hơn trong việc sản xuất và nâng cao tay nghề. Bên cạnh đó tính liên kết giữa các bên trong quá trình sản xuất, thu mua, sơ chế và xuất khẩu thanh long cịn hạn chế

Diện tích thanh long phát triển kéo theo các dịch vụ lao động từ trồng đến thu hoạch sơ chế thanh long dẫn đến thiếu hụt lao động trong nông thôn ngày càng nghiêm trọng.

Hệ quả:

Việc các doanh nghiệp quá phụ thuộc vào lao động thời vụ sẽ dễ dẫn đến thiếu nhân lực khi lao động thời vụ tìm được việc làm tốt hơn và thiếu trầm trọng nhân lực cho công tác thu hoạch, sơ chế,…thanh long xuất khẩu khi vào chính vụ thu hoạch. Ngồi ra, việc chưa quan tâm thỏa đáng đến phúc lợi xã hội sẽ khơng kích thích khả năng cống hiến của nhân viên với cơng ty, giảm khả năng gắn bó với cơng ty từ đó làm giảm năng suất lao động

Thiếu tính liên kết cũng đồng nghĩa với việc làm cho chuỗi cung ứng trong quá trình sản xuất, thu mua, sơ chế và xuất khẩu thanh long không chặt chẽ và thiếu ổn định, bền vững lâu dài trong hoạt động xuất khẩu của thanh long, tăng nguy cơ không xuất khẩu được và làm giảm giá trị kinh tế của trái thanh long khi một khâu trong quá trình này hoạt động yếu kém.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CHO TRÁI THANH LONG LONG AN

Từ thực trạng về tình hình sản xuất, canh tác của các hộ trồng thanh long và tình hình xuất khẩu thanh long của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An, chúng tôi đề xuất những giải pháp liên quan đến các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường hướng đến xuất khẩu thanh long bền vững trong tương lai.

3.1. Mục tiêu, quan điểm, cơ sở đề xuất giải pháp 3.1.1. Mục tiêu giải pháp 3.1.1. Mục tiêu giải pháp

Căn cứ vào thực trạng sản xuất và xuất khẩu thanh long của Long An theo các tiêu chí sản xuất và xuất khẩu bền vững, tác giả đưa ra các mục tiêu giải pháp như sau:

- Đề xuất các giải pháp mà các cấp chính quyền của Long An và của Việt Nam cần quan tâm thực hiện để tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vững của loại cây trồng mang tính hiệu quả cao như thanh long tại Long An

- Đề xuất các giải pháp tháo gỡ các khó khăn mà các hộ nơng dân đang gặp phải khi chuyển dịch cơ cấu từ cây lúa sang loại cây ăn trái như thanh long - Để xuất với các doanh nghiệp và các hợp tác xã xuất khẩu thanh long những

giải pháp cần thực hiện để nâng cao tính cạnh tranh của việc xuất khẩu trái thanh long ra thị trường thế giới trong thời gian tới đồng thời có biện pháp liên kết chặt chẽ hơn với các hộ nông dân nhằm mục tiêu đẩy mạnh công tác xuất khẩu thanh long đi nước ngoài

3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp

- Các quan điểm đề xuất giải pháp từ phía các cơ quan ban ngành nhà nước và địa phương là tạo điều kiện thuận lợi chứ không can thiệp trực tiếp và họat động của doanh nghiệp cũng như cá nhân người nơng dân, chỉ khuyến khích ở mức độ định hướng, quy hoạch vùng và tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp và người nơng dân thực hiện

- Các doanh nghiệp hỗ trợ người nông dân cần hỗ trợ trực tiếp, tác động ngay tới các hộ nơng dân trong khu vực quản lý của mình và với ngay các xã viên trong hợp tác xã, khơng mang tính tuyên truyền, tuy nhiên cần đảm bảo hài hịa tính lợi ích cho cả doanh nghiệp và hộ nơng dân

3.1.3. Cơ sở đề xuất giải pháp

Nhóm các giải pháp mà tác giả đề xuất được dựa vào các căn cứ sau:

- Căn cứ quy hoạch và phát triển vùng nơng nghiệp của tỉnh Long An tính tới năm 2020 của sở kế hoạch và đầu tư Long An

- Căn cứ các kết quả khảo sát và thống kê về thực trạng họat động sản xuất và xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian qua dựa trên các tiêu chí của xuất khẩu bền vững

- Thị trường nhập khẩu đưa ra ngày càng nhiều quy định mới với danh nghĩa là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và sử dụng những quy định này như là rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại cản trở cho hoạt động xuất khẩu thanh long.

3.2. Đề xuất các nhóm giải pháp về sản xuất và xuất khẩu bền vững thanh long cho Long An long cho Long An

3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng thương hiệu xuất khẩu cho trái thanh long Long An long Long An

Mục tiêu của giải pháp: Từ thực trạng thanh long của tỉnh khơng có thương hiệu xuất khẩu như thanh long Bình Thuận làm giảm khả năng nhận biết thanh long Long An tại thị trường trong nước và quốc tế, làm giảm giá trị kinh tế trái thanh long Long An và thực trạng thanh long Long An đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, điều này làm tăng nguy cơ cho xuất khẩu thanh long khi thị trường này ngưng tiêu thụ thanh long đột ngột, tác giả đề xuất nhóm giải pháp về xây dựng thưong hiệu cho trái thanh Long An nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu và giá trị xuất khẩu cho trái thanh long của tỉnh Long An đồng thời đưa ra giải pháp tăng cường xúc tiến, tìm kiếm thị trường mới nhằm làm giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, hạn chế tối đa nguy cơ giá trị xuất khẩu thanh long giảm sút khi thị trường Trung Quốc không tiếp tục tiêu thụ.

Nội dung giải pháp:Để xây dựng thương hiệu cho trái thanh long Long An:

- Về phía Nhà nước cần có một kế hoạch dài hạn về việc xây dựng thương hiệu mặt hàng nông sản mà cụ thể là trái thanh long, dĩ nhiên chiến lược này phải là một bộ phận hợp thành quan trọng trong chiến lược tổng thể của Nhà nước đối với việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam. Bộ Thương

mại kết hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn xây dựng một lộ trình với những bước đi thích hợp cho vấn đề này, và lộ trình này phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, các nhà khoa học và cả những nông dân trực tiếp sản xuất ra nơng sản.

- Về phía doanh nghiệp, hiện nay một số thương hiệu nông sản của ta như thanh long Hồng Hậu của Bình Thuận, gạo nàng thơm Chợ Đào, bưởi Năm Roi, xồi cát Hịa Lộc, vải thiều Lục Ngạn... rất có uy tín và được tiêu thụ mạnh trên thị trường khu vực và thế giới. Những điển hình tiên tiến này cần được các doanh nghiệp trồng và xuất khẩu thanh long Long An học tập, nhân rộng lên một cấp độ mới. Muốn làm được như vậy các doanh nghiệp cần phải có sự quảng bá, tuyên truyền giới thiệu mạnh mẽ các mặt hàng nông sản Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là xây dựng trang website về thương hiệu thanh long của Long An

- Về phía các cơ quan tài chính ngân hàng tại địa phương Long An nên có một cơ chế tài chính đặc thù ưu tiên cho việc quảng bá và xây dựng thương hiệu đối với mặt hàng nông sản như trái thanh long vì hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn.

Điều kiện thực hiện giải pháp: Muốn thực hiện đựơc giải pháp xây dựng thương hiệu xuất khẩu cho trái thanh long của tỉnh Long An, đòi hỏi các đơn vị, cá nhân cần có mối quan hệ chặt chẽ nhau, theo trình tự và thủ tục, cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp về mặt pháp lý, đưa ra lộ trình cụ thể, các doanh nghiệp cần tuân thủ theo định hướng được các cơ quan ban ngành đưa ra và các tổ chức tín dụng ngân hàng đóng vai trị là người hậu thuẫn phía sau, hỗ trợ về mặt tài chính, các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần phải có quy định cụ thể rõ ràng trong việc này bằng các chính sách ưu đãi cụ thể và đưa ra lộ trình thực hiện.

Lợi ích dự kiến đạt được: Xây dựng thành công thương hiệu cho trái thanh long Long An sẽ làm tăng khả năng nhận biết và từ đó góp phần nâng cao uy tín, giá trị trái thanh long Long An cả trong nước và nước ngoài. Các cá nhân, đơn vị tham gia đều có phần lợi ích, về phía nhà nước sẽ giúp tăng khả năng đóng góp vào GDP quốc gia khi trái thanh long tăng giá trị xuất khẩu, về phía doanh nghiệp sẽ tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và uy tín, về phía các tổ chức tín dụng và ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận trên cơ sở giải ngân nguồn vốn vay cho dự án này.

3.2.2. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường mới cho trái thanh long trường mới cho trái thanh long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)