Stt Hợp tác xã Địa chỉ Năm thành lập Xã viên/diện tích (ha) Ghi chú 1 HTX DƯƠNG XUÂN Đường 827C, xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành 8/2004 85/55 có 38 hộ tham gia sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích 34,54ha 2 HTX THANH LONG TẦM VU ấp Hội Xuân, TT Tầm Vu 8/9/2008 70/60 3 HTX LONG HỘI Khóm 2, Thị Trấn Tầm Vu 9/12/2011 32/32 4 HTX VẠN THÀNH ấp 7, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành 19/4/2012 15/20
Nguồn: Hợp tác xã Dương Xuân
2.1.1.3 Năng suất, sản lượng
Trong 3.258 ha thanh long có 2.000 ha thanh long ruột trắng, 1.257 ha thanh long ruột đỏ, với trên 6.800 hộ trồng. Sản lượng thanh long năm 2013 đạt 72.000 tấn. Năng suất bình quân 45 tấn/ha/năm (thanh long chính vụ 10 tấn, thanh long rải vụ 15 tấn/ha/lần thắp đèn, bình quân 2 lần thắp đèn/năm). Dự kiến sản lượng thanh long toàn tỉnh năm 2014 đạt 102.000 tấn
KẾT LUẬN
Từ những thông tin thống kê trên, chúng tôi đưa ra nhận định chung về tình sản xuất Thanh Long tại Long An như sau:
- Thanh Long là loại trái cây xuất khẩu chủ lực trong cả nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng. Long An hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên về môi trường, xã hội, con người để phát triển loại cây này. Tuy nhiên, hơn 80% thanh long của Việt Nam đươc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Khi thị trường này có sự thay đổi (về cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, sử dụng rào cản kỹ thuật…) thì người sản xuất - kinh doanh thanh long dễ gặp rủi ro và bất lợi lớn. Từ năm 2009 đến nay, thanh long Việt Nam đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, tuy nhiên số lượng và kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại để đưa trái thanh long Việt Nam đến các thị trường khác nhau trên thế giới là một công việc quan trọng nhằm tiến đến xúc khẩu bền vững trong tương lai.
- Diện tích trồng thanh long của tồn tỉnh Long An vào khoản 3.450 ha, chủ yếu đươc trồng tại huyện Châu Thành với 2748 ha (chiếm 80% diện tích tồn tỉnh). Tuy nhiên diện tích trồng thanh long còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch ảnh hướng đến công tác định hướng trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap của toàn tỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giống cây trồng này trong tương lai.
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu thanh long của Long An
2.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu và giá xuất khẩu của thanh long Long An Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu thanh long Long An qua các năm
Năm Kim ngạch ( triệu USD)
2010 4,7
2011 8.6
2012 18,1
2013 30,4
Theo số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu thanh long của Long An tăng nhanh qua các thời kỳ, năm 2011 tăng gần 83 % so với năm 2010, năm 2012 tăng 110% so với năm 2011, sở dĩ tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian 2010 tới 2012 tăng nhanh là do thanh long Long An tìm được thị trường xuất khẩu mới và bên cạnh đó thương lái Trung Quốc tăng mua thanh long tại khu vực Long An làm cho tốc tăng sản lượng nhanh chóng, năm 2013 tăng gần 68% so với cùng kỳ năm 2012 tuy nhiên tốc độ tăng có chậm dần do thị trường Trung Quốc tạm giảm số lựơng thu mua thanh long tại Việt Nam. Nhìn chung, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của thanh long Long An có tăng nhanh qua các năm nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh và so với cả nước. Nguyên nhân chủ yếu của việc sản phẩm trái thanh long của Long An chưa đạt được kim ngạch như mong muốn là do chưa có thương hiệu lớn và vẫn cịn ít vùng trồng thanh long có đủ các tiêu chuẩn hàng hóa như EURAPGAP (tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của châu Âu) hoặc ASIANGAP (châu Á). Bên cạnh đó, việc tổ chức thâm nhập thị trường cịn hạn chế, ngoài một số nhà xuất khẩu chính đã có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, một lượng lớn thanh long đang lưu thông trên thị trường vẫn cịn mang danh nghĩa của nhà nhập khẩu. Vì vậy, hầu hết lượng thanh long của Long An chỉ được xuất khẩu dưới dạng ủy thác hay gia công hàng xuất khẩu cho các công ty nước ngồi. Theo Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, năm 2013, diện tích canh tác trồng thanh long sẽ mở rộng tới hơn 3000 ha. Để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ, Long An cần phải xây dựng nhiều biện pháp tối ưu, đồng bộ như: xây dựng quy trình kỹ thuật hồn chỉnh đạt năng suất cao và phẩm chất tốt, sưu tầm và tuyển chọn giống thích hợp với điều kiện sinh thái, thị hiếu của người tiêu dùng.
Bảng 2.3 Giá thanh long xuất khẩu của Long An
Khu vực xuất khẩu Giá trị hợp đồng xuất thanh long Châu Á 0,7 – 1,5 USD/kg
Châu Âu 2,5 - 5,5 USD/kg Mỹ 5,5 USD/kg
Nội địa Tùy thxơng đèn, lễ tết) ời điểm trong năm ( chính vụ,
Nhìn chung, giá thanh long xuất khẩu vào các thị trường qua các năm có tăng, năm sau so với năm trước. Giá thanh long xuất khẩu ở mỗi thị trường có chênh lệch khác nhau tùy theo mùa vụ, yêu cầu về tiêu chuẩn, mẫu mã; phương tiện vận chuyển, yêu cầu xử lý kỹ thuật trước khi xuất khẩu (chiếu xạ, gia nhiệt),… Những thị trường xa và khó tính như Châu Âu, Hoa Kỳ giá xuất khẩu khá cao nhưng doanh nghiệp xuất khẩu phải có kinh nghiệm và thật sự “chuyên nghiệp”, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương; ngoài ra doanh nghiệp phải tìm, lựa chọn nguồn hàng đáp ứng yêu cầu, trong quá trình xuất khẩu dễ gặp rủi ro… nên chỉ có các doanh nghiệp có kinh nghiệm mới xuất khẩu vào những thị trường khó tính này.
2.1.2.2 Thị trường tiêu thụ
Thanh long Long An ban đầu chủ yếu được tiêu thụ trong nước với sản lượng tương đối thấp nhưng từ khi trái thanh long được xuất khẩu thì sản lượng tăng lên nhanh chóng, ban đầu trái thanh long Long An chủ yếu được xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang thị trường chính là Trung Quốc nhưng sau đó thị trường xuất khẩu thanh long Long An được mở rộng ra các quốc gia khác trong khu vực. Hiện nay, ngoài những thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hà Lan, thời gian gần đây thanh long còn xuất được sang các thị trường mới như Tây Ban Nha, Philippine, Ấn Độ, Quata, Nhật. Với các thị trường mới kim ngạch chưa cao, nhưng bước đầu đã tạo được sự đa dạng trong cơ cấu thị trường, tiến tới giảm dần việc phụ thuộc vào một số thị trường chính.
Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu thanh long lớn của Long An, chiếm tỷ trọng kim ngạch hơn 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long của tỉnh. Thanh long của Long An do được trồng theo tiêu chuẩn quốc tế nên thời gian gần đây kim ngạch xuất khẩu thanh long sang EU cũng đã tăng trở lại và bước đầu xuất khẩu được sang Hoa Kỳ, tuy nhiên số lượng và kim ngạch cịn hạn chế khơng đạt được giá trị và kim ngạch như thanh long Bình Thuận khi xuất sang nhóm thị trường khó tính này. Tháng 4/2014, đặc sản này của Long An được bảo hộ độc quyền tại Mỹ trong thời hạn 10 năm.
Khu vực Trung Đơng cũng đang có nhu cầu nhập thanh long rất cao và dần trở thành thị trường xuất khẩu tiềm năng của thanh long Long An. Bên cạnh đó, thị trường Ấn Độ cũng là thị trường đầy tiềm năng với thanh long Long An. Tại các thị trường gần như Thái Lan, thanh long cũng tăng được lượng xuất khẩu do được ưa chuộng, đặc biệt với giống thanh long ruột đỏ và tím hồng.
Bảng 2.4 Thị trường tiêu thụ thanh long Long An Thị trường Tỷ trọng kim ngạch ( %) Thị trường Tỷ trọng kim ngạch ( %) Trung Quốc 71 % Mỹ 2 % Thái Lan 6% EU 3%
Phi – lip – pin 4 %
Indonesia 6 %
Nhật 3%
Các nước khác 5 %
Nguồn : thống kê số liệu từ Sở công thương Long An KẾT LUẬN
Từ những thông tin thống kê trên, chúng tơi đưa ra nhận định chung về tình xuất khẩu Thanh Long tại Long An như sau:
- Kim ngạch xuất khẩu thanh long tăng qua các năm tuy nhiên tính tăng trưởng cịn chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, giá thanh long còn thấp so với mặt bằng chung giá thanh long thế giới, giá thanh long Việt Nam. Nguyên nhân là do công tác trồng thanh long theo hướng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại Long An còn hạn chế, khơng đảo bảo tính bền vững trong sản xuất.
- Thị trường tiêu thụ thanh long Long An trong thời gian qua có phát triển, nhiều thị trường mới được thâm nhập và bước đầu trái thanh long Long An xuất sang được người tiêu thụ chấp nhận tốt. Tuy nhiên, việc xuất
khẩu thanh long Long An vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trừơng Trung Quốc làm tăng nguy cơ không xuất khẩu được khi thị trường này tạm ngưng tiêu thụ, thanh long Long An xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là con đường tiểu ngạch nên còn rủi ro. Chính điều này tạo nên sự khơng bền vững trong họat động xuất khẩu thanh long.
2.2 Đánh giá tính bền vững trong sản xuất thanh long của Long An 2.2.1. Chỉ tiêu kinh tế
Với 1: ‘Thu nhập cao tăng qua các năm và ổn định’
2: ‘Thu nhập cao tăng qua các năm nhưng không ổn định’ 3: ‘Thu nhập không cao nhưng ổn định’
4: ‘Thu nhập không cao và không ổn định’
Nguồn: khảo sát từ tác giả (Xem phụ lục thống kê bảng 2.1)
Biểu đồ 2.1 Thống kê thu nhập của các hộ nông dân nhờ trồng thanh long
Thu nhập của các hộ trồng thanh long nhìn chung tăng mạnh qua các năm (khoảng trên 80%, xem biểu đồ 2.1), nhưng phần lớn người dân nhận định là không ổn định. Như trong năm 2008, 2009 giá thanh long xuống rất thấp khoảng 1000đ – 2000 đ/kg nhưng không ai mua, trong những năm gần đây giá thanh long liên tục tăng, khiến cho người dân ồ ạt trồng thanh long và có dự định mở rộng diện tích trồng thanh long trong tương lai (khoảng 79%, xem bảng 2.2), chính điều này tạo sự bất ổn, thiếu quy hoạch và cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự phát triển không bền vững trong tương lai cho việc sản xuất thanh long.
Biểu đồ 2.2. Thống kê về dự định mở rộng diện tích canh tác của các hộ trồng thanh long (Nguồn: khảo sát từ tác giả (Xem phụ lục thống kê 2.2))
Theo thống kê tại huyện Châu Thành, chính nhờ thu nhập từ cây ăn quả này, tỷ lệ hộ khá của xã đã tăng lên, hơn 90% trong năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của xã là 35 triệu đồng/người/năm.
Tuy nhiên, hiện nay giá cả thanh long vẫn còn bấp bênh chưa tạo được sự tin tưởng cho nông dân, để họ yên tâm vào canh tác. Nếu khơng có cơng tác dự báo và khuyến nông hiệu quả thị rất dễ xảy người dân rất dễ rơi vào vòng lẩn quẩn của việc “bỏ rồi lại trồng, trồng rồi lại bỏ theo thị trường”. Kết quả khảo sát từ biểu đồ 2.3 cho thấy, phần lớn các hộ trồng thanh long sẽ chuyển đổi loại cây trồng nếu giá của thanh long cứ giảm liên tục, giống như họ đã từng làm với cây lúa, và cây nếp (tỷ lệ 94%, xem biểu đồ 2.3), từ đó cho thấy tính bền vững trong cơng tác quy hoạch vùng sản xuất thanh long chưa đảm bảo, cịn ẩn chứa nhiều rủi ro, tạo sự khó khăn trong công tác quy hoạch và quản lý nông nghiệp của địa phương, khơng có nền tảng cho một nền kinh tế phát triển bền vững.
Nguồn: khảo sát từ tác giả (xem phụ lục thống kê 2.3).
Biểu đồ 2.3. Thống kê dự định của người nông dân nếu thanh long liên tục rớt giá: Năng suất cây thanh long ở Long An
Nguồn: Khảo sát của tác giả (Xem phụ lục thống kê 2.4)
Biểu đồ 2.4. Thống kê số lượng thanh long không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
Kết quả ở biểu đồ 2.4 cho thấy số lượng thanh long không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trên 60 kg chiếm đến 11%, từ 30 đến 60 kg chiếm 25% và dưới 30Kg chiếm
2.2.2. Chỉ tiêu xã hội
Trình độ kỹ thuật của người trồng thanh long ở Long An
Quy trình trồng thanh long dân Long An khá đơn giản, nhưng để trồng được trái thanh long đạt chuẩn đủ điều kiện để xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, châu Âu và nhật Bản địi hỏi người nơng dân phải có một quy trình chăm sóc, theo dõi và ghi chép cận thận theo yêu cầu của tiêu chuẩn VietGap và xa hơn nữa là tiêu chuẩn GlobalGap, tuy nhiên hiện tại để đảm bảo tính bền vững trong họat động sản xuất và tạo tiền đề cho công tác xuất khẩu bền vững, việc chuyển từ trồng thanh long theo cách truyền thống sang trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap hay GlobalGap của người dân vẫn còn thấp, bảng 2.5 cho thấy một số lý do khiến người nông dân chưa mạnh dạn trong việc trồng theo tiêu chuẩn hiện đại
Bảng 2.5. Lý do người nông dân vẫn đang áp dụng phương pháp truyền thống
Ý kiến Số hộ N ( mẫu) Tỷ lệ Tôi thấy VietGap phức tạp và tốn nhiều thời gian 70 110 64% Phí tái cấp chứng nhận VietGap quá cao 105 110 95% Giá bán của thanh long VietGap và truyền thống
không mấy khác biệt. 110 110 100% Tơi có nghe đến phương pháp VietGap nhưng
không hiểu rõ. 5 110 5% Tôi chưa biết về phương pháp VietGap 1 110 1%
Nguồn: khảo sát từ tác giả.
Kết quả khảo sát vẫn còn 6 hộ trồng thanh long trong mẫu chiếm 6% chưa biết hoặc chưa nắm rõ phương pháp trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap là gì. Hầu hết phương thức canh tác của người nơng dân đều dựa vào kinh nghiệm của mình hoặc truyền miệng từ những người xung quanh, chưa có sự cập nhật kịp thời. Mặc dù có các buổi tập huấn, tuyên truyền hướng dẫn về phương thức trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, tuy nhiên nhiên nhiều địa phương vẫn đặt nặng hình thức, nới lỏng các khâu tổ chức, thanh tra, cấp chứng nhận còn chưa hiệu quả.
Hơn nữa, do hạn chế về trình độ, cũng như chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap hướng đến xuất khẩu lâu bền khi mà việc đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trở nên cần thiết. Có đến 64% số hộ được khảo sát cho rằng việc trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap thì tốn nhiều thời gian và phức tạp (xem bảng 2.5). Theo tìm hiều của chúng tơi khó khăn lớn nhất của người nơng dân khi áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap đó là việc ghi chép nhật ký đồng ruộng. Theo Quyết định số 179/2008/QĐ-SNN ngày 4 tháng 6 năm 2008 Của Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Thuận “Tổ chức và cá nhân sản xuất Thanh Long theo tiêu chuẩn VietGAP đều phải thực hiện đầy đủ quy trình đăng ký, ghi chép và lưu giữ các loại hồ sơ, nhật ký theo quy định về quản lý các yếu tố về môi trường, tiến trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Các loại hồ sơ được lưu giữ tại cơ sở sản xuất ít nhất là hai năm hoặc lâu hơn tùy theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý. Đặc biệt khoảng 95% các hộ được khảo sát cho rằng phí tái cấp chứng nhận quá cao (khoảng 40 triệu/ đơn vị trồng thanh long). Do diện tích trồng thanh long manh múng, nhỏ lẻ thiếu huy hoạch nên việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap tiết kiệm được chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên lại phát sinh những khoản phí khác như nhân lực, thời gian và phí tái cấp chứng nhận.
Sản phẩm thanh long xuất bán phải ghi rõ vị trí, mã số của lơ sản xuất. Các lơ hàng hóa phải ghi rõ nơi sản xuất, thời gian cung cấp và nơi nhận. Bao bì chứa sản phẩm phải có nhãn mác để thuận tiện cho việc truy nguyên nguồn gốc khi cần thiết
Khi phát hiện khẳng định hoặc nghi ngờ sản phẩm bị ô nhiễm đều phải tiến hành cách ly lơ sản phẩm đó và ngưng ngay việc phân phối. Nếu đã phân phối phải thông báo ngay cho người tiêu dùng. Đồng thời, báo cáo cơ quan chức năng để tiến