Phân tích về tình trạng trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP
Nguồn: khảo sát từ tác giả (xem phụ lục thống kê bảng 2.8)
Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ các hộ gia đình trồng thanh long của tỉnh Long An theo tiêu chuẩn GAP chiếm trên 60%, trong đó trồng theo tiêu chuẩn VietGap chiếm 43% và phương pháp GlobalGap chiếm 18%. So với Bình Thuận và Tiền Giang thì tỷ lệ này vẫn còn thấp.
Nguyên nhân khiến người nông dân ngại áp dụng theo tiêu chuẩn GAP:
Mặc dù, trong những năm gần đây, rất nhiều các lớp tập huấn và dạy nghề về kỹ thuật trồng thanh long theo VietGap đã được mở cho nông dân trồng thanh long ở Châu Thành – Long An. Tuy nhiên, diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap hay GlobalGap cịn rất thấp. Ngun nhân là người nơng dân chưa quen ghi chép, chưa chịu ràng buộc theo quy củ của VietGap vừa tốn cơng vừa tốn phí nhưng khi bán giá bán khơng có sự phân biệt giữa thanh long trồng theo tiêu chuẩn GAP và trông theo phương pháp truyển thống, thậm chí cịn có sự đánh đồng. Bên cạnh đó, do thị trường xuất khẩu thanh long của Long An chủ yếu là Trung Quốc được xem là thị trường dễ tính và chưa phải qua các khâu kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng thực phẩm đặc biệt là vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm. Chính vì vậy mà khi thương lái đến thu mua, họ không phân biệt giữa thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGap và theo tiêu chuẩn truyền thống, mà chỉ thu gom cho đủ số lượng. Do vậy, người nông dân trước mắt chưa thấy được quyền lợi việc trồng theo tiêu chuẩn của VietGap, ảnh hưởng rất lớn việc vận động nông dân trồng theo VietGap, và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu cạnh tranh.
Đối với những hộ trồng thanh long khi được hỏi về việc có tiếp tục trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap trong tương lai hay không? Kết quả cho thấy, trong số những hộ trồng thanh long theo chuẩn VietGap có ý định chuyển sang phương pháp truyền thống là rất cao. Như vậy nếu khơng có sự vào cuộc của các cơ quan khuyến nơng, chính quyền địa phương thì có thể trong những năm sắp tới sẽ khơng cịn những ruộng thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGap. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến định hướng quy hoạch về phát triển sản xuất thanh long bền vững trong tương lai.
Nguồn: khảo sát của tác giả (xem phụ lục thống kế 2.9)
Biều đồ 2.8. Xu hướng áp dụng tiêu chuẩn VietGap trong tương lai của các hộ trồng thanh long:
Biểu đồ 2.8, cho thấy những hộ trồng theo tiêu chuẩn VietGap đang dần quay lưng lại với phương pháp này. Có đến 19% số hộ gia đình đang áp dụng tiêu chuẩn VietGap không muốn áp dụng phương pháp này nữa. Đồng thời cũng có khoảng 53% số hộ trồng thanh long được khảo sát quyết định thu hẹp diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap lại để không mất nhiều thời gian để theo dõi và ghi chép. Nguyên nhân của tình trạng này được chúng tôi đề cập rất nhiều lần ở những phân tích trên. Điều này cần sự can thiệp kịp thời của các cơ quan chức năng trong việc cam kết đảm bảo đầu ra cho trái thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGap để người nơng dân thấy được lợi ích kinh tế lâu dài của việc trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap.
Sử dụng đèn Compact đến sự ra hoa nghịch mùa của cây Thanh Long
Vào tháng 11-12 dương lịch trở đi nhiệt độ và độ ẩm khơng khí thấp, ngày ngắn hơn đêm, đây cũng là lúc thanh long vào mùa nghịch.Theo lý thuyết cây thanh long ra hoa cần có điều kiện ngày dài thơng qua việc xơng đèn để cây tích lũy một chất gọi là phytochrome. Khi chất này tích lũy đủ sẽ gây ra hoa. Vào mùa nghịch là điều kiện ngày ngắn/đêm dài, trời âm u, cây tích lũy rất ít phytochrome gọi là P730. Vì vậy vào mùa này cây muốn ra hoa thì phải xơng đèn 20 đêm. (Nguồn: Nguyễn
Văn Bé, Nguyễn Tồn Thắng , bài nghiên cứu Hiệu quả bóng đèn Compact đến sự ra hoa nghịch mùa cây thanh long, 2013).
Ngược lại, mùa thuận là điều kiện ngày dài/đêm ngắn, cây tích lũy P730 và kết quả là gây ra hoa tự nhiên. Giống Thanh long ruột trắng có thể ra hoa một cách tự nhiên nhưng khơng tập trung. Vì vậy việc xơng đèn tạo ngày dài khoảng 12-14 đêm là cây ra hoa đồng loạt.
Ngồi yếu tố cây tích lũy P730 trong điều kiện ngày dài/đêm ngắn. Một yếu tố nữa không kém phần quan trọng là nhiệt độ và ẩm độ vì cây thanh long là cây vùng nhiệt đới đòi hỏi ánh sáng nhiều, nhiệt độ cao. Yếu tố nhiệt độ và ẩm độ là điều kiện “đủ”, còn yếu tố ngày dài là điều kiện “cần” để cây thanh long ra hoa. Mối liên hệ này có thể biểu diễn bằng hình 2.2 (Nguồn: Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Toàn Thắng , bài nghiên cứu Hiệu quả bóng đèn Compact đến sự ra hoa nghịch mùa cây thanh long, 2013)
Hình 2.2: Mối liên hệ giữa độ ngày dài và nhiệt độ, ẩm độ để cây Thanh long ra hoa
Theo khảo sát của chúng tơi, có hai loại bóng đèn được sử dụng phổ biến để xơng đèn đó là đèn trịn 60W và đèn Compact 20W. Trong đó đèn Compact chiếm 85%, còn lại là đèn tròn 60W. Hiện nay, loại đèn trịn 60W ít được sử dụng vì nó tiêu thụ điện năng nhiều nhưng hiệu quả thay đổi so với sử dụng đèn Compact 20W. Việc sử dụng đèn Compact để thay thế cho đèn tròn là một bước tiến mới trong cơng tác đảm bảo tiêu chí mơi trường trong hoạt động sản xuất bền vững trái thanh long trong tương lai, mà cụ thể là giúp ngành điện giảm tải được áp lực vào
những mùa xông đèn, đủ năng lượng điện của cung cấp cho bà con vào những giờ cao điểm.
Nguồn: khảo sát của tác giả.
Biểu đồ 2.9 . Thống kê loại bóng đèn được các hộ trồng thanh long sử dụng để xông đèn:
Trước sự cần thiết của việc chuyển đổi từ xơng đèn bằng đèn trịn (đèn sợi đốt) sang sử dụng đèn Compact để tiết kiệm điện, đem lại giá trị kinh tế cao hơn. Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) cho biết, các hộ dân trồng thanh long tại 3 tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang đang sử dụng bóng đèn sợi đốt để chong, kích thích thanh long ra hoa trái vụ sẽ được Tổng công ty hỗ trợ thay thế sang sử dụng đèn compact tiết kiệm điện. Chương trình được triển khai từ 5-2014 đến 3-2015 với vốn đầu tư 20 tỷ đồng. Theo đó, các hộ dân trồng thanh long tại 3 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang khi mua bóng đèn compact 20 W của các nhà cung cấp Điện Quang, Rạng Đông sẽ được giảm giá từ 10% trở lên so với giá bán lẻ thực tế và được thanh tốn chậm từ 3 cho đến 6 tháng. Ngồi ra, các hộ dân trồng thanh long còn được ngành điện hỗ trợ các khoản như: Thu hồi đèn sợi đốt đang sử dụng chong, kích thích thanh long với mức giá 4.000 đồng/đèn; chi trả các chi phí vật tư đấu nối an tồn là 3.000 đồng/bóng, nhân cơng lắp đặt thay thế 1.500 đồng/bóng, chi phí phổ biến và cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng đèn và áp dụng các biện pháp an tồn khi sử dụng đèn chong, kích thích thanh long 1.500 đồng/bóng.
Cùng với việc gia tăng diện tích, thâm canh, tăng vụ, tình hình sâu bệnh trên cây thanh long ngày càng trở nên phức tạp hơn. Trong những năm gần đây đã có nhiều đối tượng dịch hại xuất hiện và gây hại trên cây thanh long như bệnh thán thư, đốm đồng tiền, thối trái… Đặc biệt trong thời gian gần đây, bệnh đốm nâu trên cành và trái đã làm thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và chất lượng trái thanh long.
Bệnh đốm nâu (có nơi gọi là đốm trắng, bệnh tắc kè), bệnh do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Nấm thuộc Bộ Botryosphaeriales; Họ Botryosphaeriacese. Bệnh gây hại trên thân, cành, quả thanh long là bệnh xuất hiện trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên ở Long An bệnh chỉ mới phát triển mạnh vào cuối mùa mưa năm 2012 trên một số vườn ở xã Long Trì, Dương Xuân Hội, An Lục Long… sau đó đến mùa khơ thì bệnh ít phát triển. Tuy nhiên vào khoảng cuối tháng 5 năm 2013, sau một số cơn mưa đầu vụ, bệnh đốm nâu đã xuất hiện trở lại và gây hại mạnh trên một số diện tích thuộc xã Long Trì, Dương Xuân Hội, An Lục Long, Thị trấn Tầm Vu, Hiệp Thạnh….(nguồn chi cục bảo vệ thực vật Long An, 2013).
Triệu chứng ban đầu của bệnh là những chấm trắng nhỏ tròn và hơi lõm xuống, sau đó vết bệnh nổi lên thành những đốm tròn màu nâu như mắt cua, trong điều kiện thuận lợi bệnh phát triển mạnh, các vết liên kết với nhau làm cho cành, trái thanh long bị sần sùi gây thối khô từng mảng. Bệnh tấn công và gây hại chủ yếu trên cành non và trái sắp thu hoạch, những vườn bón phân gà tươi và bón phân có hàm lượng đạm cao để thúc cành, trái thì bệnh phát sinh gây hại nặng hơn. Theo số liệu điều tra gần đây thì hiện nay có khoảng 325 ha bị bệnh trên thân và trái và có khả năng gia tăng trong thời gian tới khi gặp mưa nhiều. (Nguồn chi cục bảo vệ thực vật Long An, 2013)
2.3 Đánh giá tính bền vững trong xuất khẩu thanh long của Long An 2.3.1. Chỉ tiêu kinh tế
Quy mô doanh nghiệp
Bảng 2.6. Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp: (đơn vị: tỷ đồng)
< 0.5 0.5->1 1->5 5->10 10->20 >20 Vào thời điểm thành lập 5 5 2 0 0 0
12/ 2013 2 6 4 0 0 0 Nguồn: khảo sát từ tác giả.
Các doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu thanh long chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong 12 doanh nghiệp chúng tôi thực hiện khảo sát, thì có 4 doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 1 – 5 tỷ đồng, và có 8 doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 1 tỷ đến thời điểm năm 2013. Số lượng lao động của các doanh nghiệp có quy mơ trung bình vào khoảng từ 200 đến 500 người (chiếm 41.6%). Có một doanh nghiệp có số lượng cơng nhân trên 500 người là Cơng ty TNHH Huy Hồng (xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành). Các doanh nghiệp nhỏ lẻ cịn lại có số lượng cơng nhân dưới 50 người là 2 công ty chiếm (16.67%), số cơng ty có số lượng từ 50 đến 200 người lao động là 3 công ty chiếm 25%).
Bảng 2.7. Tổng số lao động của doanh nghiệp (N = người):
< 50 N Từ 50- >200N
Từ 200- >500N
>500 N
Vào thời điểm thành lập 4 6 2
Năm 2012 3 5 2 1
12/ 2013 2 3 5 1
Nguồn: khảo sát của tác giả
Quy mô của doanh nghiệp nhỏ không thay đổi nhiều qua các năm. Nhưng quy mô của các doanh nghiệp lớn thay đổi đáng kể qua các năm. Các doanh nghiệp chưa mạnh dạn gia tăng quy mô sản xuất qua các các năm. Dựa vào phân tích thị trường, chúng ta có thể lý giải điều này như sau: thứ nhất, thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cao như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc thì thanh long của Long An vấn chưa chen chân vào được sâu. Cạnh tranh gay gắt từ thanh long của Tiền Giang và Bình Thuận, nên thị phần của doanh nghiệp ít thay đổi theo chiều hướng tăng, nên chưa có động cơ để doanh nghiệp mở rộng quy mô. Hầu hết khâu chế biến và đóng gói thanh long đều thực hiện bằng thủ cơng, chưa có máy móc chun dụng thay thế nên khơng địi hỏi vốn điều lệ cao.
Thanh Long của Long An mặc dù chất lượng khơng thua kém gì so với thanh long của Bình Thuận và thanh long Chợ Gạo của Tiền Giang, tuy nhiên vẫn chưa tạo được tên tuổi trên thị trường. Chưa thể trực tiếp xuất khẩu cho các đối tác lớn
nước ngồi. Mà phải thơng qua trung gian là các nhà xuất khẩu thanh long Bình Thuận.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2013 được xem là một năm thành công của các doanh nghiệp cũng như nông dân trồng thanh long. Khi mà giá thanh long trong nước cao gần gấp đôi so với năm trước từ 8.000đ – 10.000 đ/ kg năm 2012 lên 15.000 -16.000 đ/kg trong năm 2013 (Nguồn Báo công thương Việt Nam). Không chỉ giá thanh long trong nước tăng cao mà giá thanh long xuất khẩu cũng tăng mạnh:giá xuất khẩu thanh long đi Mỹ trong năm 2013 tăng hơn 53% so với năm 2012, hiện có mức giá trung bình khoảng 5 USD/kg. Giá xuất khẩu thanh long qua EU cũng tăng hơn 30% so với năm 2012, hiện có giá trung bình là 2,6 USD/kg. Giá xuất khẩu thanh long qua Thái Lan cũng tăng 51%, qua Trung Quốc tăng gần 20%,…(Nguồn: Chia sẻ của ông Nguyễn Văn Kỳ- Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit))
Nguồn: khảo sát từ tác giả. (xem phụ lục thống kê 2.10)
Biểu đồ 2.10.Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2013
Kết quả từ biểu đồ cho thấy trên 75% doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ở Long An trong năm qua lãi như mong muốn vì trong năm 2013 và quý I năm 2014. Dự đoán giá thanh long sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới khi mà thanh long chúng ta dần được các thị trường khó tính tiếp nhận. Nhu cầu thị trường là rất lớn tuy nhiên, việc có đủ sản lượng thanh long đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu hay khơng vẫn là một bài tốn nan giải, do đó tính đảm bảo ổn định trong chỉ tiêu kinh tế của xuất khẩu bền vững chưa được đảm bảo.
Lạc quan vào thị trường thanh long trong tương lai nên 100% các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long được khảo sát trên địa bàn tỉnh Long An có quyết định mở rộng quy mơ kinh doanh trong thời gian tới. Tuy nhiên để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trong tương lại các doanh nghiệp cần phải nổ lực tìm kiếm thị trường và xây dựng được nguồn cung ứng ổn định đáp ứng nhu cầu thị trường tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Thực trạng hiện nay, các nhà nhập khẩu Trung Quốc luôn hiểu được tầm quan trọng và vai trò của họ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long của Việt Nam nên xảy ra tình trạng vào những mùa lúc thanh long vào mùa họ ngưng mua thanh long, đẩy giá thanh long xuất thấp từ đó trục lợi.
Nguồn: Khảo sát của tác giả (xem phụ lục thống kê mục 2.11)
Đăng ký thương hiệu quốc tế cho trái thanh long Long An:
Nguồn: khảo sát từ tác giả (xem phụ lục thống kê 2.12).
Biểu đồ 2.12. Tình hình đăng ký thương hiệu cho trái thanh long tại các doanh nghiệp:
Hiện nay chưa có doanh nghiệp nào của Long An thực hiện đăng ký thương hiệu trong nước và quốc tế. Vì chủ yếu thanh long ở Long An được xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Các doanh nghiệp chưa thấy được tầm quan trọng của thương hiệu trong gía trị xuất khẩu của thanh long.
Ngược lại việc xây dựng thương hiệu được các hợp tác xã thanh long tại Long An thực hiện tốt. Mới đây, “Thanh Long Tầm Vu - Châu Thành - Long An” đã được chứng nhận bảo hộ độc quyền nhãn hiệu của văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ bảo hộ độc quyền tại Mỹ có giá trị 10 năm kể từ tháng 7/2012 ( Hợp tác xã thanh long Tầm Vu có 40 xã viên, 60 ha) và được tổ chức chứng nhận CAFECONTROL đánh giá và cấp giấy chứng nhận Global GAP vào tháng 7/2013 cho HTX Dương Xuân với diện tích 33,43ha (37 hộ nơng dân).
Ngồi ra cịn có 3 hợp tác xã khác được cục sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu hàng hóa:
Hợp tác xã thanh long Tầm Vu, Hợp tác xã Dương Xuân và Hợp tác xã Long Hội. Riêng Hợp tác xã thanh long Tầm Vu được Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (United State Patent and Trademark Office) cấp Giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.
+ Hợp tác xã thanh long Tầm Vu được cấp nhãn hiệu trong nước ngày 22/2/