2.4 Kết luận về sản xuấtvà xuất khẩu bền vững thanh long của Long An
2.4.2.4. Hạn chế 4: Thanh long trồng tự phát, thiếu quy hoạch dài hạn
Diện tích trồng thanh long được mở rộng qua các năm, nhưng thiếu quy hoạch, tự phát và manh mún. Tỷ lệ các hộ trồng thanh long tham gia hợp tác xã rất thấp (khoảng 300 hộ trong 6.800 hộ). Trong khi ở Bình Thuận tỷ lệ này là 100% vì tham gia vào hợp tác xã là nghĩa vụ bắt buộc của các hộ khi trồng thanh long. Tỉnh Long An đã có quy hoạch thủy lợi đến năm 2020 cho nông nghiệp, tuy nhiên, trong quy hoạch thủy lợi chỉ mới chú trọng đến cây lúa, chưa chi tiết đến hệ thống kênh mương và nguồn nước phục vụ cho các vùng đất quy hoạch trồng thanh long chuyên canh. Lợi thế của tỉnh Long An là có nhiều ao, hồ và các công tŕnh th ủy điện, các hệ thống kênh mương chính đã được đầu tư xây dựng kiên cố và khá đồng bộ. Theo quy hoạch thủy lợi tổng thể, cần phải chi tiết quy hoạch tạo nguồn nước để tưới cho vùng đất trồng thanh long. Như vậy, vừa phát huy được thế mạnh tiềm năng về thủy lợi của tỉnh vừa hỗ trợ thiết thực cho người nông dân đầu tư phát triển kinh tế, hạn chế đến việc khai thác nước ngầm hiện nay;
Hệ quả:
Khơng kiểm sốt được nguồn cung của thanh long, ảnh hưởng đến công tác quản lý và dự đoán biến động của giá thanh long trên thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro cho cả người sản xuất và xuất khẩu gây nên tính thiếu bền vững cho tương lai phát triển của trái thanh long Long An
Khó kiểm sốt và triển khai các kế hoạch vận động và hỗ trợ người dân trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.
2.4.2.5. Hạn chế 5: Kỹ thuật canh tác và trình độ cơ giới hóa trong các khâu còn hạn chế