Nợ quá hạn của BIDV Bến Tre giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 39 - 41)

Đvt: tỷ đồng, %.

Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trưởng so với năm trước

2010 2011 2012 2013 2014 2011 2012 2013 2014

1)- Nợ quá hạn 47,36 39,62 48,75 100,21 118,31 -

16,33% 23,04% 105,56% 18,06%

- Theo ngành kinh tế

+ Xây dựng 18,00 19,50 13,00 7,00 2,10 8,3% -33,3% -46,2% -70,0%

+ Nông nghiệp nông

thôn 11,70 1,75 8,30 5,60 19,00 -85,0% 374,3% -32,5% 239,3%

+ Công nghiệp chế biến 2,60 0,18 2,10 13,00 16,00 -93,1% 1066,7% 519,0% 23,1%

+ Thương mại dịch vụ 12,20 16,00 17,30 62,20 75,50 31,1% 8,1% 259,5% 21,4%

+ Ngành khác 2,86 2,19 8,05 12,41 5,71 -23,3% 267,0% 54,2% -54,0%

- Theo phân loại nợ

+ Nợ nhóm 1 3,83 0,42 13,20 67,80 3,10 -89,0% 3042,9% 413,6% -95,4% + Nợ nhóm 2 16,16 22,60 18,18 18,74 47,70 39,9% -19,6% 3,1% 154,5% + Nợ nhóm 3 15,20 0,52 4,52 0,61 10,70 -96,6% 769,2% -86,5% 1654,1% + Nợ nhóm 4 6,97 2,02 5,52 7,55 8,00 -71,0% 173,3% 36,8% 6,0% + Nợ nhóm 5 5,20 14,06 7,33 5,51 48,81 170,4% -47,9% -24,8% 785,8% 2)- Tỷ lệ nợ quá hạn 2,88% 2,16% 2,00% 3,35% 3,95% -24,9% -7,4% 67,3% 17,9%

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của BIDV Bến Tre và tính tốn của tác giả.

Qua số liệu tại bảng 2.5, theo tiêu chí phân loại nợ quá hạn theo ngành kinh tế cho thấy nợ quá hạn đến cuối năm 2014 ngành thương mại dịch vụ là 75,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất (63%) trong tổng nợ quá hạn, tỷ lệ tăng nhiều nhất là trong 02 năm 2013 (259,5%) và năm 2014 (21,4%) so với năm trước, rơi vào các trường hợp khách hàng kinh doanh thua lỗ, khả năng quản lý tài chính yếu kém như Cơng ty TNHH Xăng dầu Hồng Phương, Cơng ty TNHH TMXD Vân Bình, Cơng ty CP Thủy sản An Phát,…; Ngành nơng nghiệp nơng thơn có tỷ trọng nợ q hạn đứng thứ hai với số dư nợ quá hạn là 19 tỷ, chiếm 16% tổng nợ quá hạn; tiếp theo là ngành công nghiệp chế biến với số dư nợ quá hạn cuối năm 2014 là 16 tỷ đồng, chiếm 13% tổng nợ quá hạn; Nợ quá hạn ngành xây dựng và các ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn với số dư các ngành này là 7,81 tỷ đồng, chiếm 6% tổng nợ quá hạn. Trong đó ngành xây dựng có dư nợ quá hạn ngày càng giảm

do chính sách cấp tín dụng có kiểm sốt của BIDV lĩnh vực này góp phần kiểm sốt được nợ quá hạn ở mức thấp.

Theo tiêu chí nợ quá hạn theo phân loại nợ, nợ quá hạn nhóm 1 (quá hạn < 10 ngày) và nhóm 2 (quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày) chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ quá hạn. Cụ thể, năm 2013 số dư nợ quá hạn nhóm 1, 2 là 86,54 tỷ đồng, chiếm 86% tổng nợ quá hạn, các khoản nợ này đa số do khách hàng khó khăn tạm thời, hàng tồn kho chậm luân chuyển hoặc doanh thu bán hàng chưa về kịp nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, vì vậy khả năng thu hồi nợ đối với các khoản nợ quá hạn đến 90 ngày là khá cao. Tuy nhiên, khi khoản vay đã quá hạn trên 90 ngày thì nguy cơ rủi ro tăng lên, khoản vay khơng cịn khả năng thu hồi từ nguồn trả theo kế hoạch vay ban đầu, lúc này nguồn thu nợ của ngân hàng sẽ gặp khó khăn và Ngân hàng sẽ tính tốn đến phương án khác, trong đó có phương án xử lý, phát mãi tài sản để thu hồi nợ vay. Đây là phương án khá phức tạp và thường tốn kém rất nhiều thời gian, chi phí do nhiều nguyên nhân như: tính khả mại của tài sản, thiện chí hợp tác của khách hàng, khả năng hợp tác, hỗ trợ của chính quyền địa phương nơi có tài sản, tịa án, thi hành án, viện kiểm sát, tài nguyên môi trường, …

Đến năm 2014, nợ quá hạn nhóm 1 và 2 giảm xuống cịn 50,8 tỷ đồng, mức giảm 35,74 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 41% so với năm 2013. Trong khi đó, dư nợ quá hạn từ nhóm 3 (quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày), nhóm 4 (quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày), nhóm 5 (quá hạn >360 ngày) tăng nhanh từ 13,67 tỷ đồng năm 2013 lên 67,51 tỷ đồng năm 2014, tỷ lệ tăng 393%, trong đó nợ quá hạn nhóm 5 tăng cao nhất, mức tăng 43,3 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, các khách hàng có khoản nợ quá hạn nhóm 1,2 năm 2013 đã khơng khắc phục được tình trạng khó khăn tạm thời, khơng hồi phục được trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên khoản nợ quá hạn đã chuyển sang nợ quá hạn có mức độ rủi ro cao hơn (nợ nhóm 3,4,5) vào năm 2014. Tình hình nợ q hạn có xu hướng tăng cho thấy tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tăng, chất lượng tín dụng có dấu hiệu suy giảm, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của BIDV Bến Tre. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên nếu khơng có giải pháp xử lý nợ quá hạn hữu hiệu thì nguy cơ dẫn đến nợ

xấu tiếp tục tăng là điều không thể tránh khỏi, do vậy BIDV Bến Tre cần phải tích cực và quyết liệt hơn nữa trong công tác xử lý nợ quá hạn nhằm tối ưu hóa lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn.

2.3.2.2 Nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)