Hiệu suất sử dụng vốn H2 của BIDV Bến Tre giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 52 - 59)

2014

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng dư nợ cho vay 1.645 1.832 2.434 2.991 2.996 Tổng tài sản có 1.795 2.142 3.030 3.039 3.149 H2 (%) 91,64% 85,53% 80,33% 98,42% 95,14%

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Bến Tre qua các năm và tính tốn của tác giả.

Qua bảng số liệu cho thấy, trong giai đoạn 2010-2014, BIDV Bến Tre cũng như các TCTD khác, hệ số H2 chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, hệ số H2 của BIDV Bến Tre đạt từ 80% trở lên cho thấy hoạt động tín dụng của BIDV Bến Tre góp phần rất lớn vào lợi nhuận của BIDV Bến Tre trong giai đoạn này.

2.3.3.6 Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng

Biểu đồ 2.13: Hệ số mức sinh lời vốn TD của BIDV Bến Tre giai đoạn 2010-2014

Mức sinh lời vốn tín dụng phản ánh trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn. Hệ số này cao chứng tỏ ngân hàng thương mại hoạt động tín dụng có hiệu quả. Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn vay tạo ra mấy đồng thu nhập. Qua biểu đồ, cho thấy chỉ riêng năm 2011 là 16,84%, mức tăng 5,07% so với năm 2010 (11,77%) và cao nhất trong giai đoạn 5 năm 2010-2014. Từ năm 2011, hệ số này có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể hệ số này năm 2012 là 13,29%, mức giảm 3,55%, tỷ lệ giảm 21,09% so với năm 2011. Năm 2013 hệ số này là 10,75%, mức giảm 2,54%, tỷ lệ giảm 19,13% so với năm 2012, và đến năm 2014, hệ số này tiếp tục giảm 1,81%, xuống còn 8,94%, tỷ lệ giảm 16,84% so với năm 2013. Nguyên nhân sụt giảm liên tục của hệ số mức sinh lời vốn tín dụng là do các năm qua BIDV thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Chính Phủ, NHNN về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế của đất nước, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn này khá cao. Qua đó, dư nợ cho vay thuộc các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính Phủ, NHNN gồm các lĩnh vực cho vay nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, .... chiếm tỷ trọng cao (>50%) trong

tổng dư nợ cho vay của BIDV Bến Tre (cụ thể dư nợ vay đối tượng này năm 2013

là 1.529 tỷ đồng, chiếm 51% tổng dư nợ; năm 2014 là 1.744 tỷ đồng, chiếm 58% tổng dư nợ). Lãi suất cho vay ưu đãi áp dụng với các đối tượng này là khá thấp với mức chênh lệch lãi suất đầu vào (lãi suất mua vốn từ Hội sở chính) và đầu ra (lãi suất cho vay) chỉ từ 0,5% đến 1%/năm, sau khi trích lập dự phịng chung (0,75%)

012% 017% 013% 011%

009%

2010 2011 2012 2013 2014

thì hiệu quả của các khoản tín dụng này là rất thấp, thậm chí lỗ nếu phát sinh thêm trích lập dự phịng cụ thể nếu chất lượng khoản vay có vấn đề. Mặc dù vậy, bên cạnh những khoản vay thuộc lĩnh vực ưu tiên có chênh lệch lãi suất thấp thì bù lại Chi nhánh nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, quan tâm mở rộng cho vay các khoản vay trung dài hạn đầu tư dự án, cho vay bán lẻ, tiêu dùng có chênh lệch lãi suất tương đối cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, lợi nhuận từ tín dụng đóng góp đáng kể vào tổng lợi nhuận hàng năm của BIDV Bến Tre.

2.3.3.7 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.12:Tỷ lệ thu nhập từ HĐTD của BIDV Bến Tre giai đoạn 2010-2014

ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 - Dư nợ tín dụng bình qn 1.427 1.664 2.194 2.803 2.877 + Dư nợ TD bq TCKT 1.089 1.268 1.664 2.153 2.197 + Dư nợ TD bq bán lẻ 338 396 530 650 680 - Nim tín dụng (%) 0,96% 0,94% 2,10% 2,04% 2,24% + Doanh nghiệp 0,86% 0,64% 1,98% 1,98% 2,20% + Cá nhân (bán lẻ) 1,28% 1,90% 2,48% 2,24% 2,36% - Tổng TN rịng từ hoạt động tín dụng, trong đó: 13,70 15,64 46,07 57,18 64,44

+ Thu nhập từ cho vay TCKT 9,37 8,12 32,93 42,62 48,33

+ Thu nhập từ cho vay bán lẻ 4,33 7,52 13,14 14,56 16,11

Tổng TN hoạt động ròng 50,96 80,36 128,31 114,29 137,28 Tỷ lệ TN từ hoạt động TD (%) 26,88% 19,46% 35,91% 50,03% 46,94%

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Bến Tre qua các năm và tính tốn của tác giả.

Cơ cấu tỷ lệ thu nhập từ hoạt động TD trong tổng thu nhập của BIDV Bến Tre tăng trưởng không đều qua các năm trong giai đoạn 2010-2014. Cụ thể, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động TD tổng thu nhập năm 2010 là 26,88% và giảm trong 2011 xuống cịn 19,46% do chênh lệch lãi suất bình qn từ hoạt động TD bị thu hẹp. Sang năm 2012 tỷ lệ thu nhập từ hoạt động TD tổng thu nhập đã có bước cải thiện, đạt mức 35,91% và cuối năm 2013 con số này là 50,03%. Đến năm 2014, con số này là 46,94%, giảm nhẹ so với năm 2013 do tốc độ tăng trưởng dư nợ TD bình qn năm 2014 là khơng đáng kể (2,64%) so với năm 2013. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động TD bình quân trong tổng thu nhập trong giai đoạn 2010-2014 của BIDV Bến

Tre là 35,85%, cho thấy hoạt động TD của BIDV Bến Tre mặc dù có hiệu quả nhưng cịn chưa tương xứng với quy mô TD của BIDV Bến Tre. Điều này cũng thể hiện hiệu quả từ hoạt động HĐV, hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác là khá tốt, đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng thu nhập của BIDV Bến Tre.

Cũng qua bảng 2.12 cho thấy nim tín dụng bán lẻ qua các năm từ 2010 đến 2014 đều cao hơn nim tín dụng doanh nghiệp và nim tín dụng chung, điều này đồng nghĩa với việc BIDV Bến Tre đẩy mạnh tín dụng bán lẻ thì hiệu quả từ hoạt động tín dụng sẽ tốt hơn.

2.3.4 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại BIDV Bến Tre BIDV Bến Tre

Sau khi phân tích thực trạng tình hình hoạt động và hiệu quả tín dụng tại BIDV Bến Tre, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2014 của BIDV Bến Tre là tương đối tốt. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển bền vững, BIDV cần phát huy tối đa những ưu thế đã đạt được cũng như sớm khắc phục những mặt còn tồn tại hạn chế thông qua những giải pháp tác giả đề xuất ở chương 3. Để đảm bảo đưa ra những đề xuất, giải pháp mang tính thuyết phục, tác giả đã tiến hành gửi 40 mẫu khảo sát và nhận được phản hồi 32 mẫu khảo sát với đối tượng là các cán bộ từ chuyên viên, lãnh đạo cấp phòng, ban giam đốc tại BIDV Bến Tre và các TCTD trên địa bàn để tìm ra những yếu tố quan trọng cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Thời gian thực hiện: từ ngày 22/05/2015 đến 15/06/2015.

Kết quả khảo sát như sau:

- Các yếu tố bên ngồi: Trong số các yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng đến

hiệu quả hoạt động tín dụng của BIDV Bến Tre thì yếu tố mơi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất (điểm trung bình 3,78 so với thang điểm 5), thứ 2 là yếu tố uy tín, sự trung thực của khách hàng (điểm trung bình 3,63), thứ 3 là yếu tố môi trường cạnh tranh (điểm trung bình 3,5), thứ 4 là yếu tố mơi trường pháp lý (điểm trung bình 3,44), thứ 5 là yếu tố năng lực, trình độ của khách hàng (điểm trung bình 3,38), kế tiếp là yếu tố mơi trường chính trị xã hội và cuối cùng là yếu tố môi trường tự nhiên.

- Các yếu tố bên trong: Tương tự, trong số các yếu tố bên trong ảnh hưởng hiệu quả hoạt động tín dụng tại BIDV Bến Tre thì yếu tố quan trọng nhất là chính sách tín dụng (điểm trung bình 4,38), thứ 2 là yếu tố nguồn nhân lực (điểm trung bình 4,16), thứ 3 và thứ 4 là yếu tố thơng tin tín dụng và cơng tác thẩm định tín dụng (cùng có điểm trung bình 3,97), thứ 5 là yếu tố cơng tác kiểm tra giám sát (điểm trung bình 3,72), thứ 6 là yếu tố mạng lưới hoạt động (điểm trung bình 3,41), kế đến là yếu tố mơ hình tổ chức của ngân hàng (điểm trung bình 3,19) và cuối cùng là yếu tố hoạt động marketing.

2.4 Đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng tại BIDV Bến Tre giai đoạn 2010-2014 2014

2.4.1 Đánh giá những mặt đạt được - Về hiệu quả hoạt động tín dụng: - Về hiệu quả hoạt động tín dụng:

+ Vịng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ tương đối tốt, cho thấy BIDV Bến Tre sử dụng vốn cho vay hiệu quả, tuy nhiên có dấu hiệu sụt giảm.

+ Hiệu suất sử dụng vốn H1, H2 đều cao, BIDV Bến Tre tận dụng mọi nguồn vốn huy động để tăng trưởng tín dụng một cách có hiệu quả, thậm chí H1> 100%, tức là cho vay vượt quá nguồn vốn huy động. Về mặt lý thuyết, nếu xét đơn lẻ từng chi nhánh BIDV thì tỷ lệ dư nợ cho vay so với nguồn vốn huy động của BIDV Bến Tre vượt quá 80% là đã vi phạm quy định của NHNN và phải đối mặt nguy cơ rất lớn về rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, do BIDV áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung nên toàn bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) sẽ được chuyển về Hội sở chính BIDV, Hội sở chính BIDV sẽ chịu trách nhiệm cân đối điều hành vốn toàn hệ thống BIDV đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả và an toàn vốn theo quy định của NHNN. Các Chi nhánh BIDV, trong đó có BIDV Bến Tre khơng phải quan tâm đến vấn đề thanh khoản mà tập trung kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, phát huy thế mạnh của đơn vị mình, địa phương mình nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Đây chính là một trong những điểm thế mạnh trong cơ chế quản lý vốn tập trung của BIDV.

+ Tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi (NIM) đạt tốt (>3%), góp phần vào hiệu quả hoạt động của BIDV Bến Tre.

+ Lợi nhuận trước thuế của BIDV Bến Tre ngày càng tăng, kết quả năm sau cao hơn năm trước (tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân giai đoạn 2010-2014

khá cao 40%/năm), đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên ngày càng cao và ổn định, đồng thời đảm bảo trích đúng, trích đủ chi phí dự phịng rủi ro theo quy định của BIDV và của NHNN. Đến thời điểm cuối năm 2014, tại BIDV Bến Tre chưa phát sinh các khoản nợ bán cho VAMC.

- Về chất lượng tín dụng:

+ BIDV là đơn vị đi đầu trong khối các NHTM áp dụng chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực quốc tế vào công tác phân loại nợ nên số liệu phân loại nợ định kỳ phản ánh tương đối chính xác thực trạng chất lượng tín dụng của đơn vị.

+ Chất lượng tín dụng tại BIDV Bến Tre được kiểm soát tốt qua các năm, mặc dù đến cuối năm 2014 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu có chiều hướng tăng nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của BIDV.

- Về quy mô hoạt động:

Bảng 2.13: Thị phần hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2014. TT Ngân hàng/ Thị phần Năm 2010 2011 2012 2013 2014 I Thị phần tín dụng 1 BIDV 14,6% 15,2% 18,8% 19,7% 18,9% 2 Vietinbank 13,3% 11,7% 7,2% 6,3% 10,0% 3 Agribank 39,6% 39,1% 41,0% 42,3% 35,0% 4 MHB 5,5% 4,7% 4,6% 4,5% 3,5% 5 Sacombank 3,6% 5,0% 4,9% 4,8% 5,9% 6 ĐongAbank 2,4% 2,5% 2,6% 2,3% 3,1% 7 SCB 5,9% 6,2% 5,5% 4,4% 5,0% 8 KienLongbank 1,8% 2,3% 1,8% 1,6% 2,5% 9 Xây dựng 0,4% 0,2% 0,1% 0,3% 0,4% 10 ACB 0,0% 0,3% 0,5% 0,8% 0,9% 11 Phương Nam 0,0% 0,0% 0,1% 0,0% 0,8%

12 Lienvietpostbank 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,8% 13 Khác (NHPT,NH CSXH, QTDND) 12,9% 12,8% 12,9% 13,0% 13,2% Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100% II Thị phần huy động vốn 1 BIDV 21,1% 19,9% 20,0% 17,2% 12,4% 2 Vietinbank 12,1% 11,6% 10,5% 10,8% 11,0% 3 Agribank 39,8% 39,3% 40,5% 40,2% 39,0% 4 MHB 5,3% 4,8% 4,0% 4,3% 7,0% 5 Sacombank 9,2% 8,3% 7,6% 8,5% 9,5% 6 ĐongAbank 4,2% 3,8% 4,4% 4,2% 4,5% 7 SCB 3,7% 2,8% 3,1% 4,2% 3,7% 8 KienLongbank 2,0% 3,6% 3,0% 2,7% 3,0% 9 Xây dựng 1,1% 1,4% 2,3% 3,1% 3,2% 10 ACB 0,0% 1,5% 0,9% 1,4% 1,7% 11 Phương Nam 0,0% 1,5% 2,3% 1,5% 1,6% 12 Lienvietpostbank 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 1,2% 13 Khác (NHPT,NH CSXH, QTDND) 1,5% 1,5% 1,4% 1,9% 2,2% Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100% III Thị phần dịch vụ 1 BIDV 34,3% 41,0% 41,3% 35,8% 37,1% 2 Vietinbank 30,5% 8,8% 9,7% 10,6% 12,0% 3 Agribank 24,1% 31,7% 30,0% 24,6% 21,0% 4 MHB 3,1% 1,4% 1,6% 3,0% 2,7% 5 Sacombank 4,8% 11,0% 11,1% 17,7% 17,0% 6 ĐongAbank 1,2% 3,6% 4,1% 2,2% 3,5% 7 SCB 1,3% 0,6% 0,1% 1,0% 0,9% 8 KienLongbank 0,2% 0,7% 0,8% 2,0% 1,8% 9 Xây dựng 0,5% 0,7% 0,3% 1,0% 1,2% 10 ACB 0,0% 0,4% 1,0% 2,0% 1,8% 11 Phương Nam 0,0% 0,1% 0,1% 0,1% 0,7% 12 Lienvietpostbank 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,3% 13 Khác (NHPT,NH CSXH, QTDND) 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bến Tre và tính tốn của tác giả

+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao trong giai đoạn 2010-2014 (18,06%), thị phần dư nợ là 18,9%, chiếm vị trí thứ 2 sau Agribank Bến Tre (35%) về thị phần trên địa bàn tỉnh; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương và chủ trương của nhà nước, ưu tiên

tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính Phủ như cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa…nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Việc tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng, an tồn và hiệu quả, tn thủ đúng giới hạn tín dụng theo sự chỉ đạo điều hành của BIDV và của Chi nhánh trong từng thời kỳ.

+ Nguồn vốn huy động của BIDV Bến Tre đến cuối năm 2014 đứng thứ hai sau Agribank Bến Tre về thị phần, đạt 12,39%. Năm 2014, HĐV đạt 2.507 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng HĐV (78%), đây là nguồn vốn có tính chất ổn định lâu dài tạo nền vốn vững chắc cho BIDV Bến Tre. Về kỳ hạn, đến cuối năm 2014, nguồn huy động có kỳ hạn > 12 tháng của BIDV Bến Tre đạt 644 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 25,69% trong tổng vốn huy động, đáp ứng tốt nhu cầu tín dụng trung dài hạn tại địa phương nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, thị phần huy động vốn đang bị thu hẹp dần, nhất là thời điểm cuối năm 2014.

+ Thị phần thu dịch vụ chiếm tỷ trọng cao (37,1%), chiếm vị trí dẫn đầu thị phần thu dịch vụ khối các TCTD trên địa bàn tỉnh. Đây là nguồn thu quan trọng góp phần tăng nguồn thu, nâng cao hiệu quả hoạt cho BIDV Bến Tre.

- Về chất lượng đội ngũ cán bộ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)