Nợ xấu tại BIDV Bến Tre giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 41)

Đvt: tỷ đồng, %.

Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trưởng so với năm trước

2010 2011 2012 2013 2014 2011 2012 2013 2014 1)- Nợ xấu 29,55 17,56 19,80 15,67 68,13 - 40,58% 12,77% - 20,87% 334,78% - Theo ngành kinh tế + Xây dựng 9,20 12,40 7,00 0,26 2,10 34,8% -43,5% -96,3% 707,7%

+ Nông nghiệp nông

thôn 5,10 0,83 2,70 2,60 1,80 -83,7% 225,3% -3,7% -30,8%

+ Công nghiệp chế biến 2,40 0,18 0,13 0,44 16,00 -92,5% -27,8% 238,5% 3536,4%

+ Thương mại dịch vụ 8,96 2,86 4,30 12,02 47,00 -68,1% 50,3% 179,5% 291,0%

+ Ngành khác 3,89 1,29 5,67 0,35 1,23 -66,8% 339,8% -93,8% 251,4%

- Theo phân loại nợ

+ Nợ nhóm 3 16,00 1,15 4,62 0,61 10,93 -92,8% 301,7% -86,8% 1691,8%

+ Nợ nhóm 4 8,32 2,33 5,53 7,55 8,40 -72,0% 137,3% 36,5% 11,3%

+ Nợ nhóm 5 5,23 14,08 9,65 7,51 48,80 169,2% -31,5% -22,2% 549,8%

2)- Tỷ lệ nợ xấu 1,80% 0,96% 0,81% 0,52% 2,27% -46,6% -15,1% -35,6% 334,1%

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Bến Tre qua các năm và tính tốn của tác giả.

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2010-2014

Qua số liệu tại bảng 2.6 và biểu đồ 2.8 cho thấy tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm từ năm 2010 đến năm 2013. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu

002% 001% 001% 001% 002% 2010 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu

(theo Điều 7-QĐ 493/2007/QĐ-NHNN) là 0,52% (số tuyệt đối là 15,67 tỷ đồng), giảm 1,28% so với cuối năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu (theo Điều 7-QĐ 493/2007/QĐ- NHNN) bình quân giai đoạn 2010-2013 của BIDV Bến Tre là 1,02%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu bình qn tồn hệ thống BIDV (3%). Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu tăng khá cao, ở mức 68,13 tỷ đồng, tương đương 2,27% trên tổng dư nợ vay, tăng 52,46 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 335% so với thời điểm cuối năm 2013. Nguyên nhân nợ xấu tăng chủ yếu là do khách hàng kinh doanh không hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hàng hóa chậm luân chuyển, tồn kho nhiều, bên cạnh đó việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích lấy vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị, đặc biệt có một số khách hàng sử dụng vốn lưu động mua bất động sản, nhà đất …dẫn đến hậu quả là mất cân đối vốn, khả năng thanh khoản kém, nền kinh tế suy thoái, lạm phát, lãi suất tăng cao, vốn ngân sách chậm thanh toán nên các doanh nghiệp gặp khơng ít khó khăn trong việc quay vịng vốn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng làm phát sinh nợ quá hạn và cuối cùng là nợ xấu. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác là do áp dụng tiêu chí phân loại nợ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi ( hiệu lực từ 01/06/2014) làm cho dư nợ xấu cuối năm 2014 tăng cao.

2.3.2.3 Lãi treo

Biểu đồ 2.9: Lãi treo giai đoạn 2010-2014

15.9 14.83 11.26 8.06 19.61 2010 2011 2012 2013 2014

Về lãi treo: là khoản lãi mà ngân hàng chưa thu được tính trên số dư của các khoản nợ vay được phân loại nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 và phần lãi quá hạn (lãi phạt chậm trả) chưa thu được của các khoản nợ được phân loại nợ vào nhóm 1 theo

quy định của NHNN. Cũng giống như tỷ lệ nợ xấu, số dư lãi treo của BIDV Bến Tre có xu hướng giảm qua các năm từ 2010 đến 2013. Cụ thể, số dư lãi treo năm 2011 là 14,83 tỷ đồng, giảm 1,07 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 6% so với năm 2010. Năm 2012 là 11,26 tỷ đồng, giảm 3,57 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 24% so với năm 2011. Đến cuối năm 2013, số dư lãi treo của BIDV Bến Tre là 8,06 tỷ đồng, giảm 3,20 tỷ đồng so với cuối năm 2012 và thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2010-2013. Điều đó cho thấy sự tích cực của BIDV Bến Tre trong cơng tác thu hồi, xử lý các khoản nợ. Tuy nhiên, giống như chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, số dư lãi treo của BIDV Bến Tre có xu hướng tăng cao trong năm 2014. Số dư lãi treo đến cuối năm 2014 là 19,61 tỷ đồng, tăng 11,55 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 143,3% so với cuối năm 2013 cho thấy khả năng thu hồi nợ của BIDV Bến Tre gặp khó khăn, lãi đến hạn, quá hạn chưa thu hồi được ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến nguồn thu cũng như lợi nhuận của BIDV Bến Tre.

2.3.2.4 Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro

Bảng 2.7: Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của BIDV Bến Tre

giai đoạn 2010-2014 Đvt: tỷ đồng ; % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Dư nợ tín dụng bình qn 1.427 1.664 2.194 2.803 2.877 Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng 1,72 15,38 19,09 9,57 27,42 Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng (%) 0,12% 0,92% 0,87% 0,34% 0,95%

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng giai đoạn 2010-2014

Qua số liệu tại bảng 2.7 và biểu đồ 2.10, cho thấy tình hình trích lập dự phịng rủi ro có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, số tiền trích lập DPRR là 1,72 tỷ đồng với tỷ lệ trích lập DPRR trên tổng dư nợ là 0,12%. Năm 2011, số tiền trích lập DPRR là 15,38 tỷ đồng, tăng 13,66 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 794% so với năm 2010, làm tỷ lệ trích lập DPRR trên tổng dư nợ tăng lên ở mức 0,92%. Sang năm 2012, số dư trích lập DPRR tiếp tục tăng thêm 3,71 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 24% so với năm 2011. Tuy nhiên, do tỷ lệ tăng tổng dư nợ nhanh hơn tỷ lệ tăng trích lập DPRR nên làm cho tỷ lệ trích lập DPRR trên tổng dư nợ giảm từ mức 0,92% năm 2011 xuống còn 0,87% năm 2012. Sang năm 2013, cùng với việc chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chỉ ở mức 0,52% nên số dư trích lập DPRR cũng giảm 9,52 tỷ đồng, xuống còn 9,57 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 50% so với năm 2012. Qua đó, kéo theo tỷ lệ trích lập DPRR trên tổng dư nợ giảm xuống còn 0,34%. Trong năm 2014, tình hình chất lượng tín dụng có xu hướng giảm, nợ xấu gia tăng một phần do tình hình kinh tế khó khăn, một phần do áp dụng phân loại nợ theo Thông tư 02 làm tăng nợ xấu với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2014 là 2,27%, kéo theo số dư trích lập DPRR tăng lên mức 27,42 tỷ đồng, tăng 17,85 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 187% so với năm 2013. Tỷ lệ trích lập DPRR trên tổng dư nợ cũng tăng từ 0,34% năm 2013 lên 0,95% năm 2014.

000% 001% 001% 000% 001% 2010 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng (%)

2.3.3 Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng của BIDV Bến Tre giai đoạn 2010-2014 ĐVT: tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng thu nhập hoạt động ròng (1+2+3+4) 50,96 80,36 128,31 114,29 137,28 HĐV cuối kỳ 1.724 2.046 2.654 2.543 2.507 HĐV bình quân 1.389 1.775 2.260 2.660 2.532 Dư nợ cuối kỳ 1.645 1.832 2.434 2.991 2.996

Dư nợ bình quân (Tổng TSC sinh lời

BQ) 1.427 1.664 2.194 2.803 2.877

Doanh số cho vay 3.721 4.979 7.734 7.448 7.386

Doanh số thu nợ 3.413 4.792 7.372 6.891 7.381

Hệ số thu nợ (%) 91,72% 96,24% 95,32% 92,52% 99,93% Vịng quay vốn tín dụng (vịng) 2,39 2,88 3,36 2,46 2,57 Hiệu suất sử dụng vốn 95,42% 89,54% 91,71% 117,62% 119,51% Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra (%) 2,52% 4,45% 2,90% 2,24% 2,68% Thu lãi cho vay 167,97 280,29 291,61 301,28 257,15 Trả lãi HĐV 128,439 219,956 234,78 226,37 158,52 Chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và chi

trả lãi tiền gửi 39,53 60,33 56,83 74,91 98,63

Hệ số mức sinh lời vốn tín dụng (%) 11,77% 16,84% 13,29% 10,75% 8,94% Thu nhập từ hoạt động tín dụng 13,70 15,64 46,07 57,18 64,44 Tỷ lệ thu nhập từ tín dụng (%) 26,88% 19,46% 35,91% 50,03% 46,94% Tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi -NIM (%) 2,77% 3,63% 2,59% 2,67% 3,43%

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Bến Tre qua các năm và tính tốn của tác giả.

2.3.3.1 Vịng quay vốn tín dụng

Theo bảng 2.8, vịng quay vốn tín dụng của BIDV Bến Tre tương đối tốt và có xu hướng cải thiện dần qua các năm từ 2010 đến 2012, cụ thể vịng quay vốn tín dụng từ năm 2010 đến 2012 lần lượt là : 2,39 vòng năm 2010; 2,88 vòng năm 2011; 3,36 vịng năm 2010. Điều đó chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tốt, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hơn, rủi ro ít hơn và chất lượng tín dụng cũng nâng cao,

đồng thời phản ánh BIDV sử dụng vốn vay có hiệu quả. Tuy nhiên, trong 2 năm 2013 và 2014, mặc dù năm 2013 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn (30%) cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trung dài hạn (chỉ tăng 9,61%) so với năm 2012; thậm chí năm 2014 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trung dài hạn giảm 17% trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn có tăng trưởng 7,88% so với năm 2013 nhưng vịng quay vốn tín dụng lại có dấu hiệu sụt giảm, cụ thể là 2,46 năm 2013 và 2,57 năm 2014. Điều đó cho thấy có sự sụt giảm trong chất lượng tín dụng của BIDV Bến Tre trong năm 2013 và 2014.

2.3.3.2 Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng vay hay thiện chí trả nợ của khách hàng trong thời kỳ nhất định, giúp đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ ngân hàng. Qua số liệu bảng 2.8 cho thấy hệ số thu nợ của BIDV Bến Tre khá tốt qua các năm từ 2010-2014, cụ thể : năm 2010 là 91,72%; năm 2011 là 96,24%; năm 2012 là 95,32%; năm 2013 là 92,52% và năm 2014 là 99,93%. Hệ số thu nợ cao >90% và tăng dần qua các năm, chứng tỏ BIDV Bến Tre luôn quan tâm đến công tác quản lý, theo dõi, và thu hồi nợ, tuân thủ nguyên tắc tín dụng nhằm đem lại hiệu quả tín dụng cao nhất cho chi nhánh.

Liên quan đến phân tích ở trên, chất lượng tín dụng của BIDV Bến Tre có dấu hiệu sụt giảm trong năm 2013 và 2014. Nhìn vào bảng hệ số thu nợ của BIDV Bến Tre qua các năm, ta thấy năm 2013 hệ số thu nợ là 92,52%, giảm thấp hơn so với các năm trước và sau liền kề, bởi một số khoản nợ BIDV Bến Tre đã không thu hồi nợ đúng hạn do khách hàng kinh doanh không hiệu quả, cụ thể là dù số dư nợ xấu không tăng (thực tế giảm 4,13 tỷ so với cuối năm 2012) nhưng nợ quá hạn tăng đột biến từ 48,75 tỷ đồng năm 2012 lên 100,21 tỷ đồng năm 2013, tỷ lệ tăng là 106%, tập trung vào một số khách hàng lớn như Cơng ty TNHH Xăng dầu Hồng Phương, Cơng ty TNHH TMXD Vân Bình, Cơng ty CP Thủy sản An Phát,.... Sang năm 2014, mặc dù hệ số thu nợ so với doanh số cho vay có tăng, tuy nhiên các khoản vay có nợ quá hạn vào thời điểm cuối năm 2013 vẫn chưa thu được nợ trong

năm 2014, và việc chuyển nhóm nợ các khoản vay này sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn đã làm phát sinh thêm nợ xấu mới, nâng tỷ lệ nợ xấu của BIDV Bến Tre từ 0,52% năm 2013 lên 2,27% thời điểm cuối năm 2014, chất lượng tín dụng sụt giảm.

2.3.3.3 Chênh lệch lãi suất bình quân

Là chỉ tiêu truyền thống đánh giá thu nhập của Ngân hàng, đo lường hiệu quả đối với họat động trung gian của Ngân hàng trong quá trình HĐV và cho vay, đồng thời đo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường của Ngân hàng.

Biểu đồ 2.11 : Chênh lệch lãi suất bình quân của BIDV Bến Tre giai đoạn

2010-2014.

Qua biểu đồ 2.11, cho thấy chỉ tiêu này có mức ổn định thấp, tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010 là 2,52%; năm 2011 tăng đột biến lên 4,45%, mức tăng 1,93%%, tỷ lệ tăng 76% so với năm 2010; năm 2012 giảm xuống còn 2,9%, mức giảm 1,55%, tỷ lệ giảm 34% so với năm 2011; năm 2013 tiếp tục giảm xuống còn 2,24%, mức giảm 0,66%, tỷ lệ giảm 22% so với năm 2012; năm 2014 là 2,68%, có tăng nhẹ so với năm 2013, mức tăng 0,44%, tỷ lệ tăng là 19%. Chênh lệch lãi suất bình quân trung bình trong 5 năm là 2,96%, cho thấy hoạt động tín dụng tuy có hiệu quả nhưng chưa cao. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, BIDV Bến Tre cần tận dụng mọi nguồn lực để tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhất và an toàn nhất, đồng thời cần phải khơi tăng tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất thấp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình qn như phân tích ở trên phản ánh cơ bản hiệu quả của BIDV Bến Tre về mặt lý thuyết, tuy nhiên chưa phản ánh chính xác

003%

004%

003% 002% 003%

2010 2011 2012 2013 2014

Biểu đồ chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra bình quân (%)

hiệu quả hoạt động của BIDV Bến Tre do đặc thù cơ chế quản lý vốn tập trung, hay gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing) trong toàn hệ thống BIDV. Theo cơ chế này, công tác điều hành vốn nội bộ được chuyển từ cơ chế “vay/gửi” sang cơ chế “mua/bán” vốn. Cùng với sự chuyển đổi này thì tồn bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) sẽ được chuyển về Hội sở chính BIDV. Lãi suất hay giá của hoạt động “mua/bán” vốn (giá chuyển vốn FTP) trong từng thời điểm do Hội sở chính BIDV xác định và thông báo tới các Chi nhánh, và đây là cơ sở xác định chính xác hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh BIDV. Phần này tác giả sẽ tiếp tục phân tích qua chỉ tiêu Tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi (NIM) tại mục 2.3.3.4 dưới đây.

2.3.3.4 Tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi (NIM)

Như đã trình bày ở trên, do BIDV áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, hay gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing) được quản lý bởi Trung tâm vốn tại Hội sở chính. Các Chi nhánh BIDV trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính thơng qua Trung tâm vốn. Hội sở chính sẽ mua tồn bộ tài sản Nợ của Chi nhánh và bán vốn để Chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập/chi phí của từng Chi nhánh được xác định thơng qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính, còn gọi là tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi (NIM)

Hình 2.1: Hội sở chính thực hiện điều hịa vốn giữa các Chi nhánh thông qua cơ chế “mua/bán” vốn tập trung

Tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi (NIM) là một trong những thướt đo hiệu quả hoạt động của các NHTM, nếu tỷ lệ này càng lớn thì lợi nhuận của Ngân hàng càng cao và ngược lại. Tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi (NIM) của chi nhánh được xác định theo hướng dẫn tại Công văn số 0200/CV-NVKD1 ngày 12/01/2007 của BIDV bằng công thức sau:

Thu nhập từ lãi - Chi phí trả lãi NIM = ------------------------------------------ (Tài sản Nợ + Tài sản Có) /2

Trong đó:

+ Thu nhập từ lãi: là thu nhập từ thu lãi đối với khách hàng và thu nhập từ bán vốn cho Hội sở chính.

+ Chi phí trả lãi: là chi phí trả lãi cho khách hàng và chi phí từ mua vốn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)