Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 48)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh

Vƣợng.

2.2.1. Hoạt động tín dụng.

Trong năm qua, VPBank đã thực hiện đúng tiến độ các dự án chiến lược, đặc biệt là các dự án ở các khối kinh doanh trọng tâm thuộc 2 khối Khách hàng Cá nhân, khối Khách hàng Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ cùng với các dự án chiến lược khai thác triệt để cơ hội ở các khối kinh doanh khác. Nhờ vậy, hoạt động cho vay và huy động đã đạt được các kết quả đáng khích lệ.

Cho vay khách hàng năm 2013 đạt 52.474 tỷ đồng, tăng 15.571 tỷ đồng (tương đương 42%) so với cuối năm 2012, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc so với mức bình qn trong vịng 3 năm qua và tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng chung tồn ngành. Có được điều này là nhờ VPBank áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng khách hàng trong thời kỳ kinh tế cịn khó khăn.

Biểu đồ 2.1: Dƣ nợ khách hàng giai đoạn 2011-2013.

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2013, 2012) Cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 29.524 tỷ đồng và cho vay cá nhân đạt 22.950 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 54% và 29% so với 2012. Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm 56% trong tổng dư nợ (trong đó chủ yếu là cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ). Điều này hoàn toàn đi theo đúng chiến lược bán lẻ của VPBank là chú trọng phát triển hỗ trợ phân khúc khách hàng cá nhân và phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngay từ đầu năm, VPBank đã linh hoạt áp dụng các chương trình tín dụng ưu đãi cho khách hàng như: 1.000 tỷ đồng cho Chương trình "Cho vay mua ơ tơ - Cơn lốc siêu ưu đãi” với lãi suất ưu đãi 6%/năm cho 6 tháng đầu tiên, Chương trình “SME Success 2013”, "Cho vay VNĐ lãi suất ngoại tệ”... Thêm vào đó, năm 2013 VPBank đã được NHNN phê duyệt để được lựa chọn tham gia Dự án SMEFP II & III do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ cho Việt Nam.

29184

36903

52474

2011 2012 2013

Biểu đồ 2.2: Dƣ nợ theo cơ cấu khách hàng giai đoạn 2011 – 2013

(nguồn: Báo cáo thường niên 2013, 2012) Song song với tăng trưởng tín dụng, VPBank đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tài sản và kiểm sốt chất lượng tín dụng. Điển hình là việc hồn tất triển khai quy trình xử lý và phê duyệt tín dụng tập trung, đẩy mạnh và chun mơn hóa cơng tác thu hồi nợ. Chính vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu ln được kiểm sốt ở mức an tồn, duy trì ở mức 2,81% cuối năm 2013.

Ngồi ra, VPBank cũng là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc xúc tiến nghiên cứu triển khai Hiệp ước vốn theo chuẩn BaseL II với sự phối hợp của các đơn vị tư vấn nước ngoài, bao gồm việc xây dựng chiến lược tổng thể về hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng, thị trường, hoạt động, tính tốn vốn, hệ thống ICAAP.

2.2.2. Sự cần thiết phải áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng. thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng.

- Do yêu cầu hạn chế rủi ro tín dụng.

Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn hết. Có thể nói rủi ro là được xem như là yếu tố không tách rời với quá trình hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường. Rủi ro trong cho vay cịn được nhân lên gấp đơi, bởi vì ngân hàng khơng những phải hứng

16947 17741 22950

12237

19162

29524

2011 2012 2013

chịu các rủi ro do các nguyên nhân chủ quan của mình, mà cịn gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra.

Rủi ro tín dụng ln gắn liền với hoạt động cho vay của ngân hàng. Việc đánh giá rủi ro này là trách nhiệm của ngân hàng. Các ngân hàng ln tìm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm những lợi tức cao nhất có thể có ở các món cho vay, đồng thời cố gắng giảm thiểu rủi ro liên quan đến các hoạt động cho vay như: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định các hạn mức tín dụng, tài sản thế chấp…Mặc dù vậy không một ngân hàng nào, không một tổ chức nào có thể dự đốn hết được những rủi ro có thể xảy ra.

Hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng khó khăn, rủi ro của nó ngày một lớn, địi hỏi phải có những biện pháp phịng ngừa, hạn chế các rủi ro để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng thương mại. Trong xu thế đó xếp hạng tín dụng là một kỹ thuật ngày càng được chú ý rộng rãi trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì kết quả xếp hạng tín dụng đã cho thấy phần nào mức độ rủi ro của khách hàng vay, kết quả xếp hạng càng thấp thì rủi ro cho vay càng lớn chính vì vậy để hạn chế rủi ro các ngân hàng thương mại thường lựa chọn những khách hàng có kết quả xếp hạng ở một mức độ nào đó.

- Do yêu cầu lựa chọn khách hàng cho vay.

Lưạ chọn khách hàng cho vay luôn là một quyết định quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi đưa ra quyết định lựa chọn khơng phù hợp có thể dẫn đến rủi ro rất lớn do khách hàng không trả được nợ. Dựa vào cơ sở nào để ngân hàng quyết định cho vay hay từ chối cho vay? Khi xem xét quyết định cho vay ngân hàng thường căn cứ vào tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ… Tuy nhiên khi đã có hệ thống xếp hạng tín dụng, ngân hàng có thể căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng để lựa chọn khách hàng đặt quan hệ. Chỉ những khách hàng có kết quả xếp hạng từ một mức rủi ro nào đó ngân hàng mới xem xét cho vay.

Theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, thì các tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Việc hỗ trợ của hệ thống tín dụng nội bộ được được thể hiện ở chỗ kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ làm căn cứ để tính tốn và trích lập dự phịng rủi ro. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm:

+ Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;

+ Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính theo cam kết;

+ Uy tín đối với tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây;

+ Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

Mỗi năm tổ chức tín dụng phải đánh giá lại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phịng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Nợ được phân thành các nhóm như sau:

+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

- Xây dựng chính sách khách hàng.

Chính sách khách hàng của ngân hàng sẽ được áp dụng cho từng nhóm khách hàng dựa trên kết quả xếp hạng. Chính sách khách hàng bao gồm :

+ Chính sách cấp tín dụng:

Tùy thuộc vào thứ hạng xếp hạng của doanh nghiệp mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tín dụng khác nhau. Những khách hàng có thứ hạng tín nhiệm cao sẽ được ngân hàng cung cấp khơng giới hạn các sản phẩm tín dụng như cho vay ngắn hạn theo hạn mức, cho vay trung và dài hạn…

+ Chính sách lãi suất:

Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng, ngân hàng sẽ áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Những khách hàng có thứ hạng xếp hạng cao sẽ được những mức lãi suất ưu đãi hơn so với những khách hàng có thứ hạng xếp hạng thấp.

+ Chính sách tài sản đảm bảo tiền vay:

Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín nhiệm, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách đảm bảo tiền vay khác nhau như không cần tài sản đảm bảo, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng tài sản của khách hàng vay hoặc của bên thứ ba.

+ Chính sách các loại phí:

Những khách hàng có mức độ rủi ro thấp sẽ được ngân hàng áp dụng các loại phí thấp hơn so với các khách hàng có độ rủi ro cao hơn.

2.3. Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ

phần Việt Nam Thịnh Vƣợng.

2.3.1. Giới thiệu về hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ

phần Việt Nam Thịnh Vƣợng.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã xây dựng và triển khai ứng dụng XHTD khách hàng từ năm 2003 theo hướng dẫn của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính thuộc Ngân hàng Thế giới (WorldBank), đến nay, hệ thống xếp hạng nội bộ này đã được chỉnh sửa nhiều lần nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh

tế xã hội đã thay đổi và các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam cam kết. Hiện tại, NHNN đang yêu cầu các NHTM phải thường xuyên rà soát điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ để có thể áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, và chuẩn bị cơ sở để áp dụng phân loại nợ theo ma trận của Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Một trong số các yêu cầu đối với hệ thống XHTD của NHTM bao gồm:

Hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mơ hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng.

Hàng năm, tổ chức tín dụng phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phịng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật

Nhằm đáp ứng theo yêu cầu của NHNN về phân loại nợ và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro, VPBank đã xem xét điều chỉnh hệ thống XHTD theo kịp với nhu cầu ngày càng cao về quản trị rủi ro tín dụng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Basel II.Hiện tại VPBank xếp hạng tín dụng khách hàng dựa trên đánh giá về khả năng phá sản của khách hàng (PD).

Các đối tượng khách hàng được VPBank xếp hạng tín dụng để đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng bao gồm:

- Khách hàng là doanh nghiệp lớn.

- Khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Khách hàng là cá nhân.

Tùy theo từng đối tượng khách hàng cụ thể , VPBank xây dựng quy trình xếp hạng tín dụng riêng áp dụng thống nhất trong tồn hệ thống.

Kết quả đánh giá tín dụng kết hợp sẽ là một trong những căn cứ để Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng xét duyệt khoản tín dụng. Dựa vào kết quả cụ thể của mỗi khách

hàng để đề xuất ý kiến giải quyết theo hướng:

- Phê duyệt những khoản tín dụng đạt kết quả đánh giá tín dụng từ “Trung bình” trở lên. Ưu tiên những khoản tín dụng có mức đánh giá khá và tốt.

- Áp dụng mức lãi suất và phí bình thường theo quy định hiện hành của VPBank đối với các khách hàng loại “trung bình”, và áp dụng lãi suất và phí giảm dần theo thứ tự ưu tiên đối với khách hàng thuộc các loại: Khá,Tốt.

2.3.2. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng.

Theo quy định số 113/2013/QĐi-HĐQT của VPBank, xếp hạng tín của VPBank với mục tiêu cơ bản là dự đoán khả năng vỡ nợ của khách hàng. Việc phân tích dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc 1: Phân tích các yếu tố định tính và định lượng.

Các chỉ tiêu liên quan đến xếp hạng gồm :

+ Các dữ liệu định lượng : Là những quan sát được đo lường bằng số, các dữ liệu được lấy trên các báo cáo tài chính. Ví dụ như những chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí trả lãi vay, vốn lưu động.

+ Các dữ liệu định tính: Đó là những quan sát không đo lường được bằng số. Trong tập dữ liệu định tính mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một kiểu loại nào đó. Ví dụ như tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của cơng ty, sự đa dạng hố hoạt động và các luật lệ, quy định.

Nguyên tắc 2: Việc phân tích được tiến hành bằng phương pháp “trên - xuống”,

có nghĩa là phân tích từ các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến công ty đến các yếu tố của bản thân cơng ty theo trình tự sau:

+ Phân tích rủi ro mang tính vĩ mơ về xu hướng của quốc gia, ngành như tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, sự ổn định về chính trị, chính sách tài chính, sự mở cửa thị trường …;

+ Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh như tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của cơng ty, sự đa dạng hố hoạt động và các luật lệ quy định;

+ Phân tích rủi ro tài chính bao gồm hàng loạt chỉ tiêu phụ thuộc vào từng ngành nghề, kết hợp so sánh giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh, xem xét độ linh hoạt tài chính cũng như chính sách tài chính;

+ Phân tích hướng phát triển của cơng ty như chất lượng ban quản lý và chiến lược kinh doanh;

+ Phân tích tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

Nguyên tắc 3: Xây dựng thang điểm các chỉ tiêu đơn giản, dễ hiểu, dễ so sánh:

Các chỉ tiêu được cho điểm, sau đó tổng hợp lại và phản ánh qua ký hiệu xếp hạng.

2.3.3. Mơ hình xếp hạng tín dụng. 2.3.3.1. Xếp hạng tín dụng cá nhân. 2.3.3.1. Xếp hạng tín dụng cá nhân.

Theo quy đinh số 05/2013/QĐi-TGĐ về xếp hạng tín dụng cá nhân, hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của VPBank gồm những nội dung cơ sản sau:

Mục đích.

Quy định thống nhất việc xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Tạo cơ sở cho việc xem xét đánh giá và quản lý khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm tín dụng.

Làm căn cứ xây dựng các chính sách phù hợp cho từng loại sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân.

Đo lường rủi ro về khả năng trả nợ của đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)