6. Kết cấu của đề tài
2.4. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng của VPBank
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc.
- Đảm bảo tính thống nhất trong xếp hạng tín dụng.
Về quy trình thực hiện: Bất kể một khách hàng nào dù là khách hàng mới hay là khách hàng truyền thống khi vay vốn, các cán bộ tín dụng đều thực hiện cơng tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp theo quy trình của VPBank. Việc này đảm bảo tính thống nhất trong xếp hạng tín dụng làm cơ sở so sánh thứ hạng giữa các khách hàng giúp các cán bộ tín dụng có quyết định tốt hơn trong công tác cho vay, đảm bảo lựa chọn được khách hàng tốt hơn một cách khoa học và công bằng.
- Cập nhật thông tin khách hàng thƣờng xuyên.
Thông thường cán bộ tín dụng sẽ tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng định kỳ 1 năm một lần như vậy sẽ đảm bảo cập nhật thông tin mới về khách hàng giúp cho công tác chấm điểm được liên tục từ đó có thể đưa ra đánh giá chính xác và phù hợp với tình hình thực tại khách hàng.
- Thơng tin xếp hạng tín dụng đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Thông tin ngân hàng sử dụng để phân tích chấm điểm và xếp hạng đã được cán bộ chấm điểm thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: do chính khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn, thu thập trong hồ sơ lưu trữ về khách hàng, qua thăm dò thực địa về khách hàng... Hơn nữa thông tin thu thập được bao gồm cả thơng tin tài chính và phi tài chính do đó thơng tin phục vụ cho chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là khá đầy đủ,đa dạng đảm bảo cho độ tin cậy của kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
- Đánh giá đƣợc các chỉ tiêu phi tài chính đối với khách hàng doanh nghiệp.
Đối với khách hàng doanh nghiệp trong bước chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính, VPBank đã thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu: chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ, xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động tiền và các khoản tương đương tiền/vốn chủ sở hữu, việc chấm điểm các chỉ tiêu này sẽ đem lại các kết quả rất hữu ích vì các chỉ tiêu này sẽ phản ánh khả năng dự đoán cao trong lưu chuyển vốn của cơng ty,từ đó dự đốn chu kỳ thu, chi của doanh nghiệp để xác định kế hoạch trả nợ phù hợp. Ngồi ra cán bộ tín dụng cịn chấm điểm theo chỉ tiêu năng lực và kinh nghiệm quản lý; theo chỉ tiêu uy tín giao dịch với khách hàng.
Từ những thành cơng đó kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng đã được cán bộ tín dụng ứng dụng một cách hiệu quả và nhanh chóng trong quyết định cho vay khách hàng,như căn cứ vào hạng tín dụng khách hàng để ra quyết định mở rộng cho vay hay ngừng cấp tín dụng, lãi suất, phí áp dụng.
2.4.2. Một số hạn chế.
Bên cạnh những thành công đã đạt được công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng xếp hạng:
- Về quy trình chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp chƣa đƣợc hồn
thiện.
Quy trình chấm điểm được tóm lại trong 5 bước bắt đầu từ bước thu thập thông tin về doanh nghiệp đến các bước chấm điểm quy mơ doanh nghiệp, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, tiếp theo và bước tổng hợp điểm để xếp hạng tín dụng cho doanh nghiệp. Như vậy trong quy trình thiếu bước kiểm tra, đối chiếu lại kết quả chấm điểm xếp hạng. Các bước trên có thể có những sai sót,nhầm lẫn do lỗi chủ quan của cán bộ tín dụng, do đó chưa đảm bảo chắc chắn kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là hồn tồn chính xác cho nên kết quả này chưa phản ánh hết rủi ro của các khoản tín dụng. Do đó, việc thực hiện bước kiểm tra lại tồn bộ quy
trình, kết quả ở các bước trên sẽ khắc phục được hạn chế đó, giúp kiểm tra phát hiện được các sai sót trên.
-Về phƣơng pháp chấm điểm xếp hạng chƣa nêu đƣợc tầm quan trọng của
từng chỉ tiêu đối với từng loại vay.
Đối với các khoản vay khác nhau ngân hàng thường quan tâm đến các nhóm chỉ tiêu khác nhau trong hệ thống các chỉ tiêu sử dụng để xếp hạng. Đối với các khoản vay trung và dài hạn, ngân hàng thường tập trung vào đánh giá các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ngược lại, với các khoản vay ngắn hạn ngân hàng quan tâm hơn tới các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn. Trong phương pháp xếp hạng, VPBank không tách biệt các doanh nghiệp vay vốn dài hạn và doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn, do đó tầm quan trọng của từng chỉ tiêu khơng được tính đến.
-Kết quả xếp hạng tín dụng chƣa phản ảnh chính xác tình trạng khách
hàng.
Nhiều trường hợp hệ thống xếp hạng tín dụng cho kết quả khách hàng có năng lực tín dụng tốt nhưng sau khi vay vốn lại phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, gây thiệt hại cho ngân hàng.
- Phƣơng pháp xếp hạng tín dụng cịn mang tính chủ quan.
Qúa trình thực hiện xếp hạng tín dụng phụ thuộc vào năng lực và cảm tính của chuyên gia, cán bộ xếp hạng. Các chuyên gia, cán bộ xếp hạng sử dụng tất cả những thơng tin có thể thu thập được về doanh nghiệp. Những thơng tin này có thể từ nguồn công khai hoặc từ những nguồn có tính chất riêng tư. Tuy nhiên, Các chun gia, cán bộ xếp hạng cho điểm các thông tin đầu vào một cách chủ quan để phục vụ cho việc phân tích của mình do vậy dễ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về con người.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế vướng mắc trên, có thể kể đến nguyên nhân thuộc về nguyên nhân chủ quan của ngân hàng và nguyên nhân khách quan:
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan.
Do những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng chƣa đầy đủ và độ tin cậy chƣa cao.
Nhất là đối với cáckhách hàng doanh nghiệp chưa xây dựng được báo cáo lưu chuyển tiền tệ, do đó thiếu thơng tin để chấm điểm theo chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ và cán bộ tín dụng sẽ khơng chấm điểm chỉ tiêu này. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính định kỳ và trong nhiều trường hợp thông tin do doanh nghiệp cung cấp sai lệch với tình hình thực tại của doanh nghiệp dẫn đến sự sai lệch trong đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
Do thơng tin khai thác về khách hàng còn hạn chế.
Mặc dù CIC được thiết lập nhằm tạo ra một nguồn dữ liệu về khách hàng cho các tổ chức thành viên cùng khai thác sử dụng phục vụ cho công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng, nhưng trên thực tế CIC chưa đáp ứng được nhu cầu đó cho các ngân hàng thương mại. Vì thơng tin từ trung tâm tín dụng cũng chỉ mới khai thác hồ sơ của khách hàng trong thời gian từ 2 đến 3 năm trở lại đây và chủ yếu là khách hàng vay từ 50 triệu đồng trở lên.
Thông tin từ nhiều nguồn khác như báo, tạp chí chuyên ngành, từ các doanh nghiệp tổ chức khác... cịn rất hạn chế. Hơn nữa sự chia sẻ thơng tin giữa các ngân hàng thương mại là rất hạn chế do việc các ngân hàng sợ mất khách hàng, do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng với khách hàng.
Các doanh nghiệp chƣa tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Mặc dù thời gian qua, nhiều chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành như Quyết định số 167/QĐ - BTC ngày 25/10/2000 về các tiêu chuẩn báo cáo tài chính, Thơng tư 20/2005 ngày 20/03/2006 về 6 chuẩn mực kế toán, Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 23/06/2006 về các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính.Tuy nhiên việc tuân thủ các chế độ kế toán theo quy định của pháp luật vẫn chưa được các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nên độ tin cậy các báo cáo tài chính vẫn chưa cao, nhất là đối với hộ kinh doanh cá thể, thì việc báo cáo thuế là số liệu mang tính
hình thức. Điều này đã tạo khơng ít khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích xếp hạng tín dụng khách hàng.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan của ngân hàng. Chƣa nhận thức đúng về XHTD.
Khi ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng, ban lãnh đạo của VPBank chưa đánh giá đúng mức lợi ích của hệ thống XHTD trong hoạt động tín dụng đặc biệt là trong phịng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng chính vì vậy nội dung chủ yếu của quyết định này là phân loại khách hàng để từ đó thực hiện chính sách khách hàng, biện pháp xử lý với từng khách hàng và nhóm khách hàng cho phù hợp như chính sách lãi suất, chính sách đảm bảo tiền vay, chính sách dịch vụ,… để nâng cao hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động của VPBank.
Trình độ phân tích chấm điểm của cán bộ tín dụng cịn hạn chế.
VPBank đã tổ chức được một số lớp về nghiệp vụ chấm điểm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ ngày càng cao của cơng tác phân tích khách hàng.Từ sự hạn chế về trình độ đã làm hạn chế về khả năng phân tích của cán bộ tín dụng nhất là kỹ năng đánh giá các dự án đầu tư, kỹ năng phân tích, kỹ năng lập bảng lưu chuyền tiền tệ từ đó làm cơ sở cho việc chấm điểm chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ.
Cơ sở vật chất của ngân hàng phục vụ cho công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng cịn chƣa hiện đại.
Phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng địi hỏi phải có hệ thống phần mềm tin học để tính tốn và chấm điểm các chỉ tiêu một cách tự động theo quy trình khép kín trên máy. Tuy nhiên hiện nay ở một số đơn vị kinh doanh của VPBank vẫn đang chấm điểm,xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo phương pháp chấm điểm thủ cơng do cán bộ tín dụng tiến hành mà chưa có phần mềm chấm điểm tự động, vì vậy đơi khi khơng tránh khỏi những sai sót và nhầm lẫn, hơn nữa lại tốn nhiều thời gian để tiến hành chấm điểm,xếp hạng và kiểm tra công tác này. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng phân tích tín dụng và thời gian cấp vốn vay, có thể làm giảm chất lượng phục vụ khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Ngân hàng chƣa có cơ sở dữ liệu riêng.
Xếp hạng khác hàng đòi phải xử dụng thơng tin nhiều thời điểm, nếu khơng có cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin khách hàng thì khi đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay tại VPBank chưa có cơ sở dữ liệu riêng để phục vụ cho việc đánh giá, xếp hạng khách hàng chính vì vậy nguồn dữ liệu tại VPBank rất thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc đánh giá xếp hạng.
Nhiều trƣờng hợp xếp hạng chỉ mang tính hình thức.
Tại một số chi nhánh, trong một số trường hợp việc áp dụng vẫn chưa được thực thi nghiêm túc. Khi muốn cho vay hoặc muốn che đậy tình trạng thực tế của khách hàng vay vốn, các chi nhánh đã cố tình xếp hạng khơng chính xác, tìm mọi cách để nâng điểm khách hàng cho đạt yêu cầu xếp hạng tín dụng ở một mức nào đó. Thơng thường để tăng điểm xếp hạng tín nhiệm cho khách hàng, người xếp hạng sẽ tập trung vào các chỉ tiêu tính điểm phi tài chính vì đây là các chỉ tiêu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan, nhận định của người đánh giá.