1.2. NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.2.5. Chất lượng điều hành quản lý trong quá trình kinh doanh ngân hàng
Một yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh và sự an toàn của ngân hàng là năng lực và chất lượng quản lý. Quản lý ngân hàng là tạo ra hệ thống các hoạt động thống nhất, phối hợp và liên kết các quá trình lao động của các cán bộ nhân viên từ các phòng ban đến hội đồng quản trị trong ngân hàng, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh ở mỗi thời kỳ đã xác định, trên cơ sở giảm thiểu các chi phí về nguồn lực. Nói đến chất lượng và năng lực quản lý là nói đến yếu tố con người trong bộ máy
doanh đúng đắn và có hiệu quả; (ii) Xây dựng các thủ tục quản lý, điều hành các quy trình nghiệp vụ hợp lý, sát thực và đúng pháp luật; (iii) Tạo lập được cơ cấu tổ chức hợp lý, vận hành hiệu quả; (iv) Giảm thiểu rủi ro về đạo đức trong hệ thống quản lý.
Ngoài ra, chất lượng và năng lực quản lý còn thể hiện ở khả năng nắm bắt kịp thời những tình huống bất lợi, nhận biết sớm các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đe doạ sự an toàn của ngân hàng để đưa ra những biện pháp đối phó kịp thời. Chất lượng quản lý cuối cùng được phản ánh ở tình hình tuân thủ đầy đủ luật pháp cũng như các quy chế hoạt động, hiệu quả kinh doanh và mức lợi nhuận thu được tăng lên, duy trì được khả năng thanh tốn, sức cạnh tranh và vị thế của ngân hàng trên thị trường ngày một nâng cao, ngân hàng luôn phát triển bền vững trước những biến động trong và ngoài nước.
1.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THEO KHUNG AN TỒN CAMEL
Hệ thống CAMEL phân tích năm khía cạnh truyền thống được xem là quan trọng nhất trong hoạt động của một trung gian tài chính. Năm lĩnh vực phản ánh các điều kiện tài chính và khả năng hoạt động nói chung của một NHTM, được miêu tả như sau:
(1) C (capital)- Khả năng tự cân đối vốn: Đây là phần vốn chủ sở hữu của
NHTM và khả năng của NHTM đáp ứng các món vay ngày càng mở rộng cũng như các định hướng phát triển tài sản tiềm năng mà NHTM cần đạt được. Hệ thống phân tích CAMEL xem xét khả năng của NHTM trong việc huy động thêm vốn chủ sở hữu trong trường hợp thua lỗ và khả năng cũng như chính sách để thiết lập dự trữ trong trường hợp có rủi ro hoạt động.
Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích vốn - Tốc độ tăng quy mô vốn chủ sở hữu
- Tuân thủ quy định về mức vốn tối thiểu cần thiết (CAR) – (8%)
- Hệ số địn bẩy tài chính L = Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (avg 12.5) - Chỉ số vốn dự trữ = Dự trữ mất vốn thực tế/Dự phòng mất vốn điều chỉnh theo CAMEL
(2) A (assets) - Chất lượng tài sản. Chất lượng nói chung của các món vay và
các tài sản khác, bao gồm các khoản cho vay cơ sở hạ tầng. Điều này đòi hỏi việc phải xem xét sự phù hợp của hệ thống phân loại các món vay, quá trình thu thập thơng tin và các chính sách xố nợ.
- Danh mục cho vay/tổng tài sản = Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản có
- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (1,5% theo chuẩn quốc tế, 3,5% theo chuẩn Úc) - Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (Việt Nam: 3%, Quốc tế: 5%)
(3) M (management) – Quản lý: Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các kế hoạch chiến lược và ngân sách đều được xem xét một cách riêng rẽ để phản ảnh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý, phân tích nhân sự và phong cách làm việc của: Hội đồng quản trị; Ban quản lý; Mối quan hệ giữa hai bên…
Kết quả của chất lượng quản lý: Chi phí hoạt động/tổng tài sản
(4) E (earnings) – Lợi nhuận: Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích
doanh thu và chi phí, bao gồm cả mức độ hiệu quả của hoạt động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả hoạt động tổng quát được đo lường bằng các chỉ số. Phân tích khả năng tạo đủ thu nhập để bù đắp chi phí và tăng vốn bền vững Các chỉ tiêu sử dụng: ROA phải đạt lớn hơn 1%; ROE phải đạt từ 15% trở lên.
- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = (Thu lãi cho vay và đầu tư chứng khoán –Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác)/Tổng tài sản sinh lời bình quân
- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) = (Thu ngoài lãi – Chi trả ngoài lãi)/Tổng tài sản sinh lời bình quân
(5) L (liquidity) – Khả năng thanh khoản: Đây là nhân tố được sử dụng khi
phân tích khả năng của tổ chức trong việc xác định nhu cầu tài trợ cho dự án nói chung cũng như nhu cầu vốn cho vay nói riêng. Cấu trúc nợ và vốn chủ sở hữu của tổ chức, khả năng thanh toán của các tài sản ngắn hạn cũng là một nhân tố rất quan trọng trong việc đánh giá tổng quan khả năng quản lý tính lỏng của tổ chức.
- Hệ số đảm bảo tiền gửi = tài sản thanh khoản/tổng tiền gửi (30-45%)
- Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/tổng nợ ngắn hạn (30%) - Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi = tổng dư nợ cho vay/tổng tiền gửi (80- 100%)