Giới thiệu về Cơng ty Hợp danh Kiểm tốn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại công ty hợp danh kiểm toán việt nam (Trang 50)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên giao dịch: Cơng ty Hợp danh Kiểm tốn Việt Nam (CPA VIETNAM).

Địa chỉ trụ sở chính: Số 17, lơ 2C, KĐT Trung n, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội và Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Phòng 502 tòa nhà Thiên Sơn, Số 5 đường Nguyễn Gia Thiều, P. 6, Q. 3, Tp HCM.

Cơng ty Hợp danh Kiểm tốn Việt Nam được thành lập với tư cách là Công ty hợp danh đầu tiên trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ở Việt Nam theo Quyết định số 105 ngày 30/03/2004 của Chính phủ về kiểm tốn độc lập với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tư vấn. Ngày 04 tháng 4 năm 2008 thỏa thuận giữa CPA VIETNAM và Moore Stephens về việc chấp thuận CPA VIETNAM là thành viên đại diện của Hãng kiểm toán Moore Stephens International Limited.

2.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu

Với phương châm “Chất lượng dịch vụ, Sự hiểu biết và Tầm nhìn tồn cầu”, CPA VIETNAM ln lắng nghe, phân tích, xây dựng kế hoạch và thực hiện cung cấp dịch vụ hiệu quả, đáp ứng tốt nhất mong đợi và yêu cầu của khách hàng. CPA VIETNAM phần đấu là một hãng chuyên nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực kiểm tốn, tư vấn, có khả năng cung cấp dịch vụ với chất lượng cao, cùng với các dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo. Hỗ trợ khách hàng phát triển vượt bậc là mục tiêu hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ của CPA VIETNAM và giúp cho CPA VIETNAM vượt trên các đối thủ cạnh tranh khác.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của CPA VIETNAM được thể hiện qua sơ đồ trong hình 2.1:

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Cơng ty Hợp danh Kiểm tốn Việt Nam.

Nguồn: Hồ sơ năng lực Cơng ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam

2.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực của CPA VIETNAM

Nhân sự của CPA VIETNAM là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kiểm toán ở Việt Nam và đồng thời có sự am hiểu tập quán quốc gia và quốc tế. CPA VIETNAM là một hãng có tốc độ phát triển nhanh trong ngành cả về quy mô nhân sự lẫn số lượng và chất lượng các dịch vụ. Trong đó, CPA VIETNAM có đội ngũ trên 14 Kiểm tốn viên quốc gia và rất nhiều chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, hiểu biết địa phương, thơng thạo văn hóa, mơi trường kinh doanh, tập quán và pháp luật…. Đội ngũ nhân viên của CPA VIETNAM được tham dự các chương trình đào tạo chun mơn liên tục. Các nhân viên chuyên nghiệp của CPA VIETNAM được trải qua các chương trình đào tạo có hệ thống về cả chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý. Do đó, nhân viên của CPA VIETNAM luôn được cập nhật sự phát triển, thay đổi của các điều khoản của các luật pháp liên quan và mơi trường kinh doanh nói chung.

Hội đồng thành viên Ban Giám đốc Các Phòng nghiệp vụ 1, 2, 3, 4 Phòng Xây dựng cơ bản Phòng quan hệ cơng chúng Phịng hành chính- nhân sự Phịng tài chính- kế tốn

Tính đến thời điểm tháng 7/2015 số lượng nhân viên của CPA VIETNAM là khoảng 92 người với độ tuổi trung bình là 32,5 tuổi và cơ cấu về độ tuổi được thể hiện trong hình 2.2 như sau:

Hình 2.2: Cơ cấu độ tuổi của nhân viên Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp danh sách nhân viên đến tháng 7/2015 của Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam.

Cơ cấu nhân viên theo trình độ của CPA VIETNAM trong hình 2.3 như sau:

Hình 2.3: Cơ cấu nhân viên theo trình độ.

Nguồn: Tổng hợp danh sách nhân viên đến tháng 7/2015 của Công ty Hợp danh Kiểm tốn Việt Nam.

Cơ cấu nhân viên theo trình độ chun mơn trong ngành được thể hiện trong 51%

38% 11%

Cơ cấu độ tuổi của nhân viên

Từ 21 đến 30 tuổi Trên 30 đến 40 tuổi Trên 40 tuổi 3% 96% 1%

Cơ cấu nhân viên theo trình độ

Trên đại học

Đại học

Hình 2.4: Cơ cấu nhân viên theo trình độ chun mơn Cơng ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam.

Nguồn: Tổng hợp danh sách nhân viên đến tháng 7/2015 của Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam.

Trong đó CPA là nhóm nhân viên đã có chứng chỉ kiểm tốn viên hành nghề (Certified Public Accountants).

Có thể nói nguồn lực lớn nhất của CPA VIETNAM chính là những nhân viên đang làm việc tại công ty, với đội ngũ nhân sự trẻ với 51% có độ tuổi từ 21 đến 30 tuổi và trình độ cao 99% nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, đây cũng là đặc điểm chung của nguồn nhân lực trong các công ty kiếm toán. Do đặc thù cơng việc, địi hỏi mỗi nhân viên kiểm tốn phải có tính chất trách nhiệm cao, chịu được áp lực, có khả năng phân tích và tư duy sáng tạo do phải làm việc trong nhiều mơi trường, loại hình dịch vụ khác nhau bên cạnh đó nhân viên kiểm tốn cũng phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn trọng và có tinh thần ln ln học hỏi do phải cập nhật liên tục các chính sách, pháp luật và đặc biệt là phải có đạo đức trong cơng việc. Ngoài ra, nhân viên kiểm tốn cũng cần có những kỹ năng cần thiết như giao tiếp, diễn đạt, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Một nhân viên kiểm tốn có thể phụ trách thực hiện hầu hết các cơng việc chính thì phải mất từ 2 đến 3 năm học hỏi và làm việc, để một kiểm tốn viên có chứng chỉ hành nghề thì phải có kinh nghiệm

14%

86%

Cơ cấu nhân viên theo trình độ chuyên mơn

tối thiểu 4 năm làm việc, ngồi ra hàng năm các nhân viên phải được đào tạo, cập nhật kiến thức liên tục. Do vậy, Công ty phải tốn rất nhiều chi phí, thời gian, nguồn lực cho việc huấn luyện, đào tạo và phát triển nhân viên của mình. Thơng thường các cơng ty kiểm tốn thường có 2 mùa là mùa kiểm toán và mùa đào tạo, huấn luyện. Vào mùa kiểm toán khoảng từ tháng 1 đến tháng 5, các nhân viên phải làm việc với cường độ cao, áp lực lớn, bên cạnh đó phải có sức khỏe cho việc di chuyển, cơng tác do vậy nhân sự cần thiết là những người trẻ. Mùa còn lại là mùa đào tạo, huấn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc.

2.1.5. Ngành nghề, hoạt động kinh doanh của Công ty

CPA VIETNAM là hãng chuyên ngành cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, tư vấn, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp và tái cơ cấu doanh nghiệp, các dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp.

Khách hàng chính của CPA VIETNAM là các tổng công ty lớn của Nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các cơng ty cổ phần, các Cơng ty niêm yết. Khách hàng của CPA VIETNAM liên tục phát triển và rất đa dạng, với trên 300 khách hàng thường xuyên bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế từ những doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành nghề đến các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường, từ các doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đến các cơng ty cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh... và rất nhiều các dự án ODA do các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các ngân hàng và tổ chức phi chính phủ quốc tế tài trợ....

2.2 Thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại Cơng ty Hợp danh Kiểm tốn Việt Nam

2.2.1 Quan điểm và nhận thức của lãnh đạo Cơng ty Hợp danh Kiểm tốn Việt Nam về công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên

Ban giám đốc của Công ty Hợp danh Kiểm tốn Việt Nam ln nhận thức được rằng nguồn nhân lực chính là nguồn lực lớn nhất, quan trọng nhất mà Cơng ty có được, nó là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Cơng ty, bởi lẽ ngành kiểm tốn là ngành cung cấp dịch vụ, trong khi đó dịch vụ được cung cấp phù thuộc hồn tồn vào trình độ, năng lực cũng như kinh nghiệm của các nhân viên kiểm toán, do vậy nhân viên là nguồn lực quý giá đối với CPA VIETNAM. Do đó, CPA VIETNAM ln chú trọng vào việc thu hút, đào tạo, hỗ trợ, khuyến khích và phát triển nhân viên của mình để ngày càng đáp ứng hơn nữa nhưng nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nhằm đưa CPA VIETNAM trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán lớn nhất tại Việt Nam.

Kết quả phỏng vấn thành viên ban giám đốc cho thấy, ban giám đốc nhận định công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc là: khâu rất quan trọng trong quá trình quản trị nguồn nhân lực, dựa trên kết quả đánh giá kết quả thực hiện cơng việc, ban giám đốc có thể ra các quyết định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, sắp xếp lại nhân viên và đặc biệt là có chính sách lương, thưởng phù hợp với kết quả thực hiện cơng việc của nhân viên.

2.2.2 Quy trình đánh giá kết quả thực hiện công việc tại CPA VIETNAM

Quy trình đánh giá của Cơng ty có thể tóm tắt qua sơ đồ trong hình 2.5. Trong đó:

Bƣớc 1: Mục tiêu và kế hoạch hành động (action plan) của nhân viên: Bao gồm các

mục tiêu và kế hoạch hành động của nhân viên được nhân viên và người đánh giá xây dựng dựa trên bảng tiêu chuẩn công việc, kết quả đánh giá của năm trước.

Bƣớc 2: Dựa trên kế hoạch hành động của từng nhân viên đã lập năm trước, các

nhân viên sẽ tự đánh giá và lập nên biên bản đánh giá nhân viên. Tiếp theo đó Cơng ty sẽ tổ chức một số cuộc họp để thực hiện đánh giá nhân viên, tại đó nhân viên sẽ tự đánh giá kết quả công việc của mình trước các trưởng, phó phịng, đồng nghiệp,

bộ phận hành chính nhân sự. Trong cuộc họp, mọi người sẽ đóng góp ý kiến và đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Sau cuộc họp, nhân viên sẽ xem xét lại biên bản họp đánh giá nhân viên và bổ sung điều chỉnh các đánh giá trước đó.

Hình 2.5: Quy trình đánh giá kết quả thực hiện cơng việc của CPA VIETNAM

1. Mục tiêu và kế hoạch hành động (action plan) của nhân viên

3. Người phụ trách xem xét, đánh giá 2. Nhân viên tự đánh giá

Đồng ý

Biên bản đánh giá nhân viên  Khách hàng  Đồng nghiệp  Trưởng, phó phịng  Hành chính, nhân sự

4. Ban giám đốc xem xét, đánh giá Không

Đồng ý

5. Phịng hành chính, nhân sự nhận kết quả đánh giá, thơng báo kết quả cho nhân viên.

6. Mục tiêu và kế hoạch hành động (action plan), cho năm tiếp theo.

Bƣớc 3: Sau khi đã điều chỉnh, hoàn thiện biên bản họp đánh giá nhân viên, nhân

viên sẽ in ra, ký tên và gửi cho người phụ trách 1 xem xét đánh giá lại biên bản họp đánh giá nhân viên, góp ý, bổ sung nếu cần thiết. Sau đó nếu đồng ý, người phụ trách sẽ ký tên và chuyển cho ban giám đốc xem xét. Nếu không đồng ý, người phụ trách sẽ trả lại biên bản họp cho nhân viên điều chỉnh lại.

Bƣớc 4: Ban giám đốc khi nhận được biên bản họp sẽ xem xét đánh giá lại hoặc ủy

quyền cho cấp trưởng/phó phịng đánh giá lại, nếu đồng ý thì chuyển cho bộ phận hành chính nhân sự và thơng báo kết quả đánh giá cho nhân viên.

Bƣớc 5: Bộ phận hành chính nhân sự sẽ tổng hợp kết quả, tính tốn và xếp loại

nhân viên. Sau đó sẽ thông báo kết quả đến từng nhân viên.

Bƣớc 6: Dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc, nhân viên và người phụ

trách sẽ lập nên kế hoạch hành động cho năm tiếp theo.

Công ty thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên định kỳ một năm/lần đối với nhân viên có kinh nghiệm trên một năm là từ ngày 30/09 năm trước đến ngày 30/09 năm hiện tại, đối với nhân viên dưới một năm kinh nghiệm là từ ngày ký hợp đồng lao động đến ngày 30/09 năm hiện tại, việc lấy mốc ngày 30/09 là để tiện cho việc quyết tốn quỹ lương, thực hiện cơng tác đánh giá nhân viên được dễ dàng và thuận tiện do thời điểm cuối năm là mùa kiểm toán. 1

Người phụ trách ở đây là người từ cấp độ trưởng nhóm trở lên, cứ một nhân viên sẽ có một người phụ trách trực tiếp, trợ lý kiểm toán sẽ có người phụ trách là trưởng nhóm, trưởng nhóm sẽ có người phụ trách là trưởng, phó phịng. Nhiệm vụ, trách nhiệm chính của người phụ trách là hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn cho người được phụ trách không những các vấn đề về cơng việc mà cịn các vấn đề về xã hội, học tập….

2.2.2.1 Các mục tiêu và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện cơng việc của nhân viên

CPA VIETNAM đã xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá cho các nhân viên trong đó các tiêu chí đánh giá được phân theo 3 khía cạnh, mỗi khía cạnh có các mục tiêu và tiêu chí đánh giá khác nhau cụ thể như sau:

Khía cạnh Mục tiêu

Khách hàng:

Thơng thường có trọng số từ 50% đến 60% thay đổi tùy theo chức danh ví dụ trưởng nhóm là 60% trong khi trưởng phịng là 50%

Các mục tiêu chủ yếu bao gồm: Quản lý và thực hiện công việc một cách hiệu quả, hữu hiệu; Chất lượng dịch vụ kiểm toán; Quản lý thời gian, chi phí hiệu quả.

Kiến thức và kỹ năng:

Trọng số từ 20% đến 25% tùy thuộc vào chức danh ví dụ trợ lý kiểm toán và trưởng nhóm là 20% trong khi trưởng phòng là 25%.

Tự phát triển khả năng làm việc, năng lực, kỹ thuật làm việc, huấn luyện, các hoạt động khác.

Phát triển với hãng

Trọng số từ 20% đến 25%

Quản lý và sử dụng các nguồn lực hiệu quả, tuân thủ các quy định của công ty, các hoạt động khác. Các mục tiêu này có thể khác nhau tùy vào từng chức danh cụ thể ví dụ trưởng phịng thì có thêm mục tiêu đạt được doanh thu mục tiêu, phát triển khách hàng mới trong khi ở trưởng nhóm lại khơng có.

Cơng ty mới chỉ thiết lập trọng số cho từng khía cạnh, trong đó khía cạnh khách hàng có trọng số cao nhất, ví dụ trợ lý kiểm tốn có trọng số cho các khía cạnh khác hàng, kiến thức và kỹ năng, phát triển với hãng có trọng số lần lượt là 60%, 20%, 20%. Đối với mỗi mục tiêu, sẽ có các tiêu chí đánh giá và cách đo lường, lượng hóa ví dụ như đối với chức danh trợ lý kiểm tốn viên thì chỉ tiêu được đặt ra và đo lượng như sau:

Mục tiêu Tiêu chí đánh giá Cách đo lƣờng Lƣợng hóa Ngày hồn thành 1.Khách hàng (60%) 1.1 Quản lý và thực hiện công việc một cách hiệu quả, hữu hiệu Đóng góp điểm thư quản lý để tư vấn về hệ thơng kế tốn và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Số điểm thư quản lý/khách hàng để tư vấn về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng (ít nhất là 3 ý kiến /khách hàng).

3 điểm 30/09/16

Căn cứ trên bảng tiêu chuẩn đánh giá nhân viên và nhà quản lý sẽ thiết lập các mục tiêu cụ thể cho từng tiêu chí đánh giá cho năm tiếp theo, căn cứ theo đó việc đánh giá của nhân viên ở năm tiếp theo sẽ dựa trên các mục tiêu này để đánh giá nhân viên. Hiện tại, các nhân viên trong các phòng nghiệp vụ đều đã được xây dựng các tiêu chí đánh giá.

Các tiêu chí đánh giá Cơng ty đã xây dựng có những ƣu điểm như sau: - Qua khảo sát thực tế thì 97%, điểm trung bình là 4,4 (vui lịng xem phụ lục

số 6 kết quả khảo sát thực tế), các nhân viên cho rằng các tiêu chí đánh giá

kết quả thực hiện công việc là cụ thể, rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại công ty hợp danh kiểm toán việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)