Lựa chọn phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại công ty hợp danh kiểm toán việt nam (Trang 63 - 66)

2.2.2 Quy trình đánh giá kết quả thực hiện cơng việc tại CPAVIETNAM

2.2.2.2 Lựa chọn phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc

Hiện tại Công ty đang áp dụng kết hợp hai phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên là phương pháp quản trị theo mục tiêu và phương pháp đánh giá với sự tham gia của nhiều thành phần gọi tắt là phương pháp đánh giá 360 độ. Phương pháp quản trị theo mục tiêu thì đã được áp dụng từ lâu, trong đợt đánh giá năm 2015, Công ty mới áp dụng thêm việc đánh giá theo phương pháp 360 độ. Theo thành viên ban giám đốc cho biết, trước đây công ty áp dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu chủ yếu là đánh giá dựa trên kết quả là hồn thành các mục tiêu là chính, tuy nhiên điều đó là chưa đủ nên Cơng ty mới áp dụng thêm phương pháp đánh giá 360 độ để đánh giá về hành vi và quá trình thực hiện công việc của nhân viên nhằm giúp cho công tác đánh giá hiệu quả, chính xác hơn. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy có 86% tổng số nhân viên được khảo sát đồng ý với vấn đề

“Phương pháp đánh giá được cải tiến phù hợp với tình hình hiện tại của Cơng ty”.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện các phương pháp vẫn cịn tồn tại một số hạn chế có tác động làm giảm hiệu quả của phương pháp đánh giá.

a) Phương pháp quản trị theo mục tiêu

Bảng đánh giá nhân viên của Công ty gồm 3 khía cạnh tương ứng với bảng tiêu chuẩn công việc bao gồm: Khách hàng, năng lực, sự phát triển với Cơng ty. Có 6 mức độ đánh giá là:

- Vượt trên yêu cầu rất nhiều (EP-Exceptional Performance);

- Vượt trên yêu cầu (HP-High Performance);

- Đáp ứng được yêu cầu (OT-On Target);

- Đáp ứng dưới mức yêu cầu đối với cấp bậc nhân viên (OT-);

- Không đáp ứng được yêu cầu (BT-Below Target);

Kết quả khảo sát cho thấy 47% tổng số nhân viên được khảo sát không đồng ý với vấn đề Anh/Chị có phân biệt được rõ ràng các mức độ đánh giá (EP, HP, OT+, OT, OT-, BT) với điểm số trung bình là 2,9. Qua q trình thảo luận nhóm, thì

các nhân viên cho biết các họ gặp khó khăn trong việc đưa ra các mức độ đánh giá phù hợp, do khơng có cơ sở định lượng cụ thể các mức độ đánh giá, các đánh giá thực hiện các năm trước đó hồn tồn dựa trên cảm tính của người đánh giá. Điều này dẫn đến kết quả đánh giá chưa được phản ánh thực sự chính xác.

b) Phương pháp đánh giá với sự tham gia của nhiều thành phần

Thông thường khi nhân viên đã hoàn thành việc tự đánh giá kết quả thực hiện cơng việc của mình, Cơng ty sẽ tổ chức các buổi họp với sự tham gia của những thành phần gồm có: Ban giám đốc; Các trưởng, phó phịng; Người phụ trách nhân viên; Đại diện phịng hành chính nhân sự; Nhân viên và các đồng nghiệp trong phịng hoặc tồn bộ nhân viên. Qua các nội dung thảo luận nhóm, quan sát thực tế và phỏng vấn thành viên ban giám đốc thì phương pháp đánh giá 360 độ mới vừa mới áp dụng tại Cơng ty, nên vẫn cịn một số thiếu sót, cụ thể như sau

Thứ nhất, các nội dung được trao đổi tại buổi họp đánh giá chưa được chuẩn

bị trước, ban giám đốc chưa thông báo sớm cho các nhân viên nên chưa có sự chuẩn bị các thông tin, tài liệu, câu hỏi trao đổi tại buổi họp, điều này dẫn đến các vấn đề được đưa ra thảo luận chưa có sự kiểm sốt dẫn đến các ý kiến đánh giá lan man, không đi vào trọng tâm mà đi vào chi tiết quá nhiều dẫn đến mất thời gian, chưa kể dẫn đến cãi vả, bêu xấu lẫn nhau. Ban giám đốc nhiều lần phải nhắc nhở việc đi vào trọng tâm. Kết quả khảo sát cho thấy 51% tổng số nhân viên được khảo sát không đồng ý với vấn đề Các buổi họp đánh giá có sự chuẩn bị đầy đủ, có sự kiểm sốt đi

vào trọng tâm với điểm số trung bình là 2,9. Thêm vào đó, quy trình đánh giá chưa

chính nhân sự khơng am hiểu về tiến trình đánh giá, các yêu cầu, các công việc cần thực hiện trong quá trình đánh giá. Điều này dẫn đến ý kiến đánh giá của người đánh giá cịn mang tính nể nang, trung lập, hoặc là khơng khách quan và đặc biệt là bị ảnh hưởng của những sự kiện gần đây. Kết quả khảo sát cho 59% tổng số nhân viên được khảo sát không đồng ý với vấn đề Anh/Chị được phản hồi hữu ích và giải

thích thỏa đáng về kết quả thực hiện cơng việc của mình với điểm trung bình là 2,5

điểm.

Thứ hai, các văn bản hướng dẫn, biểu mẫu đánh giá vẫn chưa có chỉ thực

hiện việc ghi chép lại những gì thảo luận trong cuộc họp dẫn đến có những thơng tin quan trọng bị bỏ qua hoặc các vấn đề không cần thiết cùng ghi lại gây tốn kém thời gian. Kết quả khảo sát cho thấy có 49% nhân viên được khảo sát khơng đồng ý với vấn đề các biểu mẫu công cụ sử dụng cho việc đánh giá đầy đủ, dễ sử dụng, với điểm trung bình là 2,7.

Thứ ba, kết quả khảo sát cho thấy có đến 98% tổng số nhân viên được khảo

sát cho rằng việc sử dụng ý kiến đánh giá của khách hàng trong q trình đánh giá

là rất hữu ích. Tuy nhiên, qua việc quan sát thực tế và phỏng vấn nhân viên thì thực

tế Cơng ty không áp dụng đánh giá của khách hàng vào quá trình đánh giá, về nguyên nhân chưa áp dụng theo thành viên ban giám đốc thì trước đó đã có xây dựng bảng đánh giá của khách hàng và áp dụng cho một số khách hàng, tuy nhiên quá trình thực hiện đã có một số khó khăn là việc đánh giá phải thực hiện ngay sau khi thực hiện xong công việc tại khách hàng để tránh tình trạng lâu ngày khách hàng không nhớ, đều này đã tạo thêm cơng việc cho nhóm kiểm tốn trong khi khối lượng cơng việc lúc vào mùa kiểm tốn rất lớn. Bên cạnh đó Cơng ty cũng chưa có quy trình, cơng cụ và nhân sự cho việc thu thập, tổng hợp số liệu đánh giá của khách hàng, do nguồn lực hầu hết tập trung vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Vấn đề này dẫn đến việc nhân viên chỉ mới có cái nhìn về kết quả thực hiện cơng việc của mình dựa trên ý kiến của những người trong nội bộ Cơng ty và bản thân mình, đây là những đối tượng có mối quan hệ trực tiếp với nhân viên được đánh giá

nên ý kiến đánh giá có thể bị ảnh hưởng chi phối bởi ý kiến chủ quan. Do vậy nếu có ý kiến đánh giá của khách hàng trong q trình đánh giá kết quả thực hiện cơng việc của nhân viên sẽ mang lại kết quả đánh giá chính xác, khách quan và hợp lý hơn. Những vấn đề thiếu sót trên đây sẽ dẫn đến khơng phát huy được hiệu quả của phương pháp đánh giá có sự tham gia của nhiều thành phần mà ban giám đốc Công ty mong muốn, bên cạnh đó những điều này cũng sẽ làm giảm hiệu quả của công tác đánh giá kết quả thực hiện của nhân viên. Trong phần tiếp theo, luận văn sẽ phân tích về những chủ thể thực hiện đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại công ty hợp danh kiểm toán việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)