NHÓM GIẢI PHÁP HẠN CHẾ, BÙ ĐẮP TỔN THẤT SAU KHI RỦ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại công ty TNHH cho thuê tài chính quốc tế chailease (Trang 69 - 71)

XẢY RA

3.4.1. Chuyển nhóm nợ quá hạn

Trong thời gian qua, việc chuyển nhóm nợ quá hạn đã được chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu cần được tiếp tục phát huy. Giải pháp này tác động trực tiếp vào uy tín của khách hàng, buộc họ phải ưu tiên trả nợ thuê tài chính khi thu được tiền từ để khơng bị các tổ chức tín dụng khách cắt giảm hạn mức, đảm bảo việc kinh doanh không gián đoạn.

Cần chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn, hạ bậc nợ đối với các trường hợp khách hàng, hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra tổn thất lớn hơn.

3.4.2. Cơ cấu lại lịch trình trả nợ

Việc cơ cấu lại lịch trình trả nợ chỉ nên áp dụng đối với những khách hàng có thiện chí và khả năng trả được một phần nợ gốc và lãi hàng tháng, đồng thời chứng minh được dòng tiền đều trong sổ phụ ngân hàng, lý do là việc cơ cấu lại lịch trình yêu cầu rất nhiều hồ sơ, giấy tờ bổ sung nhằm chứng minh việc trả nợ theo lịch trình mới là khải thi. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy khi khách hàng đã khơng thể thanh tốn theo lịch trình hiện tại chứng tỏ việc tài trợ vốn của CILC đã không mang lại kết quả như ý và dịng tiền của khách hàng thật sự có vấn đề. Sau khi cơ cấu lại, đa số khách hàng vẫn liên tục trễ hạn và gây tốn kém về thời gian, nhân lực trong khi CILC có thể giải quyết dứt điểm bằng cách thanh lý hợp đồng, thu hồi tài sản.

3.4.3. Giải pháp xử lý hợp đồng cho thuê tài chính

 Xử lý tài sản thuê tài chính và tài sản thế chấp: CILC cần đầu tư bãi đỗ xe và nhà kho để lưu giữ tài sản thuê và tài sản thế chấp sau khi thu hồi, có bảo vệ để đảm bảo an tồn, tránh mất mát cho tài sản. Sau khi thu hồi, CILC phối hợp cùng khách hàng thuê để tìm nơi thanh lý tài sản. Để việc thanh lý tài sản được hiệu quả, cần thực hiện những công tác sau:

 Trong trường hợp tài sản bị hư hao, hỏng hóc do lỗi của bên thuê, cần yêu cầu bên thuê sửa sang, trùng tu tài sản trước khi thanh lý.

 Hệ thống hoá danh mục khách hàng thuê hiện tại theo sự tương đồng về ngành nghề kinh doanh và máy móc, thiết bị sử dụng để thuận tiện cho việc tham khảo giá thị trường và chào mua tài sản.

 Đăng ký tài khoản trên những website mua bán trực tuyến như vatgia.com, chotot.vn, muabanraovat.vn,… và những website của hiệp hội ngành để đăng tải thông tin về tài sản thuê và thu hút sự quan tâm của những đối tượng có nhu cầu.

 Xử lý các đảm bảo tín dụng khác: Ngồi việc sử dụng tiền ký quỹ để cấn trừ một phần gốc và lãi vay, CILC cịn có thể u cầu các bên bảo lãnh thanh toán tiền thuê.

 Nhờ đến sự hỗ trợ của luật pháp:

 Kết hợp với chính quyền, cơng an địa phương trong việc liên lạc với, tìm hiểu hoạt động của bên thuê trong trường hợp bên thuê không thể liên lạc được. Ngoài ra, sự trợ giúp của các cơ quan có chức năng cũng vơ cùng có ý nghĩa trong cơng tác thu hồi tài sản.

 CILC tiến hành khởi kiện bên thuê ra toà án hoặc trọng tài kinh tế trong trường hợp khoản vay khó địi, tồn động, mặc dù đã thanh lý tài sản thuê và tài sản thế chấp vẫn không đủ bù đắp nợ; hoặc trong trường hợp khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, chây ỳ, bất hợp tác. Khi đó, bộ phận pháp lý cần nhanh chóng tiến hành các thủ tục khởi kiện theo quy định để thu hồi nợ.

 Sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro: Việc thực hiện nghiêm túc việc phân nhóm nợ và trích lập dự phịng sẽ giúp cơng ty chuẩn bị trước phần bù đắp cho những khoản nợ khơng cịn khả năng thu hồi, giúp hạn chế rủi ro trong hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại công ty TNHH cho thuê tài chính quốc tế chailease (Trang 69 - 71)