Đánh giá về cơng tác Đo lường rủi ro tín dụng tại CILC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại công ty TNHH cho thuê tài chính quốc tế chailease (Trang 51)

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CƠNG TY

2.4.2. Đánh giá về cơng tác Đo lường rủi ro tín dụng tại CILC

2.4.2.1. Đo lường rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế

Với việc áp dụng phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản (F-IRB) để xác định tổn thất có thể ước tính (EL), CILC đã và đang xây dựng cho mình cơ sở dữ liệu mang tính ứng dụng cao trong suốt q trình hoạt động. Cơ sở dữ liệu này chính là nền tảng để cơng ty đề ra những định hướng và chiến lược cho hoạt động cho th tài chính của mình:

- Thơng thường các NHTM sẽ từ chối cấp tín dụng cho những đối tượng khách hàng có rủi ro cao như: Báo cáo tài chính lỗ, khơng có bất động sản thế chấp, công ty mới thành lập,… Tuy nhiên, đây lại chính là đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đối tượng khách hàng mục tiêu của CILC. Những doanh nghiệp này tuy có mức rủi ro cao nhưng thực tế cho thấy sau hơn 7 năm tài trợ cho đối tượng khách hàng này, tỷ lệ tổn thất tín dụng - EL của CILC chỉ là 1,34%, thấp hơn nhiều khi so với tỷ lệ nợ xấu theo phương pháp phân loại tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Để có thể chấp nhận tỷ lệ tổn thất này, theo Nguyên tắc 1 của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro tín dụng, CILC đã áp dụng chính sách giá khác nhau cho những phân khúc khách hàng khác nhau, thể hiện mức độ chấp nhận rủi ro của công ty so với mức sinh lời nhất

định mà công ty kỳ vọng. Đối với những khách hàng với xếp hạng tín dụng thấp (từ R6 đến R8), công ty sẽ từ chối cấp hạn mức hoặc đưa ra mức lãi suất cao và yêu cầu những đảm bảo tín dụng khác như ký quỹ, bảo lãnh từ bên thứ ba, thế chấp,… và ngược lại.

- Trên cơ sở xác định tổn thất tín dụng cho từng loại tài sản thuê, trong những năm qua CILC đã đẩy mạnh tài trợ phương tiện vận tải, thu hẹp cho vay trên tài sản là xà lan hoặc thiết bị xây dựng. Trong cơ cấu giải ngân của

CILC trong năm 2013, tài trợ cho phương tiện vận tải đã tăng mạnh 102% so với năm 2012, thiết bị xây dựng và máy móc sản xuất giảm nhẹ 4-5%, riêng về xà lan từ năm 2012 đến nay đã bị loại bỏ khỏi danh mục tài trợ của CILC. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong những năm hoạt động sắp tới.

2.4.2.2. Dữ liệu đo lường rủi ro tín dụng cịn hạn hẹp, chưa báo quát hết tình hình cơng ty

Tuy đã áp dụng phương pháp tính EL theo tiêu chuẩn của Basel II để nhận định được rủi ro khi tài trợ trên những nhóm tài sản thuê khác nhau, nhưng CILC vẫn chưa mở rộng áp dụng phương thức này trên những chỉ tiêu khác để hoàn thiện hơn cơ sở dữ liệu của mình. Phương pháp này cịn có thể áp dụng để xác định rủi ro tín dụng cho những loại hình doanh nghiệp khác nhau (Thương mại, Sản xuất, Dịch vụ), những ngành kinh doanh khác nhau (Vận tải, Nông Nghiệp, Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Xây dựng,…), những quy mô doanh nghiệp khác nhau (Lớn, Vừa, Nhỏ)….

Việc tập trung quá nhiều vào tài sản thuê khi xét duyệt tài trợ có thể khiến cơng ty mắc sai lầm chủ quan, lơ là khi đánh giá khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi của khách hàng. Điều này rất nguy hiểm vì tài sản thuê chỉ là phương án cuối cùng khi hoạt động của khách hàng khơng cịn hiệu quả dẫn đến dịng tiền tạo ra không đủ để thanh tốn tiền th hàng tháng. Khơng chỉ vậy, q trình xử lý tài sản thuê khi xảy ra vỡ nợ cũng gặp khơng ít khó khăn do thủ tục pháp lý rườm rà, tốn thời gian và chi phí phát sinh khi thu hồi tài sản, thậm chí giá trị tài sản thanh lý sau cùng có thể thấp hơn giá trị phải thu hồi.

Với một cơ sở dữ liệu đầy đủ hơn, CILC sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động cho th tài chính của mình.

2.4.3. Đánh giá cơng tác Quản lý rủi ro tín dụng tại CILC

2.4.3.1. Thiết lập các chính sách về giới hạn tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro có thể chấp nhận của tổ chức

 Tổng số tiền tài trợ cho một khách hàng thuê không vượt quá tỷ lệ hạn chế trên Giá trị tài sản ròng của CILC, ngoại trừ cho thuê tài chính từ các nguồn quỹ ủy thác của Chính phủ, hoặc trong trường hợp bên thuê là tổ chức tín dụng. Tỷ lệ hạn chế trên Giá trị tài sản ròng của CILC được xác định bởi Xếp hạng của khách hàng thuê được thể hiện trong bảng 2.10.

Bảng 2.10: Giới hạn tín dụng theo xếp hạng khách hàng thuê

Xếp hạng khách hàng

thuê R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7 R8

Tỷ lệ tối đa cho thuê/ Giá trị tài sản ròng của

CILC

20% 20% 15% 10% 8% 3% 3% 0%

Nguồn: Chính sách giới hạn tín dụng tại CILC

 Tổng số tiền tài trợ cho một nhóm khách hàng có liên quan khơng vượt quá 30% Giá trị tài sản ròng của CILC

2.4.3.2. Mơ hình quản lý tín dụng tập trung giúp tăng cường chun mơn hố và giảm thiểu rủi ro

Mơ hình quản lý rủi ro tập trung là cách thức tổ chức quản lý rủi ro dựa trên nguyên tắc tập trung tại một bộ phận trong đó quyền quyết định tập trung ở trung ương. Trong mơ hình này, mọi thông tin về hoạt động hệ thống tổ chức tín dụng được tập trung tại Ban giám đốc, từ đó Ban giám đốc có thể xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược quản lý rủi ro phù hợp.

Mơ hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Tại CILC, bộ phận Kinh doanh, bộ phận Tín dụng, bộ phận Dịch vụ khách hàng, bộ phận Thu hồi nợ và pháp chế hồn tồn là các phịng ban riêng biệt với chức năng được phân định rõ như sau:

 Bộ phận kinh doanh: Đây là bộ phận có chức năng chính là tìm kiếm, củng cố và phát triển danh mục khách hàng. Bộ phận kinh doanh thực hiện công việc: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu; Tiếp cận và khai thác nhu cầu thuê tài chính; Quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng; Hỗ trợ khách hàng trong q trình giao dịch.

 Bộ phận tín dụng: Đây là bộ phận có chức năng thẩm định rủi ro và kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất, thực hiện các công việc: Thẩm định các đề xuất tín dụng đối với khách hàng trong đó chú trọng đến việc tuân thủ chính sách tín dụng, hồ sơ, thủ tục, năng lực trả nợ của khách hàng; Xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng và từng nhóm khách hàng; Viết báo cáo trình lên Ban giám đốc phê duyệt.

 Bộ phận Dịch vụ khách hàng: Đây là bộ phận có chức năng kiểm tra, kiểm soát số liệu trên hệ thống và quản lý hồ sơ, quy trình giải ngân.

 Bộ phận Thu hồi nợ và pháp chế: Đây là bộ phận có chức năng giám sát và đơn đốc khách hàng trong việc thanh toán nghĩa vụ nợ gốc và lãi thuê tài chính sau khi giải ngân, đồng thời thực hiện các báo cáo về tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, định kỳ báo cáo lên Ban giám đốc.

Việc tách bạch các chức năng của hoạt động tín dụng giúp CILC nâng cao tính chun mơn hố của từng bộ phận, đảm bảo cho việc thẩm định và đưa ra các phán quyết được độc lập và chính xác.

2.4.3.3. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đa phần áp dụng nguyên mẫu từ công ty mẹ ở Đài Loan, chưa có sự kiểm định và bổ sung phù hợp khi sử dụng ở Việt Nam

Hiện tại CILC đang áp dụng chính sách giá và những mức giới hạn tín dụng khác nhau đối với những nhóm khách hàng có xếp hạng tín dụng khác nhau (từ R1 đến R8), tuy nhiên, chưa có bất cứ dữ liệu nào về tổn thất tín dụng cho từng nhóm trên, để từ đó kiểm định thang đo xếp hạng nội bộ hiện tại là chính xác.

Những chính sách tín dụng về định giá tài sản thuê, xác định tính thanh khoản của tài sản thuê chưa có sự bổ sung và điều chỉnh theo tình hình thực tế tại Việt Nam. (VD: Một số tài sản có thể dễ dàng thanh lý với giá tốt - EL thấp - vẫn chưa

được cập nhật vào danh sách tài sản có tính thanh khoản tốt như Rơ-mc, xe cẩu đã qua sử dụng trên 5 năm, …)

2.4.3.4. Chưa xây dựng được bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ

Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ là cơ quan trợ giúp đắc lực của Ban giám đốc trong việc theo dõi giám sát hoạt động tín dụng của chính cơng ty một cách liên tục, kiểm tra quy trình hoạt động và đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro.

Hiện tại, CILC đang áp dụng mơ hình kiểm sốt kép với sự giám sát của thanh tra NHNN, giám sát của cơ quan kiểm toán độc lập (Ernst & Young), giám sát của công ty mẹ ở Đài Loan, tuy nhiên lại thiếu đi chức năng kiểm soát của một bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ. Bộ phận kiểm toán nội bộ đến thời điểm này chỉ có một nhân viên chịu trách nhiệm như cửa sổ liên lạc với các cơ quan giám sát độc lập bên ngồi.

Đây là thiếu sót lớn đối với một tổ chức tài chính, vì thiếu đi bộ phận trung gian quan sát và đưa ra ý kiến độc lập nhằm hồn thiện quy trình tín dụng tại cơng ty. Các cơ quan giám sát bên ngồi khác chỉ có chức năng kiểm tra định kỳ và tăng tính minh bạch cho hoạt động của tổ chức, nhưng không thể theo dõi liên tục và tư vấn hỗ trợ kịp thời như một cơ quan nội bộ.

2.4.4. Đánh giá cơng tác kiểm sốt và xử lý rủi ro tín dụng

2.4.4.1. Sử dụng hiệu quả các hình thức đảm bảo tín dụng

Khơng như hình thức cho vay của các NHTM thường yêu cầu thế chấp bất động sản, công ty CTTC thường phải chịu rủi ro lớn hơn do chỉ nắm giữ tài sản thuê là các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhìn chung có tính thanh khoản tương đối thấp và khó khăn khi thu hồi. Do đó, CILC thường yêu cầu thêm một số đảm bảo đảm tín dụng như sau:

Ký quỹ: Ký quỹ là khoản tiền khách hàng được yêu cầu nộp vào tài khoản

ký quỹ phụ thuộc vào kết quả thẩm định tình hình tài chính của khách hàng thuê, bình quân dao động trong khoảng từ 5% đến 10% giá trị tài sản thuê.

Bảo lãnh cá nhân: Thông thường một hợp đồng thuê tài chính tại CILC yêu

cầu hai thư bảo lãnh cá nhân từ chủ doanh nghiệp, cổ đông hoặc những người có liên quan, nhằm ràng buộc trách nhiệm trả nợ cho những cá nhân này. Ngồi những hình thức trên, tùy theo đánh giá về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng thuê mà CILC có thể yêu cầu thêm những đảm bảo tín dụng khác như: Thế chấp thêm tài sản; Bảo lãnh từ tổ chức khác; Thoả thuận mua lại từ Nhà cung cấp thiết bị;….

2.4.4.2. Lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng theo đúng quy định

“Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của CILC không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của CILC, bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.

Dự phịng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các

khoản nợ theo qui định tại điều 6 và điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN.

Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất

chưa xác định được trong q trình phân loại nợ và trích lập dự phịng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. CILC thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo quy định tại điều 9 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

Nhóm nợ Tỷ lệ dự phịng chung Tỷ lệ dự phòng cụ thể 1 0,75% 0% 2 0,75% 5% 3 0,75% 20% 4 0,75% 50% 5 0% 100%

Tổng số tiền trích lập dự phịng cho từng nhóm nợ sẽ được xác định theo công thức sau: P = G + R P: Dự phịng cho từng nhóm nợ G: Dự phịng chung cho từng nhóm nợ G = A x g R: Dự phòng cụ thể cho từng nhóm nợ R = max {0, (A - C)} x r

A: Giá trị của khoản nợ

C: Giá trị của tài sản bảo đảm (Ký quỹ + 30% Giá trị định giá lại của tài sản th)

r: Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể g: Tỷ lệ trích lập dự phịng chung

2.4.4.3. Nhanh chóng xử lý sau khi xảy ra rủi ro tín dụng, tuy nhiên, cơng tác xử lý chưa thật sự hiệu quả

Khi xảy ra rủi ro tín dụng, Bộ phận thu hồi nợ nhanh chóng liên lạc, đối thoại trực tiếp với khách hàng thuê nhằm tìm ra nguyên nhân xảy ra quá hạn để có hướng giải quyết phù hợp và kịp thời. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà CILC có thể áp dụng các cách xử lý như : Chuyển nhóm nợ quá hạn; Cơ cấu lại lịch trình thanh toán ; Thanh lý hợp đồng CTTC.

Trong cơng tác xử lý rủi ro, CILC cịn bộc lộ một số hạn chế như sau :

Việc cơ cấu lại lịch trình thanh tốn chưa thực sự hiệu quả

Thực tế cho thấy sau khi được cơ cấu lại lịch trình thanh tốn bằng cách kéo dài thời gian thuê, giảm gốc và lãi phải trả hàng tháng, đa số các khách hàng được cơ cấu vẫn khơng thể thanh tốn được theo lịch trình mới. Phương thức thu hồi tài sản và thanh lý hợp đồng thuê vẫn cho thấy là cách giải quyết hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Thu hồi và thanh lý tài sản thuê còn nhiều bất cập

Đến thời điểm hiện tại, CILC vẫn chưa đầu tư bãi đỗ xe và nhà kho cố định cho việc lưu trữ tài sản thuê sau khi thu hồi, do đó, khơng thể kiểm sốt sự an tồn của tài sản và tốn chi phí lưu trữ tạm.

Việc định giá và thanh lý tài sản sau khi thu hồi cịn thủ cơng, chưa tổ chức được những buổi đấu giá nhằm tìm được khách hàng có nhu cầu và có thể mua với giá tốt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Thơng qua số liệu về tình hình giải ngân, tăng trưởng dư nợ, diễn biến nợ quá hạn, nợ xấu và tổn thất tín dụng tại Công ty TNHH Cho thuê tài chính quốc tế Chailease, tác giả đã khái quát được bức tranh tổng thể về hoạt động tín dụng và những rủi ro phát sinh tại công ty trong những năm gần đây.

Ngồi ra, việc đi sâu phân tích, đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng xuyên suốt từ giai đoạn nhận biết, đo lường, quản lý, kiểm soát đến các biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ xấu đã giúp tác giả nhìn ra những mặt đạt được và những vấn đề còn hạn chế của tổ chức. Từ đó, tác giả có thể đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng được nêu rõ trong Chương III tiếp theo đây.

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HÒAN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HỌAT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI

CƠNG TY TNHH CHO TH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHAILEASE

3.1. NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NHẬN BIẾT VÀ CẢNH

BÁO RỦI RO TÍN DỤNG

3.1.1. Xây dựng chiến lược hoạt động phù hợp với chiến lược về rủi ro tín dụng

Đầu mỗi năm, trên cơ sở tình hình hoạt động của năm trước và nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại công ty TNHH cho thuê tài chính quốc tế chailease (Trang 51)