Con người là yếu tố trọng tâm trong mọi hoạt động của tổ chức, một cơ cấu nhân sự đồng đều, trình độ cao, phẩm chất tốt là cơ sở để phát triển tổ chức vững mạnh, giúp hạn chế, nhận diện và giảm thiểu những rủi ro cho tổ chức. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các kế hoạch và chiến lược hành động của tổ chức. Giải pháp về nguồn nhân lực được cụ thề hoá như sau:
3.5.1. Nâng cao năng lực điều hành và nắm bắt thị trường của ban lãnh đạo
Do ban lãnh đạo cấp cao tại CILC đều là quản lý người Đài Loan được công ty mẹ cử sang, hầu hết đều là những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, nên về chuyên mơn và kỹ năng phân tích, phán đốn đều đã được đào tạo tương đối tốt. Tuy nhiên, khi áp dụng vào Việt Nam sẽ không tránh khỏi những chệch choạc và không như ý do khác biệt về mơi trường kinh doanh, văn hố và luật pháp, đòi hỏi
ban lãnh đạo nên tiến hành khảo sát nhiều hơn để nắm được tình hình chung và có những điều chỉnh trong đường lối, phương hướng lãnh đạo để phù hợp hơn với môi trường nước sở tại.
Đối với các cấp quản lý người Việt, cần quy định những yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh, cấp bậc quản lý, đồng thời phân quyền hạn và nhiệm vụ rõ ràng, tránh quản lý chồng chéo, lãng phí nguồn lực.
3.5.2. Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro
3.5.2.1. Xây dựng hồn chỉnh quy trình tuyển dụng
Trước khi tuyển dụng, công ty cần xác định rõ tiêu chuẩn, đặc điểm, yêu cầu của từng vị trí cơng tác nhằm có sự chọn lọc phù hợp đối với các ứng viên.
Công tác tuyển dụng cần công khai, minh bạch, khơng để xảy ra sai sót, gian lận để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và khơng lãng phí thời gian, chi phí của tổ chức và cả người ứng tuyển.
Trong kế hoạch tuyển dụng, cần quan tâm đến nguồn lao động chất lượng cao, có kinh nghiệm, có kiến thức về tài chính – ngân hàng, đồng thời có trình độ ngoại ngữ và khả năng tin học để đáp ứng được những yêu cầu của công việc. Nghiệp vụ quản trị ngân hàng hiện đại với những kiến thức rất mới cũng đòi hỏi ở ứng viên khả năng tiếp thu nhanh và tinh thần ham học hỏi, không ngừng trau dồi và bổ sung kiến thức cho bản thân.
3.5.2.2. Đào tạo về kiến thức và nghiệp vụ cho nhân viên, khuyến khích trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau
Ngồi chính sách về giá, nguồn nhân lực có chất lượng cao là cơ sở quyết định năng lực cạnh tranh của tổ chức th tài chính. Hàng năm, cơng ty cần xây dựng kế hoạch đào tạo cho nhân viên, tập trung trước hết vào các lĩnh vực chủ yếu như: Kiến thức quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và thị trường, quy định pháp lý mới ban hành, thông tin ngành, thông tin kinh tế vĩ mô, một số kỹ năng mềm cần thiết cho công tác thẩm định và thu hồi nợ.
Trong q trình làm việc, nên khuyến khích sự hợp tác, trao đổi thơng tin lẫn nhau giữa các phòng ban, đặc biệt là sự phối hợp giữa 3 bộ phận: Kinh doanh, Tín dụng và Thu hồi nợ để theo dõi sát sao tình hình từng hợp đồng thuê, sớm phát hiện rủi ro và xử lý kịp thời.
Nguồn cán bộ có trình độ và kinh nghiệm về nghiệp vụ cho thuê tài chính là tài sản q báu của cơng ty, khơng chỉ cho q trình tác nghiệp, mà cịn có thể truyền đạt lại kinh nghiệm và kiến thức cho những nhân viên mới. Đối với đối tượng này, cơng ty nên có chế độ đãi ngộ tương xứng để thu hút và giữ chân người tài