Thẩm quyền phê duyệt hạn mức tại CILC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại công ty TNHH cho thuê tài chính quốc tế chailease (Trang 38 - 41)

Hạn mức cấp tín dụng Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ Nơi phê duyệt

Dưới 180,000 USD

Đồng phê duyệt bởi Trưởng Bộ phận tín dụng (Phó tổng giám đốc 1) và Trưởng Bộ

phận kinh doanh (Phó tổng giám đốc 2)

Việt Nam Từ 180,000 USD đến

dưới 700,000 USD Tổng giám đốc Việt Nam

Từ 700,000 USD trở lên Chủ tịch Đài Loan

Nguồn: Chính sách về hạn mức tín dụng tại CILC

Kết quả phê duyệt được thể hiện trong “Tờ phê duyệt tín dụng”, cùng với những nội dung chính sau: Tỷ lệ và giá trị tài trợ; Tỷ lệ ký quỹ; Lãi suất; Thời hạn thuê; Các khoản phí; Giá trị mua lại tài sản; Các bảo đảm tín dụng khác (nếu có). Tờ phê duyệt tín dụng phải có đầy đủ chữ ký của cấp lãnh đạo và được xem là căn cứ hiệu lực sau cùng cho giải ngân.

Nhân viên kinh doanh thông báo đến khách hàng, đồng thời đàm phán về các điều kiện thuê theo như kết quả phê quyệt. Mọi sự thay đổi so với Tờ phê duyệt tín dụng đều phải có biên bản điều chỉnh đính kèm được xác nhận và ký tên bởi cấp lãnh đạo.

2.1.3.5. Đàm phán, ký kết Hợp đồng và các giấy tờ liên quan

Bộ phận dịch vụ khách hàng tiến soạn thảo bộ hợp đồng và những hồ sơ phục vụ cho giải ngân bao gồm: Hợp đồng mua bán ba bên; Hợp đồng thuê tài chính; Thoả thuận đăng ký đảm bảo cho tài sản thuê; Hồ sơ thế chấp; Thư bảo lãnh cá nhân; Các giấy tờ khác (nếu có). Nhân viên kinh doanh mang bộ hồ sơ cho khách hàng và các bên liên quan ký tên, đóng dấu.

2.1.3.6. Giải ngân

Việc giải ngân được thực hiện sau khi CILC nhận được chứng từ (bản gốc) chứng minh việc hoàn thành thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu tài sản th và tồn bộ các khoản phí và ký quỹ từ Bên thuê.

CILC giải ngân tiền thuê trực tiếp cho Bên thuê (trong trường hợp Mua và tái thuê) hoặc giải ngân cho Bên bán tài sản (trong trường hợp CTTC thông thường) 2.1.3.7. Đăng ký và mua bảo hiểm cho tài sản thuê, tài sản thế chấp

Tài sản thuê và tài sản thế chấp được đăng ký giao dịch đảm bảo, đồng thời, bắt buộc Bên thuê phải mua bảo hiểm với giá trị bảo hiểm bằng hoặc cao hơn giá trị tài sản, CILC đứng tên là người thụ hưởng bảo hiểm.

2.1.3.8. Ký kết giấy nhận nợ và đính ký hiệu tài sản cho thuê

Bên thuê được yêu cầu ký giấy nhận nợ, theo đó, xác nhận lại lịch trình trả nợ gốc và lãi đã quy định trong Hợp đồng CTTC.

Nhân viên kinh doanh chụp hình tài sản th tài chính với đầy đủ số hiệu để lưu hồ sơ, đồng thời, đính nhãn dính có logo của CILC lên tài sản thuê.

2.1.3.9. Thu nợ và xử lý nợ

Hàng tháng, Bộ phận thu hồi nợ sẽ gửi Giấy báo thanh tốn thơng qua thư điện tử, fax, và nhắn tin nhắc nợ đến Bên thuê trong vòng một tuần trước ngày đến hạn. Những trường hợp chậm thanh toán đều bị tính lãi phạt và xử lý theo quy định của pháp luật.

2.1.3.10. Thanh lý Hợp đồng cho th tài chính

Sau khi Bên th thực hiện tồn bộ nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, CILC sẽ xuất hoá đơn bán lại tài sản thuê cho Bên thuê với giá trị bằng với giá trị mua lại tài sản đã được thỏa thuận trong Hợp đồng thuê tài chính.

Nhận xét về quy trình CTTC tại CILC:

 Nhìn chung, quy trình CTTC tại CILC tương đối chặt chẽ, đầy đủ và gọn nhẹ.

 Thời gian từ lúc nhận đủ hồ sơ thuê tài chính đến lúc giải ngân được quy định rõ ràng cho từng cấp thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo hồ sơ được giải quyết nhanh chóng và thuận tiện nhất cho khách hàng.

 Trách nhiệm của từng cấp bậc, từng bộ phận khi tham gia vào quy trình được phân định rõ ràng, đảm bảo tính khách quan.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO TH TÀI CHÍNH TẠI CILC

2.2.1. Tăng trưởng dư nợ

Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động dư nợ cuối năm tại CILC từ 2009 - 2013

642 741 834 962 1066 0 200 400 600 800 1000 1200 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Tỷ đồ ng 0% 4% 8% 12% 16% 20%

Dư nợ cuối năm Tỷ lệ tăng trưởng

Nguồn: Tổng hợp từ hệ thống dữ liệu của CILC

Dư nợ tăng dần qua các năm với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 13,5% cho thấy sự mở rộng về quy mơ của CILC. Tính đến cuối năm 2013, CILC có hơn 600 hợp đồng thuê với tổng dư nợ 1.066 tỷ đồng.

2.2.2. Tình hình giải ngân

Biểu đồ 2.2: Tình hình giải ngân trong năm tại CILC từ 2009 - 2013

418 516 634 608 715 - 100 200 300 400 500 600 700 800 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Tỷ đ ồn g

Cùng với tăng trưởng dư nợ, tình hình giải ngân tại CILC được đánh giá là khá lạc quan với xu hướng ổn định và phát triển, ngoại trừ năm 2012, giải ngân giảm nhẹ 4,1% do tình hình suy thoái chung của nền kinh tế và lãi suất cao khiến doanh nghiệp ngại đầu tư mới. Tuy nhiên, sang năm 2013, kinh tế có dấu hiệu hồi phục và chính sách khuyến khích đầu tư bằng cách giảm lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước bắt đầu có tác dụng. Ngồi ra, phải kể đến hoạt động tích cực của văn phịng đại diện tại Hà Nội đã góp phần đẩy mạnh giải ngân trong năm 2013 của CILC tăng 17,6% so với năm 2012.

Cơ cấu giải ngân trong hai năm gần nhất được thể hiện qua bảng 2.3:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại công ty TNHH cho thuê tài chính quốc tế chailease (Trang 38 - 41)