vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua
2.1.1 Sơ lược về Trà Vinh
Trà Vinh là một tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long trù phú, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh gần 200 km đường bộ, Tp. Cần Thơ 100 km và biên giới Việt Nam – Campuchia 230 km. Nằm trên tuyến vận tải hàng hải quốc tế qua cửa Định An, phía Bắc, Tây-Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đơng giáp tỉnh Bến Tre với sơng Cổ Chiên, phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Nam, Đơng - Nam giáp biển Đông.
Trà Vinh bao gồm một thành phố tỉnh lỵ và bảy huyện.
Tỉnh Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ quanh năm, ít ảnh hưởng bởi lũ, chia làm 02 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung
bình từ 26 - 27oC, mùa khơ độ ẩm ổn định thuận lợi cho ngành trồng trọt và chăn
nuôi. Trà Vinh được bao bọc bởi hai nhánh sông Tiền và sông Hậu nên giao thông đường thủy ở tỉnh rất phát triển. Cùng với Chính phủ sẽ khởi cơng tuyến kênh Quan Chánh Bố thông ra biển qua địa bàn huyện Duyên Hải để thông luồng cho tàu 20.000 tấn vào cảng Cần thơ, Trà Vinh sẽ có điều kiện tốt để xây dựng một cảng trung chuyển quốc tế tại cửa Định An.
Trà Vinh có hơn 23.000 ha mặt nước tự nhiên, diện tích rừng ngập mặn 24.000 ha, nguồn lợi thủy sản vùng ven biển bao gồm nguồn lợi cửa sông, rừng ngập mặn và vùng nước ven biển có độ sâu 30-40m vào bờ, tổng trữ lượng khu cửa sông, ven biển là 72.869 tấn. Ngoài ra tỉnh cịn có bãi tơm cửa Định An diện tích 20.000 ha, là bãi tôm lớn trong 5 bãi tôm ở ĐBSCL.
Sản phẩm hàng hóa của tỉnh Trà Vinh bao gồm: lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, đại gia súc và nuôi trồng thủy sản. Phát triển nông nghiệp là cơ sở tạo tiền đề cho công nghiệp của tỉnh phát triển. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào phong phú cho phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi đưa giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình quân hàng năm trên 20%. Trà Vinh đã và đang xây dựng 13 cụm phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại tỉnh và các huyện với quy mơ diện tích 275,73 ha.
Bãi biển Ba Động Trà Vinh không bị ảnh hưởng bởi phù sa của sơng Cửu Long nên có thể trở thành bãi tắm lý tưởng, cùng với mỏ khoáng nước nóng Long Tồn. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch liên hợp nghỉ dưỡng, trị bệnh cao cấp.
Trà Vinh có một nguồn khống sản nổi bật chưa được khai thác đó là đất sét nung gạch, ngói có 06 vùng với trữ lượng 45,6 triệu m3, chất lượng sét gạch ngói rất tốt là nguồn nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, gốm sứ, sét karemzit dùng sản xuất vật liệu nhẹ ...
Với những tiềm năng hiện có, tỉnh Trà Vinh đang từ bước chuyển mình phát triển, đã có những cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư. Trong tương lai Trà Vinh sẽ là điểm hẹn đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư và du khách bốn phương.
Tại Hội thảo đánh giá về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy năm 2013 tỉnh Trà Vinh xếp hạng 13/63 tỉnh, thành phố, đứng hàng thứ 5/13 tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nét nổi bật của tỉnh Trà Vinh là có 2 chỉ số đứng đầu cả nước về gia nhập thị trường và tiếp cận đất đai của doanh nghiệp, điều này cho thấy đối với doanh nghiệp việc đầu tư vào tỉnh Trà Vinh là dễ dàng, thuận lợi, ít tốn kém chi phí, kể cả thời gian.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua
Đến cuối năm 2006, trên địa bàn tỉnh có 120 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 364,4 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 3.077 lao động.
Đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 175 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 625,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 5.586 lao động.
Giai đoạn 2011 đến nay thành lập mới 526 DNNVV, gồm 225 Công ty TNHH 1TV, 88 Công ty TNHH 2TV trở lên, 27 công ty cổ phần, 186 DNTN. Vốn đăng ký là 1.519 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 8.639 lao động; vốn trung bình 2,9 tỷ đồng/doanh nghiệp.
- Hiện nay, toàn tỉnh có 1.407 DNNVV, vốn đăng ký là 4.672 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 33.309 lao động; vốn trung bình 3,3 tỷ đồng/doanh nghiệp.
- Trong giai đoạn này cũng có 237 DNNVV hoạt động kinh doanh doanh
không hiệu quả dẫn đến phải giải thể hoặc thu hồi.
- Cơ cấu ngành nghề: ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,42%; Công
nghiệp và xây dựng chiếm 41,36%; Thương mại và dịch vụ chiếm 57,22%.
Hình 2.1: Cơ cấu ngành nghề DNNVV
- Phân theo địa bàn:
+ Huyện Cầu Ngang : 100 doanh nghiệp
+ Huyện Châu Thành : 143 doanh nghiệp
+ Huyện Duyên Hải : 124 doanh nghiệp
+ Huyện Tiểu Cần : 79 doanh nghiệp
+ Huyện Trà Cú : 129 doanh nghiệp
+ Thành phố Trà Vinh : 613 doanh nghiệp
- Trong giai đoạn giữa kỳ của Kế hoạch phát triển DNNVV của tỉnh Trà Vinh,
số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt 110,7%, vốn đạt 239%, lao động đạt 182%; so cả kỳ của kế hoạch 2011-2015 của tỉnh đạt 63,75%, vốn đạt 139%, lao động đạt 104,7%. Qua số liệu trên, việc phát triển DNNVV theo Kế hoạch của Tỉnh đã đạt được kết quả rất khả quan, với tình hình đó đến cuối kỳ của kế hoạch các chỉ tiêu sẽ vượt.
- Cơ cấu ngành nghề, doanh nghiệp phân theo địa bàn và quy mô doanh
nghiệp khơng có thay đổi nhiều so với kế hoạch của tỉnh. Tại địa bàn thành phố Trà Vinh số lượng doanh nghiệp vẫn chiếm đa số so với các huyện còn lại.
- Công tác cải cách hành chính thời gian qua thực hiện khá tốt, nhất là thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong thành lập doanh nghiệp đã rút ngắn đáng kể thời gian và chi phí đi lại của doanh nghiệp; đặc biệt cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp qua Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia; thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng và thanh tốn điện tử đã góp phần quan trọng thực hiện các dịch vụ công của cơ quan nhà nước theo hướng hiện đại. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, khối DNNVV còn tồn tại một số vấn đề cố hữu sau: Doanh nghiệp chưa chú trọng trong việc tập huấn nâng cao kiến thức cho nhân viên và người lao động, doanh nghiệp cịn kinh doanh theo hình thức gia đình. Về mặt bằng sản xuất thì doanh nghiệp rất khó tiếp cận do: hồ sơ quá phức tạp, thiếu thông tin và chi phí lớn. Khó khăn lớn nhất đối với DNNVV là thiếu vốn và mặt bằng để sản xuất, kinh doanh. Chính phủ đã triển khai những chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng.
Tuy nhiên, chỉ có một lượng nhỏ các doanh nghiệp tiếp cận được với chính sách này. Phần lớn các DNNVV đều gặp trở ngại vì thủ tục vay quá phức tạp, các doanh nghiệp khơng có đủ tài sản để thế chấp, lãi suất chưa phù hợp...