Các vấn đề trang bị cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 56 - 108)

Trang bị cơ sở vật chất Số DN Tỷ trọng

Có trang bị máy vi tính cho cơng tác kế tốn 40 100%

Có sử dụng phần mềm kế toán 26 65%

Phần mềm doanh nghiệp đang sử dụng là do Số DN Tỷ trọng

Mua sẵn 19 47,5% Thuê viết 7 17,5% Tự viết 0 0 Giá của phần mềm Số DN Tỷ trọng Dưới 5 triệu đồng 19 47,5% Từ 5 triệu đến 20 triệu 7 17,5% Trên 20 triệu 0 0

Theo kết quả khảo sát Bảng 2.25 cho thấy kiểm soát nội bộ đối với phần mềm kế toán chưa được thực hiện tốt, theo thực tế có một số ít doanh nghiệp có thực hiện phân quyền truy cập, khi thay đổi nhân viên thì có thay đổi mật khẩu truy cập. Điều này sẽ khơng đảm bảo tính bảo mật thơng tin và an toàn dữ liệu.

Bảng 2.25: Kiểm soát nội bộ đối với phần mềm kế toán

Kiểm soát nội bộ đối với phần mềm kế toán Số DN Tỷ trọng

Có thực hiện phân quyền truy cập phần mềm kế toán 16 40%

Có thay đổi mật khẩu truy cập khi thay đổi nhân viên kế toán

18 45%

Việc vi phạm nguyên tắc bảo mật có được ghi nhận và điều tra tức thời bởi người có thẩm quyền

22 60%

Có thực hiện đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phần mềm

10 25%

Với mức độ ứng dụng công nghệ thơng tin vào trong kế tốn thì theo kết quả khảo sát Bảng 2.26 cho thấy phần mềm mang lại lợi ích trong việc xử lý và cung cấp thơng tin kế tốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ có 50% doanh nghiệp hài lòng với phần mềm đang sử dụng nhưng vẫn khơng có nhu cầu thay đổi phần mềm, nguyên nhân xuất phát là do doanh nghiệp còn lo ngại về vấn đề tốn kém chi phí và do tâm lý ngại làm quen với cái mới.

Bảng 2.26: Mức độ hài lòng của người sử dụng

Mức độ hài lòng của người sử dụng Số DN Tỷ trọng

Phần mềm đang sử dụng có mang lại lợi ích cho cơng tác kế tốn

26 65%

Có hài lịng với phần mềm đang sử dụng 13/26 50%

Lý do không thay đổi phần mềm Số DN Tỷ trọng

Sợ tốn kém chi phí 4/26 15,4%

Do tâm lý ngại thay đổi 2/26 7,7%

2.3 Đánh giá 2.3.1 Ưu điểm 2.3.1 Ưu điểm

Chế độ kế toán áp dụng cho các DNNVV khá đầy đủ và hoàn thiện, đặc biệt là Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 48/2006/QĐ-BTC giúp cho doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc lựa chọn chế độ kế toán phù hợp với quy mơ hoạt động của doanh nghiệp mình.

Hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, sổ sách, báo cáo kế toán được quy định trong chế độ kế toán hiện hành khá đầy đủ và chi tiết, phù hợp với các quy định của chuẩn mực kế toán được ban hành và có sự tương thích với chuẩn mực quốc tế về kế toán. Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về thông tin để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp cũng như phục vụ cho việc lập các báo tài chính.

Trình độ nhân viên kế toán ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp đại học làm việc tại các DNNVV nhiều góp phần vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Phần lớn các doanh nghiệp đều trang bị máy tính phục vụ cho công tác kế toán. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào cơng tác kế tốn khá khác nhau, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp có chú trọng đến việc sử dụng phần mềm vào cơng tác kế tốn mặc dù chỉ là phần mềm thương mại, đơn giản mua bên ngoài nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong việc xử lý và cung cấp kịp thời các thơng tin kế tốn.

Với vai trị và vị trí quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế, Nhà nước đã đưa ra những giải pháp và chính sách khuyến khích DNNVV phát triển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn lực, trong đó nguồn lực vốn là hết sức quan trọng thông qua việc ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cách đưa ra các kế hoạch, chương trình, chính sách trợ giúp về tài chính, mặt bằng sản xuất, đổi mới, nâng cao năng lực cơng nghệ, trình độ kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trường ... tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Bên cạnh đó, sự ra đời

của các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp nhằm tạo cầu nối hợp tác, liên kết, hỗ trợ, trao đổi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nhà nước, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh khơng thể khơng nói đến vai trị của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh, Câu lạc bộ Nữ doanh nhân Trà Vinh.

Do tình hình kinh tế hiện nay vơ cùng khó khăn, cùng với cả nước tỉnh Trà Vinh cũng khơng ngoại lệ. Vì vậy, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết13/2012/NQ- CP ngày 10/5/2012 về “Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường” và Nghị quyết 02/2013/NQ-CP ngày 07/01/2013 về “Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu”, đã được đa số các doanh nghiệp đồng tình, giải quyết được một phần khó khăn cho doanh nghiệp.

2.3.2 Hạn chế

Hiện nay tồn tại song song hai chế độ kế toán doanh nghiệp: chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban đầu được nhận định là phù hợp với nền kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế về kế tốn, phù hợp với đặc điểm kinh tế và trình độ quản lý doanh nghiệp của DNNVV. Tuy nhiên trong thực tế việc đón nhận chế độ kế tốn này khơng như dự kiến. Việc quy định hai chế độ kế toán đã tạo ra sự chồng chéo khi áp dụng do tiêu chuẩn xác định quy mô doanh nghiệp khơng rõ ràng, cũng như khơng có sự ràng buộc doanh nghiệp khi lựa chọn chế độ kế toán được áp dụng, điều này cho thấy chế độ kế toán doanh nghiệp thiếu sự linh hoạt cần thiết. Đồng thời cũng gây ra nhiều phức tạp và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào cơng tác kế tốn.

Mặc dù tại các doanh nghiệp nhỏ phát sinh hoạt động với quy mơ cịn hạn chế nên đều sử dụng biểu mẫu chứng từ theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính, nhưng một số chứng từ kế tốn cịn chưa đảm bảo đầy đủ tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh không đảm bảo đầy đủ chứng từ chứng minh

(phê duyệt lên chứng từ trắng, thiếu chữ ký, nội dung ...) ảnh hưởng đến tiến trình tổng hợp số liệu vào máy và lập báo cáo tài chính.

Hệ thống tài khoản hiện hành chưa có tính linh hoạt cao điều này gây khó khăn khi doanh nghiệp thay đổi quy mô hoạt động, cần mở thêm tài khoản để quản lý các đối tượng cần theo dõi chi tiết để phục vụ cho yêu cầu kiểm sốt và cung cấp thơng tin hữu ích cho người sử dụng.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng hệ thống tài khoản chủ yếu để phản ánh các đối tượng kế toán phục vụ cho kế tốn tài chính chưa thuận lợi cho việc tổ chức hệ thống kế tốn quản trị. Nên tạo điều kiện doanh nghiệp có thể kết hợp thực hiện kế tốn tài chính và kế tốn quản trị trong hệ thống tài khoản kế toán.

Hệ thống tài khoản kế tốn theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC có ít tài khoản cấp 1 hơn (chỉ có 51 tài khoản) so với hệ thống tài khoản theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC (có đến 86 tài khoản), khi BTC cắt giảm bớt thì doanh nghiệp phải bổ sung các tài khoản chi tiết để theo dõi chi tiết các đối tượng kế toán như tài khoản 154 “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” theo Quyết định 48/2006/QĐ- BTC được dùng để tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi cơng, chi phí sản xuất chung) đồng thời dùng tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm nhưng theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC tài khoản 154 chỉ dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, việc tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh được thông qua tài khoản trung gian (tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, tài khoản 622 “chi phí nhân cơng trưc tiếp”, tài khoản 623 “chi phí sử dụng máy thi cơng”, tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung”). Như vậy nếu doanh nghiệp muốn kiểm sốt chi phí sản xuất thì phải mở chi tiết thêm cho các tài khoản 154 “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”. Điều này dẫn đến khó khăn cho một số doanh nghiệp hiện nay vẫn đang áp dụng thủ cơng khi thực hành kế tốn.

Hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp hầu hết được xây dựng căn cứ vào quy định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thực tế vẫn cịn nhiều doanh nghiệp không mở

đầy đủ sổ kế toán để phản ánh hết đối tượng kế tốn trong đơn vị mình, nhất là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Ngồi ra có những doanh nghiệp không thực hiện nghiêm chỉnh quy định đăng ký sổ sách kế toán với cơ quan quản lý, hoặc sử dụng sổ khơng đánh số trang, đóng dấu giáp lai; việc ghi chép, khóa sổ, sửa chữa sai sót khơng thực hiện đúng quy định khi ghi sổ kế toán ... Những vấn đề nêu trên làm hạn chế việc phát huy tác dụng của sổ sách kế toán như doanh nghiệp không theo dõi được đầy đủ và có hệ thống các đối tượng kế tốn, khơng thực hiện được sự đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Điều này chẳng những gây khó khăn cho việc kiểm tra của các cơ quan quản lý như cơ quan thuế.

Trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, công tác kế tốn chỉ mang tính chất đối phó với việc kiểm tra và quyết tốn thuế. Tình trạng hai hệ thống sổ kế toán tồn tại song song xảy ra khá phổ biến. Hệ thống thứ nhất là hệ thống “kế tốn nội bộ” khơng theo quy định nào của pháp luật và chỉ có chủ doanh nghiệp được biết. Hệ thống thứ hai là hệ thống “kế toán thuế”, về hình thức theo đúng quy định của pháp luật nhưng thơng tin và các số liệu kế tốn hồn tồn khơng phản ánh đúng thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì phần lớn DNNVV sẽ bỏ qua việc lập báo cáo này, do đó việc phát huy tác dụng của loại báo cáo này trong cơng tác quản lý chưa có. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối doanh nghiệp mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như ngân hàng, tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai ... đánh giá được thời gian, rủi ro và những khoản tiền có thể thu về trong tương lai mà họ đã đầu tư vào trong doanh nghiệp.

Bên cạnh DNNVV có tổ chức bộ máy kế tốn, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thường thuê dịch vụ kế toán mặc dù giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhưng do kế tốn th ngồi khơng nắm sát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy chưa cung cấp thơng tin kế tốn quản trị kịp thời, đầy đủ cũng như chưa thể tư vấn, tham mưu tốt cho người chủ doanh nghiệp ra các quyết định quản trị mà chỉ có

thể cung cấp được các thông tin chủ yếu phục vụ cho cơ quan thuế do thơng thường các kế tốn dạng này chỉ nhận chứng từ vào cuối tuần hoặc cuối tháng để tổng hợp và ghi nhận sổ sách kế toán.

Hoạt động kiểm sốt nội bộ của DNNVV cịn một số vấn đề chưa hoàn thiện như doanh nghiệp chưa quan tâm xây dựng Bản mô tả cơng việc; có những doanh nghiệp quy mơ nhỏ số lượng nhân viên không nhiều dẫn đến việc nhân viên kiêm nhiệm quá nhiều việc chẳng hạn như nhân viên kế tốn có thể kiêm nhiệm cả thủ quỹ, kế tốn kiêm nhiệm ln thủ kho ... Hệ thống kiểm sốt nội bộ lại khơng tạo điều kiện cho các nhân viên kiểm sốt lẫn nhau, do vậy thơng tin mà nhà quản lý nhận được rất hạn chế.

Một số DNNVV chưa có khả năng tiếp cận với các ứng dụng công nghệ thơng tin vào trong cơng tác kế tốn nên hoạt động kế toan cịn mang tính thủ cơng và khơng hiệu quả..

Phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong tổ chức cơng tác kế tốn nhưng doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến khâu này. Những doanh nghiệp có quan tâm đến hoạt động này thì chỉ ở mức độ nữa vời, chưa thỏa đáng vì chưa nhận thức được vai trị của thơng tin từ hoạt động phân tích. Điều này xuất phát từ chính những người đứng đầu doanh nghiệp, một khi các doanh nghiệp siêu nhỏ tồn tại chủ yếu dưới hình thức cơng ty TNHH hoặc DNTN và chủ doanh nghiệp không được trang bị tốt kiến thức về quản trị thì rất khó để họ nhận ra rằng thơng tin kế tốn sẽ hữu ích trong việc ra quyết định trong doanh nghiệp như thế nào.

2.3.3 Nguyên nhân

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Tình hình kinh tế - xã hội hiện nay khó khăn với một số vấn đề như: lãi suất cao, lạm phát nhanh, thị trường chứng khoán đi xuống, bất động sản đóng băng... Chính những điều này đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của DNNVV và chắc chắn rằng cơng tác tổ chức kế tốn trong doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng phần nào.

Tại thời điểm Quyết định 48/2006/QĐ-BTC được ban hành Bộ Tài chính đặt mục tiêu thiết kế chế độ kế toán phù hợp với đặc điểm kinh tế và trình độ quản lý của DNNVV. Các tiêu chí được đặt ra với quyết định này là dễ hiểu, dễ làm, minh bạch, cơng khai, dễ kiểm tra và dễ kiểm sốt. Tuy nhiên trên thực tế tổ chức kế toán theo quyết định này là không đơn giản và không tiết kiệm như mục tiêu ban hành mà nó khiến cơng tác kế toán tại đơn vị rườm rà hơn do phải chi tiết quá nhiều và hệ thống tài khoản kế tốn thiếu tính khoa học, hệ thống báo cáo tài chính được ban hành theo quyết định đã không thỏa mãn yêu cầu cung cấp thơng tin và khơng mang tính kế thừa khi doanh nghiệp có sự thay đổi quy mơ.

Việc quy định đồng thời hai chế độ kế toán cho doanh nghiệp đã tạo ra sự chồng chéo khi áp dụng do tiêu chuẩn xác định quy mô doanh nghiệp không rõ ràng, khơng thống nhất đồng thời khơng có sự ràng buộc về mặt pháp lý khi doanh nghiệp chọn lựa chế độ kế toán để áp dụng.

Nguồn lực kế toán được đào tạo dành cho quy mô DNNVV chưa đáp ứng được nhu cầu vì các chương trình đào tạo ở Việt Nam chỉ hướng chủ yếu vào thực hành công tác kế toán trong doanh nghiệp lớn, do đó khi thực tế phải hoạt động trong DNNVV thì người làm kế tốn rất khó khăn trong việc xác định phạm vi, mức độ và cách thức tổ chức cơng tác kế tốn.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Hoạt động kiểm sốt nội bộ tại DNNVV cịn một số vấn đề chưa hoàn thiện, chưa kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra trong cơng tác kế tốn. Ngun nhân cốt lõi là do trình độ và kinh nghiệm của nhà quản lý hoặc chủ doanh nghiệp chưa thật sự nhận biết vai trò và ý nghĩa của thơng tin kế tốn hỗ trợ cho việc ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 56 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)