2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại
2.3.2.2 Đánh giá rủi ro
- Hạn chế trong hệ thống XHTD: Tại VietBank, Hệ thống XHTD chủ yếu
theo quy định của NHNN, chưa phát huy được tác dụng làm cơ sở cho việc xét cấp
tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng và xây dựng chính sách khách hàng.
Chất lượng dữ liệu khai thác đầu vào (từ khách hàng và ngân hàng) để chấm điểm, XHTD chưa đầy đủ, chưa có tính hệ thống cao và thiếu chính xác. Các khâu
thu thập nhập thông tin vẫn phải thực hiện thủ cơng, tốn nhiều thời gian và khó kiểm sốt số liệu đầu vào do vấn đề lỗi nhập sai hoặc cố ý chủ quan của NVTD ảnh hưởng
đến kết quả XHTD của khách hàng.
Cơ sở dữ liệu của khách hàng chưa đủ lớn theo tiêu chuẩn chuỗi thời gian liên tục (7 năm) và chưa có phương án khai thác hiệu quả nguồn cơ sở dữ liệu nên chưa phát huy đầy đủ các ứng dụng quản lý rủi ro của hệ thống XHTD.
Hệ thống XHTD chưa có tính phân biệt cao theo ngành, quy mơ và sản phẩm (bộ chỉ tiêu phi tài chính như nhau cho các doanh nghiệp; các sản phẩm vay đều có chung bộ chỉ tiêu chấm điểm tín dụng,...). Các hạn chế này làm giảm hiệu lực dự báo rủi ro tín dụng của hệ thống XHTD.
Bộ điểm chuẩn để xếp hạng khách hàng được ban hành từ tháng 11/2011
nhưng không được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách hàng và chính sách tín dụng của VietBank trong từng thời kỳ, cũng như các quy định của NHNN.
- Chưa áp dụng đầy đủ các công cụ quản lý rủi ro theo chuẩn Basel: Việc quản lý rủi ro vẫn chủ yếu thực hiện trên việc quản lý danh mục tín dụng; quản lý hạn mức, giới hạn tín dụng và phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro. Chưa áp dụng các công cụ quản lý rủi ro hiện đại như: xác định các tham số rủi ro theo Basel II (xác suất vỡ nợ của khách hàng vay vốn PD, EAD, LGD); kiểm định mơ hình và kiểm tra sức chịu
đựng.
- Việc xét duyệt cho vay còn chú trọng nhiều đến tài sản hơn hiệu quả của
phương án vay vốn: Việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thay vì chỉ là phương án thay thế trong trường hợp khách hàng không trả được nợ theo như phương án kinh
là phương án trả nợ của khách hàng. Việc xét duyệt khoản vay quá xem nặng đến tài sản sẽ phần nào bỏ qua các khách hàng có phương án vay vốn tốt, đồng thời cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng khi tài sản gặp rủi ro như bị quy hoạch, giá thị trường
giảm so với thẩm định ban đầu,...; bên cạnh đó việc xử lý tài sản lại không thể thực
hiện một cách nhanh chóng do các thủ tục pháp lý, nhu cầu thị trường,... khiến cho việc thu hồi vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
2.3.2.3 Hoạt động kiểm sốt
- Bất cập trong cơng tác quản lý, xử lý và thu hồi đối với các khoản nợ có vấn
đề: Tại VietBank chưa có bộ phận chuyên trách xử lý nợ. Hiện tại, việc theo dõi và
quản lý đối với các khoản nợ có vấn đề thuộc về trách nhiệm của NVTD và nhân viên hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên việc xử lý, bán đấu giá tài sản, kiện ra tòa hoặc các thủ tục pháp lý để xử lý tài sản thu hồi các khoản vay có vấn đề này lại thuộc về trách nhiệm của nhân viên pháp chế. Việc này dẫn đến tình trạng nhân viên phụ trách hồ sơ khơng nắm được tiến độ thực hiện trong công tác thu hồi nợ của khách hàng cũng như nhân viên pháp chế khơng nắm được sự thay đổi trong tình hình tài chính và tình hình trả nợ của khách hàng, thiếu sự tương tác giữa các bộ phận làm cho việc thu hồi nợ thiếu hiệu quả.
Bên cạnh đó VietBank chưa ban hành hướng dẫn nghiệp vụ nào liên quan đến công tác xử lý nợ nhằm hướng dẫn việc quản lý, trình tự, thủ tục xử lý nợ đối với các khoản nợ của khách hàng gây khó khăn cho nhân viên khi thực hiện tác nghiệp.
- Tính khách quan trong khâu thẩm định cho vay bị đe dọa: Do hạn chế về số lượng nhân viên nên hiện tại ở VietBank nhân viên thẩm định cũng chính là nhân
viên tiếp nhận hồ sơ ban đầu nên khơng đảm bảo được tính khách quan, độc lập giữa hai bước, nghĩa là việc kiểm sốt chéo khơng được thực hiện.
- Khuyết các chốt chặn kiểm sốt trong quy trình nghiệp vụ: Tuy VietBank đã thiết lập cơ cấu tổ chức với nhiều phòng ban và chức danh để đảm bảo việc chun
mơn hóa đồng thời đảm bảo các chốt chặn kiểm soát trong quy trình cho vay, tuy
nhánh bị khuyết, điều này ảnh hưởng đến tính chặt chẽ trong cơ cấu tổ chức và hệ
thống kiểm soát tại VietBank.
- Nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập trong chốt chặn kiểm sốt là KSV: Việc kiểm soát hồ sơ tại đơn vị của KSV bị giảm tác dụng do bị chi phối bởi mối quan hệ với NVTD tại đơn vị và bị ảnh hưởng đến tính độc lập do KSV nằm dưới quyền của TĐV, dẫn đến nhiều trường hợp KSV phát hiện ra hồ sơ thiếu sót nhưng TĐV yêu cầu giải ngân, hồ sơ vẫn được giải ngân.
- Tiềm ẩn rủi ro tại chốt kiểm soát là TĐV: Trưởng đơn vị tại các kênh phân phối còn nắm quá nhiều quyền hành như quyền giải ngân các khoản tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyền quản lý tài sản bảo đảm, quyền phê duyệt cấp tín dụng đối với các khoản vay trong thẩm quyền được giao,… dẫn đến việc thiếu độc
lập trong công tác kiểm tra kiểm sốt tại đơn vị, có khả năng dẫn đến việc giải ngân khi khoản vay chưa tuân thủ đầy đủ các phê duyệt của cấp thẩm quyền; nguy cơ
thông đồng trong việc quản lý tài sản bảo đảm gây rủi ro thất thoát, gian lận trong
việc nhập xuất tài sản đảm bảo; phê duyệt các khoản vay thiếu chất lượng.
Bên cạnh đó, một nguy cơ khác có thể dẫn đến RRTD đối với chốt kiểm soát là TĐV đó là: nhiều TĐV khơng nắm đầy đủ các quy định của Ngân hàng, không
nắm các thao tác kiểm soát khoản vay trên hệ thống TCBS, cũng như không biết rành mạch về các thủ tục pháp lý dẫn đến hạn chế trong việc chỉ đạo và kiểm sốt cơng
việc của các nhân viên dưới quyền. Nguyên nhân một phần là do khi tuyển dụng các chức danh này phần lớn chỉ xem xét đến khả năng kinh doanh, hầu hết các TĐV được tuyển dụng từ các ngân hàng bạn, khơng có q trình làm việc tại VietBank, sau khi tuyển dụng các TĐV này cũng không được đào tạo các kỹ năng và kiến thức cần thiết trong việc kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ của các nhân viên dưới quyền.
- Cơng tác kiểm sốt sau giải ngân còng lỏng lẻo, chưa được quan tâm chú
trọng do các nguyên nhân: Đơn vị và các nhân viên phụ trách hồ sơ chưa thường
xuyên tổ chức tự rà soát hồ sơ sau khi cho vay để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa các sai sót phát sinh; chưa có ý thức trách nhiệm trong việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn
và tình hình thực tế của khách hàng trong suốt thời gian vay vốn; chưa có phương pháp hiệu quả để theo dõi khoản vay sau cho vay; một nhân viên phụ trách quá nhiều khách hàng, dẫn đến không thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng, phát triển khoản vay, cũng như việc theo dõi tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Thiếu hiệu quả trong công tác định giá tài sản định kỳ sau cho vay: Việc đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm định kỳ sau cho vay tại VietBank hiện tại do
NVTD phụ trách hồ sơ thực hiện chứa đựng, tiềm ẩn nhiều rủi ro và không hiệu quả do NVTD khơng có kinh nghiệm và khơng được đào tạo bài bản trong việc định giá tài sản, thiếu tính khách quan trong công tác thẩm định, đánh giá lại giá trị tài sản bảo
đảm.
2.3.2.4 Thông tin và truyền thông
- Việc truy xuất dữ liệu còn nhiều hạn chế, thiếu chính xác do nhân viên nghiệp vụ nhập sai thông tin đầu vào hoặc do nhân viên truy xuất dữ liệu thiếu kinh nghiệm, truy xuất thiếu hoặc thừa số liệu dẫn đến việc phải đối chiếu nhiều lần giữa các đơn vị tại hội sở và kênh phân phối gây tốn nhiều thời gian.
- Hệ thống tài liệu vẫn cịn tồn tại một số vấn đề gây khó khăn cho người sử dụng tham khảo, truy xuất, sử dụng tài liệu phục vụ cho công việc như: Một số công văn đã lỗi thời, nội dung khơng cịn phù hợp với hoạt động thực tế của VietBank, của pháp luật hiện hành nhưng không được sửa đổi hoặc bổ sung và ban hành lại cho phù hợp; nội dung tài liệu bị trùng lắp hoặc mâu thuẫn với các tài liệu khác; một số tài liệu ban hành sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế tài liệu khác nhưng không nêu rõ tài liệu
được sửa đổi, bổ sung mà chỉ ghi chung chung “Các tài liệu ban hành trước đây có
nội dung trái với tài liệu này hết hiệu lực thi hành” gây khó khăn cho người sử dụng tài liệu,…
2.3.2.5 Giám sát
- Các hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Ban KTNB:
Nhân sự thiếu ổn định: do chính sách nhân sự thiếu các chế độ đãi ngộ, tính
ổn định trong nhân sự tại Ban KTNB. Các nhân viên cũ khi đã quen việc lại nghỉ việc
thay vào đó là các nhân viên mới, dẫn đến tốn chi phí, thời gian đào tạo lại và ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm toán của Ban KTNB.
Đội ngũ kiểm tốn cịn mỏng so với số lượng đơn vị, kênh phân phối (39 nhân
viên/ 95 đơn vị, kênh phân phối): Bộ phận kiểm tốn Đồn tại hội sở chịu trách nhiệm
triển khai công tác kiểm tốn Đồn với số lượng đơn vị trung bình được kiểm tra
hàng năm là 35 đơn vị nhưng hiện tại nhân sự tại bộ phận này chỉ có 10 nhân viên; một KTV chi nhánh phải phụ trách từ ba đến bốn đơn vị, ngồi cơng việc kiểm tra hồ sơ tín dụng cịn phải thực hiện kiểm quỹ, kiểm tài sản, tổng hợp lỗi, theo dõi khắc phục, lập báo cáo,…dẫn đến quá tải trong cơng việc, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.
- Cơ chế kiểm soát nội bộ chưa đảm bảo giám sát toàn diện hoạt động của
HTKSNB tại Vietbank:
Việc giám sát của KTV chủ yếu dựa vào hồ sơ, chứng từ lưu trữ, khơng kiểm tra, khảo sát thực tế tình hình tài chính, tài sản bảo đảm của khách hàng dẫn khơng
phát hiện được mâu thuẫn, các điểm gian lận, bất hợp lý giữa hồ sơ, chứng từ lưu trữ tại đơn vị cho vay và tình hình thực tế của khách hàng để sớm phát hiện các nguy cơ dẫn đến RRTD đối với khoản vay.
Ban KTNB chưa chú trọng trong kiểm tra việc nhập liệu thông tin liên quan
đến chấm điểm và XHTD khách hàng của đơn vị; không kiểm tra, đối chiếu các
thông tin giữa kết quả chấm điểm XHTD với thực tế hồ sơ của khách hàng gây ảnh hưởng đến chất lượng chấm điểm tín dụng của khách hàng.
Việc giám sát của KTNB chủ yếu chú trọng kiểm toán tuân thủ mà chưa quan tâm nhiều đến kiểm toán hoạt động, chưa đánh giá về mức độ phù hợp và hiệu quả
đối với việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; về theo dõi, quản lý nhóm
khách hàng; về các chỉ tiêu trong bộ chấm điểm XHTD,…
- Thiếu hiệu quả trong việc thực hiện giám sát đối với cơng tác kiểm tra chéo
nhở, kiểm sốt chất lượng các Báo cáo kiểm tra chéo tại các đơn vị kinh doanh; báo cáo do các đơn vị gửi về có độ tin cậy khơng cao; khơng có cơ chế xử lý khi đơn vị
thực hiện báo cáo khơng chính xác.
Kết luận chương 2
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập tại
VietBank, tuy nhiên hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Cùng với việc tìm hiểu bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng; quy trình cho vay; chính sách tín dụng và hệ thống xếp hạng tín dụng tại VietBank; tìm hiểu, phân tích các nguy cơ và nguyên nhân dẫn đến RRTD trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013; so sánh, đối chiếu
HTKSNB của VietBank với các nguyên tắc thiết kế HTKSNB theo Basel tác giả đã xác định được những vấn đề còn tồn tại trong HTKSNB phòng ngừa RRTD tại
VietBank làm cơ sở để đưa ra các kiến nghị, giải pháp thay đổi cần thiết để xử lý,
khắc phục các vấn đề tồn tại nhằm làm tăng tính hữu hiệu trong việc phòng ngừa,
phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề còn tồn tại trong HTKSNB tại VietBank. Một số vấn đề cịn tồn tại điển hình trong HTKSNB phòng ngừa RRTD tại VietBank là:
- Cấp quản lý chưa chú trọng đến việc kiểm soát rủi ro; chưa có các quy định xử lý nhân viên sai phạm; thiếu nhân sự, nhân sự không ổn định; nhân sự thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng kiểm sốt cần thiết;
- Việc chấm điểm tín dụng chưa phát huy tác dụng trong việc xét cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng; chưa có hệ thống dự báo sớm đối với các rủi ro tiềm ẩn; chính sách cho vay cịn xem nặng đến tài sản hơn hiệu quả của phương án vay vốn;
- Công tác thu hồi nợ chưa hiệu quả; KSV còn nằm dưới quyền hành của TĐV dẫn đến thiếu độc lập; TĐV còn nắm nhiều quyền hành trong phê duyệt giải ngân và quản lý tài sản; công tác kiểm sốt sau cho vay cịn lỏng lẻo; việc đánh giá tài sản bảo
đảm định kỳ cịn thiếu tính khách quan;
- Các tài liệu không được cập nhật, sửa đổi kịp thời;
- Chất lượng công tác kiểm toán chưa cao; chưa chú trọng kiểm tra trong việc nhập dữ liệu thơng tin, kiểm tốn hoạt động.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ PHỊNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT
NAM THƯƠNG TÍN