3.1.1 Định hướng chung
- Quy mô vốn điều lệ: Kế hoạch đến cuối năm 2016 VietBank sẽ tăng vốn điều lệ lên mức 5.000 tỷ đồng để tương ứng với tốc độ phát triển và quy mô hoạt động của VietBank.
- Bộ máy tổ chức: Tái cấu trúc bộ máy từ Hội sở đến đơn vị theo hướng: tinh gọn, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí; nâng cao đội ngũ bán hàng; chú trọng cơng tác quản lý rủi ro; hồn thiện quy mơ tổ chức Hội sở theo hướng chun mơn hóa theo các bộ phận: hỗ trợ, kinh doanh, quản lý rủi ro; hồn thiện mơ hình tổ chức các đơn vị và các trung tâm tại Hội sở: thẩm định giá, thẻ, thẩm định tín dụng, thanh tốn quốc tế,...
- Chính sách tín dụng, chiến lược kinh doanh: Tập trung chủ yếu cho vay đối
với các đối tượng, ngành nghề, mục đích, thời hạn vay như sau: Các ngành nghề ưu tiên của Chính phủ, NHNN;
Các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ;
Các khoản vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc các khoản vay phục vụ đời sống có nguồn thu nhập từ lương;
Các kỳ hạn vay, loại tiền vay phù hợp với tình hình nguồn vốn của ngân hàng;
Ưu tiên các khách hàng cùng địa bàn hoạt động của VietBank để có thể kiểm
sốt chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh – tình hình tài chính của khách hàng; các khách hàng cá nhân có trình độ học vấn tốt và có thu nhập cao từ lương, ổn
định; các khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định lâu dài; các khách
hàng có tài sản tích lũy tốt,...
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các hướng dẫn nội bộ như: các hướng dẫn liên quan đến thẩm định cho vay đối với từng đối tượng khách hàng; các hướng dẫn
liên quan đến việc quản lý sau cho vay,... nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của ngân hàng.
- Triển khai các sản phẩm cho vay liên quan đến chứng khoán, cho vay đại lý phân phối phương tiện vận tải, cho vay doanh nghiệp, cho vay đồng tài trợ với các TCTD khác.
- Kế hoạch xử lý nợ quá hạn, nợ xấu:
Giao cho Công ty TNHH Một Thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín quản lý, khai thác các tài sản của VietBank, bao gồm cả việc quản lý, khai thác các tài sản VietBank nhận gán nợ thơng qua các hình thức: cải tạo, chuyển nhượng hoặc cho thuê để thu hồi vốn và (hoặc) đem lại nguồn
thu cho Công ty TNHH Một Thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín và VietBank.
Tích cực rà sốt, đánh giá lại khả năng trả nợ của các khoản vay cũ từ đó xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ đối với các khách hàng đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của nền kinh tế, xem xét miễn giảm lãi suất, các khoản phạt chậm trả,...; tạo điều kiện giúp khách hàng duy trì hoạt động kinh doanh
để có nguồn thu trả nợ. Đối với các khách hàng kinh doanh thua lỗ và không hợp tác
trả nợ, VietBank sẽ thực hiện khởi kiện để xử lý tài sản đảm bảo và thu hồi nợ. Đồng thời, dự kiến tiếp tục bán nợ xấu cho Công ty Quản lý và Khai thác tài sản Việt Nam (VAMC).
3.1.2 Định hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phịng ngừa rủi ro tín
dụng
Thứ nhất, mơi trường kiểm sốt:
- Thiết lập HTKSNB phòng ngừa RRTD nhất quán và xuyên suốt trong hoạt động tín dụng từ Hội sở đến các kênh phân phối, phù hợp với mục tiêu hoạt động của
VietBank.
- Có sự giám sát và quản lý tích cực của HĐQT và Ban điều hành trong công tác kiểm sốt, phịng ngừa RRTD.
- Rà sốt, hồn thiện hệ thống chính sách, quy trình tín dụng theo hướng: Bán hàng (kinh doanh) → Thẩm định và quản lý rủi ro → Phê duyệt → Quản lý trong
quá trình giải ngân và sau cho vay.
- Thực hiện công tác xử lý nợ tập trung tại Hội sở để bảo đảm cho các đơn vị kinh doanh thực hiện cơng tác bán hàng.
- Kiểm sốt nghiệp vụ theo mơ hình 3 bộ phận: i) Bộ phận tiếp xúc khách hàng; ii) Bộ phận kiểm soát, thẩm định; iii) Bộ phận hỗ trợ. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong q trình ra quyết định tín dụng và quản lý rủi ro
tín dụng; đảm bảo việc quản lý rủi ro tín dụng phải độc lập khách quan.
- Xây dựng, triển khai và duy trì một văn hóa về tính trung thực, hành vi đạo đức và đảm bảo nhận thức cũng như hiểu biết liên quan đến rủi ro tín dụng đến từng cán bộ, nhân viên nghiệp vụ.
Thứ hai, đánh giá rủi ro:
- Thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, xây dựng hệ thống tiêu chí cấp tín dụng phù hợp với phân khúc và khách hàng mục tiêu, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an tồn và hiệu quả.
- Xây dựng, phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, định tính và
định lượng trong việc đánh giá mức độ tín nhiệm, mức độ rủi ro của Khách hàng hoặc
khoản cấp tín dụng.
- Đảm bảo duy trì khả năng tài chính đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ của VietBank tại mọi thời điểm.
- Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng nhằm phát hiện kịp thời sự suy giảm về mức độ tín nhiệm của khách hàng để có sự can thiệp sớm, phịng tránh tổn thất có thể xảy ra.
Thứ ba, hoạt động kiểm soát: thiết lập các chốt kiểm soát nhằm ngăn chặn, phát
hiện kịp thời các rủi ro trong q trình hoạt động tín dụng, đảm bảo việc kiểm tra,
Thứ tư, thông tin và truyền thơng: Thiết lập, duy trì hệ thống thông tin quản lý
để nhận dạng, đo lường, đánh giá và theo dõi một cách kịp thời, chính xác, thường
xuyên, toàn diện các trạng thái, mức độ rủi ro, tình hình tuân thủ các quy định của
pháp luật, các quy định nội bộ của VietBank, đảm bảo HĐQT, Ban kiểm soát và Ban
điều hành được báo cáo kịp thời, đầy đủ và chính xác các thơng tin quan trọng liên
quan đến hoạt động tín dụng tại VietBank.
Thứ năm, giám sát: Nâng cao vai trò của KTNB trong việc kiểm soát sau và định
kỳ tại các đơn vị kinh doanh. Tăng cường vai trò độc lập của Ban Kiểm soát, nâng
cao hơn nữa năng lực KTNB, tập trung thực hiện chức năng kiểm tốn nội bộ theo luật định, đúng vai trị là cơ quan trực thuộc, phục vụ hoạt động Ban Kiểm soát.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá HTKSNB phòng ngừa rủi ro tín dụng, nhằm
xem xét hoạt động và đưa ra các cải tiến thích hợp khi cần thiết, để đảm bảo hệ thống hoạt động một cách hiệu quả.