CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ONLINE MARKETING TẠI VIỆT NAM
2.3. Tình hình online marketing sản phẩm trò chơi trực tuyến tại Việt Nam
2.3.2. Thực trạng online marketing ngành trò chơi trực tuyến tại Việt Nam
Cho đến nay, chưa có một thống kê hay báo cáo cụ thể nào về tình hình online marketing riêng về ngành game tại Việt Nam. Tác giả tổng hợp tình hình chung về online marketing dựa trên kinh nghiệm làm việc, tham khảo từ đồng nghiệp, và các báo cáo có liên quan đến online marketing tại Việt Nam.
o Đối với SEO, các nhà phát hành Việt Nam thực hiện SEO cho các sản phẩm của mình khá tốt, một phần là do đây là các doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin nên rất am hiểu và có nhiều kinh nghiệm về mảng này. Một lý do khác nằm ở các tựa game, tên của mỗi game thường rất riêng và khơng trùng nhau, do đó việc làm SEO tương đối ít đối thủ cạnh tranh. Riêng cơng cụ PPC, đa số nhà phát hành sử dụng hệ thống google adwords với sự
lường hiệu quả nhờ google analytics. Các nhà phát hành thường sử dụng công cụ PPC cho những dịp ra mắt sản phẩm, event hoặc ra mắt phiên bản mới, kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng.
o Email marketing chưa phát huy được nhiều tác dụng trong lĩnh vực game online. Một phần do các nhà phát hành khơng ưa chuộng hình thức này, một phần khác do những đối tượng chơi game đa số là học sinh, sinh viên. Nhóm đối tượng này chưa có thói quen sử dụng và làm việc với email thường xuyên mà chỉ sử dụng để đăng ký tài khoản game là chính. Đơi lúc email marketing vẫn được sử dụng cho những dịp ra mắt phiên bản mới hoặc mời gọi những người chơi cũ quay lại nhưng hiệu quả là không cao.
o Viral marketing là một hình thức được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực trò chơi trực tuyến, đặc biệt là đối với các game sắp ra mắt. Các video với nội dung mang tính vui nhộn, sử dụng hot boy, hot girl là hình thức thường được các nhà phát hành sử dụng. Một số clip viral của các game lớn trên thị trường có lượt view trên youtube rất cao, tạo độ nhận biết thương hiệu và mang lại lượng truy cập trang chủ lớn cho game. Văn hóa truyền miệng của Việt Nam vẫn cịn khá phổ biến nên những chương trình viral marketing nếu được thực hiện tốt có thể mang lại lượng người chơi khổng lồ. Một trong những ví dụ thành cơng điển hình trong thời gian vừa qua là game MOBA Liên Minh Huyền Thoại của nhà phát hành Garena.
o Online PR tại thị trường Việt Nam rất đa dạng về hình thức thực hiện, có thể kể đến một số hình thức sau: viết bài giới thiệu game trên các báo & tạp chí điện tử, thiết kế các trang teaser hoành tráng, quảng bá cho game trên các forum và fanpage dưới vai trò là game thủ, mời các hot boy, hot girl làm đại sứ hình ảnh cho game….Nhìn chung online PR là một công cụ tốt để giới thiệu sản phẩm đến với các game thủ. Tuy nhiên trong những năm gần đây các chiêu trò PR của nhà phát hành thường lặp lại và khơng cịn nhiều tính sáng tạo như thời gian đầu, dần dần khiến game thủ cảm thấy nhàm chán và có thể tóm tắt ngắn gọn trong 3 từ “sex, shock, sến”.
o Quảng cáo trực tuyến là hình thức được sử dụng nhiều và thường xuyên nhất trong số các công cụ online marketing. Các hình thức quảng cáo trực tuyến cũng được các nhà phát hành sử dụng rất đa dạng, từ banner, pop-up, pop- under, hover-ads…. Những banner quảng cáo ngày càng mang tính tương tác cao với người sử dụng, khơng chỉ là những hình ảnh tĩnh đơn thuần, đa số các nhà phát hành đều sử dụng hình thức rich media. Tuy nhiên, đây cũng là hình thức gây khó chịu cho người sử dụng Internet nhiều nhất. Nhiều mẫu quảng cáo game online sử dụng từ ngữ khiêu khích, hình ảnh khơng lành mạnh và những pop-up mở ra cửa sổ mới dù cho người sử dụng không mong muốn. Mặc dù vậy, số lượt click từ hình thức này rất khả quan.
o Công nghệ di động đang là xu thế trong những năm gần đây (2012 trở đi), do đó mobile marketing rất được các nhà phát hành coi trọng. Hình thức được sử dụng chủ yếu là các quảng cáo trên các ứng dụng smartphone, trong đó nổi bật nhất là quảng cáo trên các ứng dụng OTT (over the top) như Line, Kakao, Zalo… nhờ số lượng người sử dụng các ứng dụng này rất lớn (mỗi ứng dụng có thể đạt đến 2-3 triệu user). Theo báo cáo “the overview of Vietnam Mobile Market 2013” (Hà Quang Hiếu, Soha Corp), người dùng thường không chủ động cài đặt game online nhưng có xu hướng tải game online xuống thông qua việc click vào các mẫu quảng cáo. Các hình thức quảng cáo cịn lại như SMS, MMS khơng phổ biến trong ngành game và cũng rất ít được các nhà phát hành sử dụng
o Cùng với các thiết bị di động, mạng xã hội cũng dần trở thành xu hướng trong khoảng 5 năm trở lại đây cùng với sự lớn mạnh của Facebook. Social Media Marketing dần trở nên quan trọng trong mắt các nhà marketing game online. Mặc dù có nhiều hình thức social media nhưng loại hình được các nhà marketing quan tâm nhất vẫn là mạng xã hội (social network) với 2 mạng xã hội lớn tại thị trường Việt Nam là Facebook và Zing Me với thị phần lần lượt là 74.5% và 32.9% (Southeast Asia Digital Future in Focus 2013, Comscore,
Zingme ads) và Fanpage ads. Đối với banner ads, các banner quảng cáo trên Facebook và Zingme không thật sự nổi bật, chỉ số ROI (hiệu quả vốn đầu tư) không thực sự cao (The 2012 Facebook Ads Report, Social Fresh). Quảng cáo trên Fanpage lại gặp một tình trạng khác. Các Fanpage game thường có lượng fan rất lớn (nhờ Fanpage ads, mua lượt like từ các công ty trung gian…) nhưng chỉ số Talking about this cực kỳ thấp, chỉ 2-5% tổng số lượng fan. Người chơi cảm thấy rất nhàm chán khi truy cập các fanpage game online, chỉ truy cập những lúc có event tặng vật phẩm.
o Online Partnership là hình thức marketing không phổ biến đối với ngành trò chơi trực tuyến ở Việt Nam. Các nhà phát hành thường chủ động tài trợ vào các hoạt động offline hơn là các hoạt động trực tuyến. Mơ hình online partnership duy nhất đến thời điểm hiện nay là trang web www.thanhtoanonline.com. Đây là trang web thanh tốn trung gian có chiết khấu giành cho các dịch vụ trực tuyến trong đó có game online. Tuy nhiên mơ hình này khơng mang lại hiệu quả cao và cũng chỉ giới hạn ở việc nạp thẻ, chưa thực sự hấp dẫn game thủ.