Khái niệm hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 25 - 26)

1.7 Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

1.7.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động

Theo ngân hàng trung ương Châu Âu –ECB, hiệu quả hoạt động là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững. Lợi nhuận thu được đầu tiên dùng dự phòng cho những khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế về vốn, rồi cải thiện lợi nhuận thu được trong tương lai thông qua đầu tư và các khoản lợi nhuận giữ lại.

Theo từ điển toán kinh tế, hiệu quả hoạt động được hiểu là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất đáp ứng mục tiêu đã định trước.

Như vậy có nhiều quan điểm về hiệu quả hoạt động nói chung cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại nói riêng. Vậy hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được hiểu theo ba khía cạnh:

Thứ nhất hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại là một phạm trù kinh tế phản

giữa đầu ra và đầu vào để có được kết quả đó, chênh lệch giữa hai yếu tố này càng lớn thể hiện hiệu quả càng cao. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại được đo lường một cách tổng quát thông qua tỷ lệ giữa lợi nhuận với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận phản ánh khả năng sinh lời của NHTM, nó được quyết định bởi mức lãi thu được từ các khoản vay và đầu tư, bởi nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, bởi quy mô, chất lượng và thành phần của tài sản có.

Thứ hai là khả năng giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế

tài chính khác.

Thứ ba là xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng.

Như vậy hiệu quả hoạt động của NHTM quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Nếu ngân hàng hoạt động hiệu quả , khách hàng sẽ an tâm và tin tưởng vào ngân hàng từ đó cơng tác huy động vốn sẽ thuận lợi và phát triển. Trên cơ sở nguồn vốn huy đông tăng ngân hàng mới mở rộng thêm quy mô, tăng lợi nhuận, tăng chất lượng dịch vụ.

Chính vì vậy, việc phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng phải được xem xét qua nhiều thời kỳ để thấy được xu hướng phát triển và sự vận động của chúng. Ngoài ra, cần phải dựa vào thực tế của ngân hàng, đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu để biết được nguyên nhân tăng giảm của từng chỉ tiêu và dễ dàng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)