Thực trạng hoạt động của ba ngân hàng TMCP Sài Gòn, Đệ Nhất, Tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 44 - 55)

2.2 Thực trạng hoạt động hợp nhất tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

2.2.1 Thực trạng hoạt động của ba ngân hàng TMCP Sài Gòn, Đệ Nhất, Tín

trước hợp nhất (từ năm 2008 đến 2011)

Xét về quy mô và thị phần.

SCB, TNB, FCB đều ra đời ở TP.HCM trong làn sóng thành lập ngân hàng TMCP vào đầu những năm 1990. SCB được thành lập tháng 06 năm 1992 với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Sau đó hơn 2 tháng, ngân hàng Tín Nghĩa cũng được cấp phép thành lập với tên gọi lúc đó là ngân hàng TMCP Tân Việt với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Ngân hàng Đệ Nhất (FCB) cho đến nay vẫn không đổi tên được thành lập vào tháng 4 năm 1993 với vồn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng. Tuy nhiên sau 2-3 năm thành lập cả 3 ngân hàng này đều đứng trước những khó khăn tài chính trong đó có thua lỗ kéo dài, dính líu đến các vụ án hình sự , bảo lãnh tín dụng thư (L/C) quá mức và cho vay các đối tượng liên quan đến cơ cấu sở hữu, cơ cấu điều hành ngân hàng dẫn đến mất khả năng chi trả.

Bước vào giữa thập niên 2000, cả ba ngân hàng SCB, FCB, TNB đã hồn tồn trút bỏ được những khó khăn về tài chính và sẵn sàng gia nhập vào làn sóng tăng trưởng của ngân hàng của khu vực ngân hàng Việt Nam minh họa qua bảng 2.1.

Bảng 2.1: Quá trình tăng vốn điều lệ của 3 ngân hàng.

ĐVT: Tỷ đồng

Năm SCB TNB FCB

1992 5 10

1994 10 30 20 1995 10 51 20 1996 10 60 20 1997 10 70 20 1998 10 70 20 1999 10 70 20 2000 10 70 70 2001 71 70 70 2002 71 70 70 2003 92 70 70 2004 150 102 70 2005 272 189 98 2006 600 189 300 2007 1970 567 300 2008 2181 1133 610 2009 3635 3399 1000 2010 4185 3399 2000 Tháng 9/2011 4185 3399 3000

Nguồn: Theo BCTC và tài liệu báo cáo đại hội đồng cổ đông của 3 ngân hàng qua các

Năm 2005, SCB được ngân hàng nhà nước xếp hạng A trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP). Trước những yêu cầu của chính phủ buộc NHTM phải tăng vốn điều lệ, SCB là một trong số ngân hàng đã thực hiện thành cơng lộ trình đó, thậm chí cịn trước cả hạn chót của NHNN. Đến cuối quý 3/2011 vốn điều lệ của SCB đạt 4.185 tỷ đồng. Mạng lưới kinh doanh của ngân hàng được mở rộng với 118 điểm giao dịch. Quy mô tổng tài sản và nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng tăng mạnh. Dư nợ cho vay của SCB tăng từ 23.101 tỷ đồng năm 2008 lên đến 32.409 năm 2010 (tăng 1,4 lần). Trong báo cáo thường niên năm 2010, SCB xác định mục tiêu trở thành một trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu Việt nam với lộ trình đến năm 2012 trở thành tập đồn tài chính.

Về Tín Nghĩa Bank (TNB) việc tăng vốn gặp khó khăn hơn SCB. Đến cuối năm 2008, vốn điều lệ của TNB mới đạt 567 tỷ đồng thấp hơn so với mức tối thiểu NHNN quy định là 1000 tỷ đồng. Đến đầu tháng 4 năm 2009 TNB mới có thể tăng vốn điều lệ lên 1.133 tỷ đồng và đến cuối tháng 11 năm 2009 vốn điều lệ của TNB tăng vọt lên 3.399 tỷ đồng, số lượng điểm giao dịch tại thời điểm này là 82. Mặc dù quy mô về mạng lưới , vốn, tiền gửi của TNB luôn thấp hơn SCB nhưng xét về tốc độ tăng trưởng những năm trở lại đây thì tăng trưởng mạnh hơn nhiều. Dư nợ cho vay của TNB tăng từ 3.906 tỷ đồng năm 2008 lên 25.993 tỷ đồng năm 2010, trong khi đó tiền gửi tăng từ 2.127 tỷ đồng lên 25.547 tỷ đồng . Đến quý 3/2011 quy mô của TNB (về vốn điều lệ, tiền gửi hay tổng tài sản) bằng khoảng 4/5 so với SCB. Trong báo cáo thường niên năm 2010, TNB đặt mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng hiện đại có năng lực tài chính mạnh và tốc độ tăng trưởng bền vững, an toàn, hiệu quả.

Cũng giống như ngân hàng Tín Nghĩa, đến giữa tháng 4/2009 ngân hàng Đệ Nhất (FCB) mới hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng. Và nhiệm vụ tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng vào năm 2010 Đệ Nhất không thể thực hiện được, tuy nhiên cuối cùng ngân hàng này cũng hoàn thành theo quy định vào năm 2011. So với 2 ngân

hàng cịn lại FCB có quy mơ nhỏ hơn nhiều và nằm trong nhóm những ngân hàng nhỏ nhất ở Việt Nam. Đến cuối năm 2010 FCB mới có 27 điểm giao dịch và tổng tài sản là 7.773 tỷ đồng, bằng 1/8 so với SCB và 1/6 so với TNB. Dư nợ cho vay của FCB tăng từ 819 tỷ đồng năm 2008 lên 2.704 năm 2010, và tiền gửi tăng từ 791 tỷ đồng lên 2.675 tỷ đồng trong cùng giai đoạn. FCB xác định cho mình mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ phục vụ cho các khách hàng đã, đang và sẽ quan hệ với mình một cách tốt nhất.

Bảng 2.2: Tình hình tiền gửi khách hàng, dư nợ cho vay khách hàng và tổng tài sản của ba ngân hàng từ 2007-2010. Đvt: tỷ đồng, % Năm SCB TNB FCB Tiền gửi Dư nợ cho vay Tổng Tài sản Tiền gửi Dư nợ cho vay Tổng Tài sản Tiền gửi Dư nợ cho vay Tổng Tài sản 2007 22.759 19.478 25.942 3.460 2.757 4.187 467 574 819 2008 22.969 23.101 38.596 2.127 3.906 5.032 791 819 1.479 2009 30.113 30.969 54.492 6.642 9.554 15.940 541 1.136 1.640 2010 35.122 32.409 60.183 25.546 25.993 46.414 2.675 2.704 7.773 Nguồn: Báo cáo tài chính của 3 ngân hàng từ 2008-2010.

Sau một thời gian tái cơ cấu tài chính và tăng vốn mạnh trong những năm gần đây, cơ cấu cổ đông sở hữu cả 3 ngân hàng đều thay đổi. Đến năm 2011 cả 3 ngân hàng này đều do một nhóm nhà đầu tư và cơng ty liên kết nắm quyền kiếm sốt, mặc dù khơng có cổ đơng lớn nắm giữ 5% cổ phần.

Vậy xét về quy mô, ngân hàng SCB không phải là ngân hàng nhỏ trong 42 NHTM của Việt Nam năm 2010 (xem phụ lục 1). Và tính Tổng tài sản đến quý 3/2011, SCB đứng vị trí 13 trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với 77.985 tỷ đồng, trong khi đó TNB đứng vị trí 18 với 59.073 tỷ đồng và FCB đứng vị trí 35 với 17.105 tỷ đồng .

Tuy nhiên xét về thị phần huy động và thị phần tín dụng khơng chỉ FCB mà TNB và SCB đều có tỷ trọng thấp. Cuối năm 2010, thị phần huy động và tín dụng của SCB lần lượt là 1,59% và 1,48%, TNB là 1,15%, 1,17%, còn FCB đều là 0,12%. Với tỷ lệ này, SCB đứng 13 trong toàn hệ thống về thị phần huy động, đứng thứ 12 về tín dụng, TNB đứng vị trí 17 và 15, FCB đứng vị trí cuối cùng trong hệ thống.

Xét về huy động và cho vay

Đây là hai khoản mục chính trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản của ngân hàng trong đó cho vay khách hàng và huy động từ khách hàng là hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sự biến động của chúng thường ảnh hưởng lớn đến sự ổn định trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Trong ba ngân hàng hợp nhất SCB thường duy trì mức độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng khá ổn định trong khoảng 2 năm trước hợp nhất ở mức tương đương 16%/năm. Trong khi đó TNB có tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng lên đến 285% trong năm 2010 và 212% trong năm 2009. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng tại FCB lên tới 395% năm 2010, nhưng năm 2009 lại sụt giảm gần 32%. Thêm vào đó trong năm 2010 TNB cịn có tỷ lệ tăng trưởng huy động bằng vàng khá lớn lên đến 1608%.

Ở phương diện cho vay khách hàng, qua bảng 2.3 ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng

của 3 ngân hàng này thường không ổn định. Đối với SCB cho vay năm 2008 tăng 18,6% so với 2007, sang năm 2009 tăng lên đến 34,1% và năm 2010 giảm xuống chỉ

tăng 4,65% so với năm 2009. Đối với TNB, FCB tăng trưởng cho vay tăng nhanh hơn nhiều so với SCB, tỷ lệ cao nhất là năm 2010 tăng 172% và 138% so với 2009

Như vậy đối với hai ngân hàng FCB và TNB việc huy động và cho vay tăng trưởng cao báo hiệu rủi ro nợ xấu sẽ tăng vào những năm tiếp theo.

Bảng 2.3: Tình hình tăng trưởng tiền gửi và cho vay qua các năm từ 2008-2010 của SCB, TNB, FCB Đvt: % Năm SCB TNB FCB Tăng trưởng tiền gửi Tăng trưởng dư nợ cho vay Tăng trưởng tiền gửi Tăng trưởng dư nợ cho vay Tăng trưởng tiền gửi Tăng trưởng dư nợ cho vay 2008 0,92 18,6 (38,5) 41,7 69,4 42,7 2009 31,1 34,1 212,3 144,6 (31,6) 38,7 2010 16,6 4,6 284,6 172,1 394,4 138 Quý 3/2011 16,5 26,5 37,1 (6,3) 219,7 19,5

Nguồn: tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của 3 ngân hàng từ năm 2009 đến quý 3

năm 2011.

Ngoài ra, tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng của các ngân hàng này năm 2010 chiếm khoảng 50% tổng nguồn vốn hoạt động, cao hơn mức bình quân của khối ngân hàng TMCP (40-44%) nhưng thấp hơn mức bình quân của khối ngân hàng thương mại quốc doanh (khoảng 66%). Trong khi đó, tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng bình quân lên đến 20% tổng nguồn vốn của các ngân hàng này. Ngược lại, khoản tiền gửi và cho vay các TCTD lại chiếm tỷ trọng bình quân rất thấp trong tổng

tài sản, ngoại trừ FCB với tỷ trọng khá cao lên đến 22%, tại TNB chưa tới 2%, tại SCB khoảng 8%. Điều này chứng tỏ các ngân hàng này đóng vai trị chủ thể đi vay rịng trên thì trường liên ngân hàng - đây là nguồn vốn có tình chất tạm thời, nếu dựa chủ yếu vào thị trường liên ngân hàng thì một ngân hàng khơng thể kiếm thu nhập và phát triển bền vững.

Thêm nữa, tỷ trọng cho vay kinh doanh và đầu tư bất động sản của 3 ngân hàng nay khá cao so với toàn hệ thống. Theo báo cáo NHNN năm 2010 tỷ trọng này của tồn hệ thống chiếm 8,15% tổng dư nợ tín dụng và qua báo cáo thường niên của SCB và TNB, ta thấy tỷ trọng cho vay kinh doanh và đầu tư bất động sản cao hơn mức bình quân ngành. Cụ thể, tại SCB cho vay bất động sản năm 2008, 2009 chỉ chiếm 2,9% tổng dư nợ tín dụng đến năm 2010 tỷ lệ này đã tăng vọt lên đến 11,46%. Tại TNB năm 2008 là 5,6%, lên 78,5% năm 2009 và 69,6% năm 2010. Đối với FCB cho vay bất động sản hầu như khơng có trong năm 2008, 2009 nhưng cách phân loại cho vay của FCB không rõ ràng khi 29,7% phân loại vào cho vay lĩnh vực dịch vụ và hộ gia đình, 26,1% cho dịch vụ khác theo báo cáo thường niên năm 2009 (Xem phụ lục 4)

Xét về cơ cấu thu nhập.

Nhìn vào cơ cấu thu nhập trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh của 3 ngân hàng có thể thấy hoạt động kinh doanh của 3 ngân hàng là hoạt động truyền thống - huy động rồi cho vay nhưng đã có sự thay đổi trong những năm gần hợp nhất. Từ 2008 đến 2009 thu nhập từ lãi của SCB nằm trong khoảng 80% tổng thu nhập hoạt động. Tuy nhiên năm 2010 con số đó là khoảng 30%, thay vào đó 69% đến từ hoạt động dịch vụ., hoạt động kinh doanh ngoại hối mang lại 13% thu nhập trong năm 2010. Đối với TNB, FCB từ năm 2008 đến 2010 thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Tuy nhiên, năm 2010 đối với cả TNB và FCB đều có đột biến về thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh.

Nhìn chung kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán không phải là thế mạnh của 3 ngân hàng, liệu sau khi hợp nhất có đem lại một sự cộng hưởng nhằm phát huy thế mạnh của mỗi ngân hàng hợp nhất để có thể tiếp tục phát triển cả hoạt động cho vay và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ hỗ trợ.

Xét về mặt hiệu quả.

Xét về tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ba ngân hàng vào cuối năm 2010 lần lượt là 5,9% (SCB), 9,89% (TNB), 5,04% (FCB) thấp hơn so với mức bình quân ngành là 10,53%.

Và so sánh với những ngân hàng có cùng thời điểm thành lập đầu những năm 90 và có vốn điều lệ tính đến thời điểm quý 3/2011 tương đồng thì SCB, TNB, FCB đều kém hiệu quả hơn Sài Gịn Cơng Thương Ngân Hàng, Phương Nam, Phương Đông và Đông Á lần lượt là 22,55%, 11,73%, 9,7% và 12,16% nhưng cao hơn so với một số ngân hàng như Gia Định, Bắc Á, Nam Á lần lượt là 2,72%, 3,95% và 6,37%.

Tuy nhiên xét về suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) thì FCB có ROA bằng 1,39% cao hơn trung bình ngành 1,09% và xếp vị trí thứ 6 toàn hệ thống năm 2010. TNB đứng vị trí 30/42 với ROA bằng 0,83% và SCB xếp 40/42 (0,46%).

An toàn vốn và nợ xấu.

Nhìn chung các NHTM Việt Nam đều công bố tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt tiêu chuẩn thậm chí cao hơn mức an toàn vốn tối thiểu mà NHNN đề ra (theo quy định là 9%). Tỷ lệ CAR bình quân ngành ngân hàng năm 2010 là 15,25%, SCB công bố CAR là 10,32%, FCB là 43,54%.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của SCB cao nhất toàn hàng vào năm 2010 với NPL lên đến 11,4%, TNB và FCB lần lượt là 0,83% và 2,2%, trong khi đó bình qn nợ xấu ngành ngân hàng là 1,73%.

Bảng 2.4: Một số chỉ số tài chính của 3 ngân hàng từ 2008 đến 2010. ĐVT: % SCB TNB FCB 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 ROA 1,2 0,58 0,46 0,34 1,2 0,83 3,9 4,0 1,4 ROE 16,5 6,9 5,9 2,9 5,3 9,89 8,6 6,06 5,04 NIM 2,63 1,53 0,77 1,7 2,8 2,2 6,98 6,92 1,37 CAR 9,91 11,54 10,32 20,9 50,2 25,1 113,61 146,18 43,54 NPL 0,57 1,28 11,4 10,8 1,7 0,83 3,72 2,43 2,2 LDR 1,01 1,03 0,92 1,84 1,44 1,02 1,04 2,1 1,01 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 3 ngân hàng qua

các năm từ 2008- 2010 và tính tốn của tác giả.

Phân tích bảng cân đối kế tốn 3 ngân hàng thời điểm 30/09/2011, ta nhận thấy có nhiều rủi ro tiềm ẩn :

Ta thấy tổng tài sản của SCB tăng cao từ 60 nghìn tỷ lên hơn 77 nghìn tỷ đồng, tăng 30%. Để có được sự tăng trưởng này, SCB huy động thêm 5,8 nghìn tỷ đồng từ tiền gửi và vay thêm 8,2 nghìn tỷ đồng từ các TCTD khác. Nhưng cho vay ở phần tài sản chỉ tăng thêm 8,6 nghìn tỷ đồng, và các khoản phải thu tăng lên 10,5 nghìn tỷ đồng. Điều này chứng tỏ có sự bất ổn trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản của SCB.

Tương tự đối vơi TNB và FCB, tại TNB huy động tiền gửi cũng tăng 9,5 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2011 nhưng cho vay giảm 1,6 nghìn tỷ đồng và tài sản khác tăng 14,5 nghìn tỷ đồng. FCB tổng tài sản tăng 4,9 nghìn tỷ đồng, cho vay khách hàng chỉ tăng 282 tỷ đồng, tài sản khác tăng 4,4 nghìn tỷ đồng.

Như vậy ở cả 3 ngân hàng tại thời điểm 30/9/2011 tài sản khác đã tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn, tại SCB và FCB lến đến hơn 25% , TNB tỷ trọng này chiếm 41%

tổng tài sản. Điều này báo hiệu sự không rõ ràng trong việc phân chia tài sản, và mất cân đối trong tỷ trọng tài sản. Thêm vào đó ở các ngân hàng này huy động tăng nhưng cho vay giảm hoặc tăng không tương đồng với tăng huy động chứng tỏ có thể tiềm ẩn mất khả năng thanh khoản trong giai đoạn sắp tới.

Rủi ro này không chỉ bắt đầu từ năm 2011 mà đã có ở những năm từ 2010 trở về trước, qua bảng 2.4 một số chỉ số tài chính ở trên ta thấy có sự bất thường :Tại FCB tỷ lệ nợ xấu giảm qua các năm, từ 3,72% năm 2008 xuống còn 2,2% năm 2010 và chỉ số CAR (tỷ lệ an toàn vốn) giảm điều này là bất bình thường vì theo cơng thức tính CAR nếu nợ xấu giảm chứng tỏ các tài sản có rủi ro quy đổi sẽ giảm dẫn đến CAR tăng.

Chỉ số LDR (cho vay trên huy động) của cả ba ngân hàng đều lớn hơn 1, chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)