Rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng hoạt động thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 51 - 58)

2.3.1 Rủi ro trong hoạt động thanh toán nhập khẩu

Theo phương thức chuyển tiền đi:

- Rủi ro về “vi phạm các qui định về quản lý ngoại hối của NHNN”:

Thị phần 1.VCB 2. Vietinbank 3. BIDV 4. Agribank 5. Eximbank 6. Các NH khác

+ Nhà NK chuyển toàn bộ tiền hàng, đặt cọc hoặc tạm ứng cho nhà XK trƣớc khi nhận hàng nhƣng sau đó khơng khơng nhận đƣợc hàng hoặc nhận hàng với trị giá thấp hơn số tiền đã thanh toán.

+ Dữ liệu trên tờ khai hải quan bị sai sót: Tờ khai hải quan là chứng từ quan trọng mà NH phải kiểm tra trong việc thực hiện các giao dịch chuyển tiền của nhà NK. Vì vậy, trƣờng hợp dữ liệu khai báo bị sai sót và việc chỉnh sửa các dữ liệu này đòi hỏi phải có sự xác nhận của Cục Hải quan, khách hàng cảm thấy phiền toái và Cục Hải quan cũng không muốn xác nhận việc này. Nếu chấp nhận thực hiện các giao dịch mà các dữ liệu trên tờ khai Hải quan bị chỉnh sửa mà chỉ có xác nhận của nhà NK, Vietcombank gặp nhiều bất lợi trong việc giải trình với thanh tra của Ngân hàng nhà nƣớc về tính hợp lệ của thủ tục chuyển tiền.

+ Chuyển tiền khi chƣa có giấy phép con của cơ quan chủ quản về việc cho phép nhập khẩu đối với hàng chuyên dùng hoặc chƣa có sự chấp thuận hay cho phép của Ngân hàng nhà nƣớc đối với những giao dịch trả chậm/thanh toán trễ hạn trên một năm.

- Rủi ro liên quan đến rửa tiền: Các khoản chuyển tiền có trị giá lớn, số tiền chẵn bằng đồng Đô la Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam luôn bị các ngân hàng Mỹ quan tâm, kiểm soát và kiểm tra lại với Vietcombank nhằm phòng tránh việc rửa tiền.

Theo phương thức nhờ thu chứng từ:

- Rủi ro do Lệnh nhờ thu có chỉ thị đặc biệt: Các bộ chứng từ nhập khẩu đƣợc thanh toán theo phƣơng thức nhờ thu trả ngay D/P điều kiện sau: “D/P 30 days after sight” tức là thanh toán trả ngay sau 30 ngày, bộ chứng từ đƣợc giao ngay cho nhà nhập khẩu để nhận hàng nhƣng ngân hàng nƣớc ngồi bắt buộc phải thanh tốn sau 30 ngày nếu nhà nhập khẩu chấp nhận lấy bộ chứng từ. Nếu Vietcombank bỏ qua chỉ thị này sẽ dẫn đến ngân hàng phải thanh toán thay cho nhà nhập khẩu khi đến hạn do đã giao chứng từ theo chỉ thị trên.

- Rủi ro do khơng tn thủ nghiêm túc quy trình nghiệp vụ: Các bộ chứng từ nhập khẩu đƣợc thanh toán theo phƣơng thức nhờ thu trả chậm D/A có đính kèm

hối phiếu địi tiền Vietcombank, và chứng từ vận tải B/L đƣợc lập theo lệnh của Vietcombank. Theo quy trình nghiệp vụ nhờ thu chứng từ của hệ thống Vietcombank, khách hàng nhập khẩu phải ký quỹ 100 đối với trƣờng hợp này. Qui định này hoàn tồn khơng khả thi trong thực tế vì gây ứ đọng vốn của khách hàng nhƣng nếu đi ngƣợc với qui định này, rủi ro hồn tồn về phía Vietcombank khi đến hạn thanh tốn khách hàng khơng có khả năng thanh tốn.

- Rủi ro về việc không thu hồi đƣợc các khoản chi phí: Khách hàng nhập khẩu từ chối nhận và thanh toán các bộ chứng từ nhờ thu, và cũng khơng chấp nhận thanh tốn bất kỳ chi phí phát sinh kể cả phí thơng báo chứng từ đến lẫn phí gởi trả lại chứng từ cho ngân hàng nhờ thu. Do vậy, Vietcombank buộc phải gởi trả lại chứng từ cho ngân hàng nhờ thu và đòi họ thanh tốn các chi phí liên quan. Trong đó, có chi phí chuyển phát mà Vietcombank đã thanh toán trƣớc cho dịch vụ chuyển phát. Khi đó, ngân hàng nhờ thu khơng trả tiền phí, bất chấp tra sốt củaVietcombank dù đã nhận lại đầy đủ chứng từ.

Theo phương thức tín dụng chứng từ:

- Rủi ro liên quan đến uy tín kinh doanh, khả năng tài chính, tình hình hoạt động của ngƣời yêu cầu mở L/C, tranh chấp giữa Vietcombank và khách hàng về tình trạng bất hợp lệ của chứng từ dù rằng trách nhiệm kiểm tra và quyết định tình trạng chứng từ là thuộc về ngân hàng.

- Bộ chứng từ bất hợp lệ đã đƣợc chấp nhận nhƣng sau đó nhà nhập khẩu yêu cầu Vietcombank khơng thanh tốn cho phía nƣớc ngồi vì họ phát hiện hàng hóa đƣợc giao không đúng với hợp đồng ngoại thƣơng.

- Thanh toán trễ hạn đối với các bộ chứng từ theo L/C trả ngay dẫn đến việc ngân hàng xuất trình chứng từ địi lãi chậm trả nhất là đối với các bộ chứng từ có trị giá lớn.

- Đến hạn thanh toán nhƣng nhà nhập khẩu thoái thác nhận chứng từ, từ chối thanh toán, gây áp lực giảm giá đối với nhà xuất khẩu vì những lý do khác nhau nhƣ: hàng hoá bị mất phẩm chất, bị giảm giá trên thị trƣờng. Để làm đƣợc điều này, nhà nhập khẩu đã nhờ đến sự hỗ trợ của Vietcombank tìm ra các sai sót chứng từ.

Điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho chính Vietcombank trong trƣờng hợp muốn hài hịa ý muốn từ chối thanh tốn của khách hàng nhập khẩu và nhận tiền thanh toán của nhà xuất khẩu thông qua các ngân hàng đại lý. Cho đến nay, tình trạng này vẫn tiếp diễn, thậm chí với mật độ dày mà Vietcombank vẫn chƣa có giải pháp xử lý triệt để. - Đến hạn thanh toán nhƣng nhà nhập khẩu khơng có khả năng tài chính để thực hiện việc thanh tốn. Khi đó, Vietcombank buộc phải yêu cầu các công ty này nhận nợ vay bắt buộc để thanh toán. Điều này, bất lợi cho cả khách hàng lẫn Vietcombank. Đối với khách hàng, nhận nợ vay bắt buộc đồng nghĩa với uy tín trong thanh tốn bị sút giảm, chi phí cho sản xuất tăng cao. Đối với Vietcombank, cho nhận nợ bắt buộc mặc nhiên là rơi vào nhóm nợ xấu ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

- Rủi ro về gian lận và chứng từ giả mạo: Việc kiểm tra tính chân thật của bộ chứng từ là vô cùng cần thiết để tránh lừa đảo, nhất là vận tải đơn, nhƣng rất khó thực hiện bởi lẽ cịn thiếu sự trao đổi về mẫu biểu, danh mục chữ ký giữa ngân hàng và các cơ quan hữu quan dù rằng theo UCP ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính chân thật của chứng từ. Đối với các L/C nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất có trị giá lớn, việc giữ lại một khoản tiền và chỉ thanh toán phần tiền này khi có Biên bản thơng qua/Bảo lãnh bảo hành về việc lắp đặt và vận hành máy là điều luôn đƣợc yêu cầu bởi nhà nhập khẩu cũng nhƣ Vietcombank khi thực hiện tài trợ. Thực tế cho thấy ngƣời thụ hƣởng cũng lợi dụng các chứng từ dạng này để đòi tiền Vietcombank và nhân viên nghiệp vụ cũng khó phát hiện đƣợc nếu khơng có sự trao đổi kịp thời với nhà nhập khẩu.

- Rủi ro khi phát hành bảo lãnh nhận hàng hay ký hậu vận đơn hàng khơng: Theo quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh tốn thƣ tín dụng chứng từ có hiệu lực từ ngày 01/03/2008 của hệ thống Vietcombank, để Vietcombank phát hành thƣ bảo lãnh hoặc thƣ ủy quyền nhận hàng, khách hàng phải có cam kết chấp nhận thanh toán và nộp đủ tiền tƣơng ứng với 100% trị giá hóa đơn. Cũng theo quy trình này, thƣ bảo lãnh nhận hàng đƣợc phát hành thay cho vận đơn đƣờng biển còn thƣ ủy quyền nhận hàng đƣợc phát hành thay cho vận đơn hàng không, và việc ký hậu chỉ

dành cho vận đơn đƣờng biển. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là bộ phận nghiệp vụ của Vietcombank lại đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong việc “Ký hậu vận đơn

hàng không thay cho việc phát hành thư ủy quyền nhận hàng hoặc phát hành các

thư bảo lãnh nhận hàng theo mẫu của các hãng tàu trên thế giới, trong đó đề cập rằng việc thực hiện tố tụng và giải quyết khiếu kiện sẽ được căn cứ theo luật điều chỉnh của quốc gia của các hãng tàu này”.

Rủi ro khách quan:

- Sự can thiệp của tòa án vào quá trình thanh tốn: Thi hành án dân sự theo phán quyết của Tòa án, Phòng thi hành án địa phƣơng đã có văn bản yêu cầu Vietcombank giữ và không thanh toán bộ chứng từ khi có tranh chấp dù trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến nhà nhập khẩu. Bất chấp việc nhà nhập khẩu đã nộp đủ tiền thanh toán cùng với thƣ chấp nhận chứng từ cũng nhƣ việc đòi tiền liên tục từ ngân hàng xuất trình, Vietcombank vẫn khơng thể phóng thích chứng từ và thực hiện thanh toán. Hơn thế nữa, Vietcombank còn bị buộc tham gia vào việc thực hiện án một cách miễn cƣỡng với tƣ cách là ngƣời phối hợp thực hiện.

Ngồi ra, q trình thanh tốn nhập khẩu tại Vietcombank cũng gặp phải những rủi ro nhƣ khủng bố, thiên tai… làm thất lạc chứng từ của những nhà chuyên chở mà bản thân họ cũng đƣợc miễn trách nhƣng ngân hàng cũng phải thanh toán cho bộ chứng từ thất lạc này.

2.3.2 Rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu

Theo phương thức chuyển tiền:

Rủi ro từ phía ngân hàng chuyển tiền và/hoặc ngƣời hƣởng lợi. Ngân hàng chuyển tiền yêu cầu Vietcombank chuyển lại khoản tiền đã chuyển cho một ngƣời hƣởng khác cũng là khách hàng của hệ thống Vietcombank hoặc yêu cầu trả lại (thoái hối) cho họ số tiền này vì họ đã chuyển nhầm do sự cố kỹ thuật hoặc lỗi của nhân viên thao tác nghiệp vụ, nhƣng tài khoản của khách hàng khơng có đủ tiền cho việc thu hồi.

- Rủi ro do chiết khấu chứng từ nhờ thu trả chậm nhƣng ngân hàng thu hộ khơng thanh tốn tiền hàng khi đến hạn.

- Rủi ro bị lừa đảo do gửi chứng từ đến ngân hàng thu hộ khơng có thực. - Do không am hiểu luật địa phƣơng: Các bộ chứng từ xuất khẩu theo dạng nhờ thu trả ngay D/P thƣờng bị ngân hàng thu hộ ở Úc và Singapore từ chối thanh tốn vì hối phiếu do ngƣời bán ký phát địi tiền ngân hàng thu hộ mà lẽ ra phải đòi tiền ngƣời mua là không phù hợp với luật địa phƣơng dù ngƣời mua sẵn sàng chấp nhận chứng từ và thanh tốn.

Theo phương thức tín dụng chứng từ:

- Rủi ro do chiết khấu chứng từ theo L/C có điều khoản đặc biệt “Ngân hàng phát hành chỉ thanh tốn khi hàng hóa đƣợc chấp nhận thông quan bởi cơ quan kiểm tra thực phẩm của nƣớc nhập khẩu”. Các L/C xuất hàng thủy sản vào thị trƣờng EU thƣờng có điều khoản đặc biệt nhƣ sau:

+ Ngân hàng phát hành sẽ giao bộ chứng từ đƣợc xuất trình bởi ngƣời thụ hƣởng cho ngƣời yêu cầu mở L/C mà không phải thực hiện thanh toán. Điều kiện này, nhằm tạo thuận lợi cho việc kiểm tra hàng hóa của các cơ quan chức năng trên cơ sở cam kết của ngƣời yêu cầu mở L/C về việc sẽ thông báo ngay lập tức cho ngân hàng phát hành kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng.

+ Ngân hàng phát hành sẽ thực hiện thanh toán khi nhận đƣợc văn bản của cơ quan chức năng (do ngƣời yêu cầu mở L/C cung cấp), hoặc văn bản của ngƣời yêu cầu mở L/C xác nhận rằng cơ quan chức năng đã chấp thuận cho hàng hóa đƣợc nhập vào nƣớc sở tại.

+ Ngân hàng phát hành đƣợc miễn trừ trách nhiệm thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng nếu nhận đƣợc từ ngƣời yêu cầu mở L/C thơng báo “khơng cho nhập khẩu hàng hóa” của cơ quan chức năng.

- Khuyến khích hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp: Vietcombank thực hiện chiết khấu truy đòi đến 90% trị giá bộ chứng từ theo L/C dạng này. Trong thực

tế, loại L/C này đƣợc các cơng ty thực hiện nhiều lần, hàng hóa đảm bảo yêu cầu và tiền hàng đƣợc thanh tốn bình thƣờng. Tuy nhiên, vẫn xảy ra trƣờng hợp, do hàng hóa không đƣợc nhập khẩu vào nƣớc sở tại theo sắc lệnh của cơ quan chức năng, ngân hàng phát hành từ chối thanh toán và gởi trả lại bộ chứng từ xuất khẩu. Về phía Vietcombank, việc thanh tốn tiền hàng bị từ chối nên gặp trở ngại trong việc thu hồi tiền chiết khấu cũng nhƣ khơng thu đƣợc phí thanh tốn chứng từ.

- Rủi ro do sai sót của bộ phận nghiệp vụ của Vietcombank: Kiểm tra chứng từ không cẩn thận dẫn đến việc chứng từ bị tìm thấy bất hợp lệ bởi ngân hàng phát hành. Chẳng hạn nhƣ bộ chứng từ xuất khẩu hạt điều qua thị trƣờng Mỹ bị bất hợp lệ trên bề mặt chứng từ vì chứng từ C/O khơng xác nhận xuất xứ hàng hóa và bị từ chối thanh toán. Điều đặc biệt là bộ chứng từ này đã đƣợc Vietcombank chiết khấu truy đòi lên đến 95% trị giá. Một điều rõ ràng là việc thanh toán cho bộ chứng từ bất hợp lệ phụ thuộc vào sự chấp nhận của ngƣời yêu cầu mở L/C, thời gian chấp nhận thanh toán càng kéo dài, ngƣời thụ hƣởng càng lo lắng về tiền hàng và phải trả thêm tiền lãi chiết khấu đƣợc tính trên từng ngày phát sinh.

Ngồi ra, trong q trình hoạt động, Vietcombank và doanh nghiệp cịn gặp phải một số tình huống rủi ro khác xảy đến với bất kỳ phƣơng thức thanh toán.

Cụ thể:

- Do chính sách cấm vận của Mỹ: Lệnh cấm vận kinh tế của Chính phủ Mỹ đối với Cuba, Myanmar, North Korea, Zimbabwe, Belarus, các nƣớc vùng Balkans, khu vực Trung đông (Iran, Iraq, Liberia, Sudan, Syria...) buộc các ngân hàng Mỹ phong tỏa tất cả các khoản tiền liên quan đến việc buôn bán giữa các nƣớc với các quốc gia này đã mang lại nhiều rủi ro cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Trong đó, có hệ thống Vietcombank, trong việc địi tiền hàng và chỉ thị thanh tốn bằng đồng Đô la Mỹ.

- Do thiên tai: Năm 2010 xảy ra những thiên tai nhƣ động đất ở Chile, động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, bão tuyết ở Trung Quốc đặc biệt là bão tuyết ở Washington làm miền Đông bắc nƣớc Mỹ với lƣợng tuyết dày chƣa từng có, làm nhiều vùng mất điện với hàng nghìn tai nạn giao thơng, thiệt hại riêng tại Washington lên tới 45

triệu đôla đã gây gián đoạn việc liên lạc, chuyển giao chứng từ và nhận thanh toán của khách hàng và Vietcombank với các tổ chức ở khu vực này.

- Do trục trặc ở khâu giao nhận chứng từ của các dịch vụ chuyển phát. (1) Dịch vụ chuyển phát Thƣ đăng ký (Registered irmail) đã làm mất chứng từ do Vietcombank yêu cầu gởi cho ngân hàng nƣớc ngoài. (2) Dịch vụ chuyển phát nhanh TNT đã làm thất lạc các bƣu kiện chứng từ trong kho lƣu trữ nội bộ ở nơi đến nhất là vào các dịp lễ, tết, và mất nhiều thời gian sau đó mới tìm lại đƣợc đã gây khó khăn và chậm trễ cho các bên xuất nhập khẩu trong việc giao nhận hàng và chậm trễ cho Vietcombank trong việc địi tiền và nhận thanh tốn.

2.4 Ảnh hƣởng của một số nghiệp vụ ngân hàng đối với hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng hoạt động thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)