1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÔNG THÔN MỚI
1.2.2. Khái niệm nông thôn mới
Quan điểm phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khố X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết này thể hiện quan điểm của Trung ương Đảng về mục tiêu tổng quát của phát triển “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” như sau: “Không ngừng nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của dân cư nơng thơn, hài hịa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến
nhanh hơn ở các vùng cịn nhiều khó khăn; nơng dân được đào tạo có trình độ sản
xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới. Xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo
hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả
và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả
trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được
bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Ðảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” (Nghị
Mục tiêu tổng quát trên đã khái quát được những nội dung cơ bản của nông thôn mới với các đặc điểm:
- Có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại.
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh cơng nghiệp, dịch vụ, trong đó cơng nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn.
- Xã hội nông thôn ổn định, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập tăng, tỉ lệ hộ nghèo thấp.
- Vừa mang tính hiện đại nhưng cũng giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. - Dân trí được nâng cao, trình độ lao động ngày càng tiến bộ.
- Môi trường sinh thái được bảo vệ.
- Hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Tính chất của “nông thôn mới” tiếp tục được thể hiện ở Quyết định số 800/QĐ- TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2010 ban hành về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu chung là “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái
được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ/TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới. Tại điều 1, đã xác định “Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nơng thơn mới; chỉ đạo thí điểm xây dựng mơ hình nơng thơn mới trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới. Bộ tiêu chí sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và từng thời kỳ”.
Như vậy, từ Quyết định số 800/QĐ-TTg và Quyết định số 491/QĐ/TTg có thể hiểu rằng “nông thôn mới” là nông thôn đạt được 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của tồn Đảng, tồn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nơng thôn mới giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.