1.3. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG
1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Hóc Mơn, TP.Hồ Chí Minh
Hóc Mơn là huyện ngoại thành ở phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp huyện Củ Chi. Phía Nam giáp Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đơng giáp thị xã Thuận An của tỉnh Bình Dương, ranh giới là sơng Sài Gịn. Phía Tây giáp huyện Đức Hòa của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh và quận Bình Tân của TP.Hồ Chí Minh. Giao thơng có cả đường thủy, đường bộ thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa với các quận huyện khác ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Hóc Mơn là huyện tiếp giáp với huyện Củ Chi, có đặc điểm địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng và các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội tương đồng với huyện Củ Chi. Huyện Hóc Mơn cũng đã đạt nhiều thành tựu lớn trong q trình xây dựng nơng thơn mới và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hiệu quả, có nhiều mơ hình kinh tế mới, thiết thực mà huyện Củ Chi có thể học tập và áp dụng trong q trình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, huyện Hóc Mơn đẩy mạnh thực hiện Chương trình Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, cùng với đó Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng được triển khai đã tạo ra những bước đột phá lớn trong hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Sau 5 năm thực hiện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 19,95%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ khoảng 45 triệu đồng/năm.[9].
Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện tích hỗ trợ nơng dân chuyển đổi sản xuất, phát triển nông nghiệp đô thị, hỗ trợ kinh phí để phát triển sản xuất nơng nghiệp, tập trung vào các loại cây con có khả năng cạnh tranh và giá trị kinh tế cao như: lan cắt cành, cây kiểng, rau và con bò sữa... Huyện cũng đã xây dựng những kế hoạch cụ thể về phát triển cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, kế hoạch chuyển đổi diện tích đất nơng nghiệp sang cây trồng khác,... Đối với ngành chăn nuôi, để đảm bảo phát triển bền vững, không gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, huyện không phát triển về số lượng đối với tổng đàn bò, heo mà tập trung nâng cao chất lượng con giống, vừa khai thác sữa, thịt vừa cung ứng con giống.
Do điều kiện đặc thù của huyện có q trình đơ thị hóa nhanh, để thực hiện phương án chuyển đổi ngành nông nghiệp theo Quyết định 105/QĐ-UBND huyện đã tích cực phối hợp với các cơ quan ban ngành của TP.Hồ Chí Minh đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới cho các hộ sản xuất tạo ra sản phẩm sạch, cây con giống năng suất chất lượng cao.
Kết quả, cơ cấu kinh ngành nông nghiệp chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng các ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và các ngành dịch vụ nông nghiệp.