Kinh nghiệm của Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện củ chi TPHCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 47 - 49)

1.3. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG

1.3.3. Kinh nghiệm của Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai

Thị xã Long Khánh nằm ở giữa về phía Đơng của tỉnh Đồng Nai và là một huyện trung du nằm trên cửa ngõ vào TP Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp huyện Thống Nhất và huyện Xuân Lộc, phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ, phía Đơng giáp huyện Xuân Lộc, phía Tây giáp huyện Thống Nhất. Thị xã có 15 đơn vị hành chính với 6 phường và 9 xã với diện tích tự nhiên khoảng 194,09 km2, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên tồn tỉnh Đồng Nai.

Thị xã Long Khánh cũng là địa phương có nhiều đặc điểm giống với huyện Củ Chi về nhiều mặt. Long Khánh là một trong hai đơn vị cấp huyện đầu tiên của cả nước đạt danh hiệu nơng thơn mới năm 2014 và có nhiều thành cơng trong phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nơng nghiệp gắn với q trình xây dựng nơng thơn mới.

Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM trên địa bàn thị xã có nhiều điểm sáng, cụ thể:

Trong giai đoạn 2011 – 2015, thực hiện Nghị quyết Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2010 – 2015 “Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững. Xây dựng nơng thơn mới có kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, có đời sống văn hóa tốt và đời sống người nơng dân được nâng cao….Khuyến khích phát triển các mơ hình kinh tế trang trại, hợp tác xã có mức độ

chun mơn hố và thâm canh cao. Từng bước gắn sản xuất với tiêu thụ, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển nông nghiệp toàn diện và chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động nông thôn. Phát triển mạnh mẽ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật nông thôn, đặc biệt là tập trung vào hệ thống giao thông, điện, thủy lợi, phúc lợi văn hóa, y tế, giáo dục…tạo điều kiện cho các vùng nông thôn phát triển nhanh về kinh tế xã hội”. Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đảng bộ thị xã và tích cực thực hiện Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nơng thơn, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, cơ cấu kinh tế của thị xã tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2014 là Nông nghiệp chiếm 9,8%, Công nghiệp chiếm 41,5% và Dịch vụ chiếm 48,7%. Trong đó, ngành nơng nghiệp đạt được nhiều thành công trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni, chuyển đổi mơ hình sản xuất đem lại hiệu quả cao. Thị xã đã triển khai thực hiện tốt quy hoạch cây trồng, quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn ni; đồng thời chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, sử dụng các loại giống mới thay thế giống cũ kém hiệu quả. Hình thành các vùng cây ăn trái tập trung, triển khai thực hiện mơ hình cây trồng chủ lực, tưới nước tiết kiệm đem lại hiệu quả cao, tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu tư. Xây dựng các vùng GAP trong trồng trọt và chăn ni. Thực hiện chương trình cơ giới hóa nơng nghiệp, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất, sơ chế sản phẩm sau thu hoạch. Hoạt động chăn nuôi phát triển tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, từng bước hiện đại; quy mô hàng năm đều tăng.

Thị xã Long Khánh cũng thực hiện tốt các giải pháp xây dựng NTM của chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là trong vận dụng sáng tạo chính sách khuyến khích về thuế, mặt bằng, vốn tín dụng... thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn; chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn trên tinh thần “ly nông không ly hương”. Vận dụng tốt chính sách để khuyến khích mơ hình liên kết giữa sản xuất, bao tiêu đảm bảo đầu ra cho nông sản; chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề... để tăng năng suất lao động nơng thơn. Chính

quyền, người dân Long Khánh cũng đã khai thác tốt những lợi thế của địa phương để phát triển song hành giữa nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ trong xây dựng nông thơn mới. Trong đó, tập trung khai thác thế mạnh phát triển các ngành nghề nông thôn, nhất là tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nơng nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.[5]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện củ chi TPHCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)