2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG
2.2.1.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn
định là ngành thế mạnh, được hỗ trợ về mọi mặt để phát triển do đó việc chuyển dịch CCKTNNN phải ln đặt lên hàng đầu, nó là nguồn gốc, động lực để phát triển mạnh ngành nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch CCKT thành cơng sẽ giúp ngành nơng nghiệp trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ theo các định hướng đã đặt ra. Trong q trình đó, cần tích cực phát huy các ưu thế sẵn có về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội để đưa ngành nơng nghiệp phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và của thành phố nói chung.
2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI.
2.2.1. Quá trình và kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi. trên địa bàn huyện Củ Chi.
2.2.1.1. Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nơng nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi. bàn huyện Củ Chi.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi trong thời gian qua là kết quả của sự quyết tâm đổi mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, là kết quả của q trình đầu tư lâu dài, có kế hoạch của TPHCM cũng như lãnh đạo huyện Củ Chi nhằm thực hiện mục tiêu phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng Công nghiệp – Dịch vụ – Nơng nghiệp. Q trình phát triển, chuyển dịch CCKTNNN trên địa bàn huyện gắn liền với 2 giai đoạn là hai kỳ đại hội Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ IX (2006-2010) và lần X (2011-2015).
- Giai đoạn 2006 – 2010
Trong giai đoạn 2006 – 2010, ngành nông nghiệp được hỗ trợ phát triển với
Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010. Đây là chương trình rất quan trọng với nhiệm vụ tiếp tục thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất có hiệu quả, bền vững nhằm thu ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa khu vực ngoại thành với nội thành, giữa thu nhập khu vực nông nghiệp với các khu vực khác. Thành phố cũng đã phê duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện như: Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao; Dự án xây dựng Trung tâm giao dịch và triển lãm sản phẩm nông nghiệp,…và nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển nơng nghiệp khác.
Sau 5 năm thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết Đảng bộ huyện và thực hiện các chương trình hỗ trợ chuyển dịch CCKTNNN, huyện Củ Chi đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong tăng trưởng, phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni góp phần ổn định chính trị, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương.
Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng từ 2.247,7 tỷ đồng năm 2006 lên 7.247,5 tỷ đồng năm 2010 (giá cố định 1994). Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình qn của ngành nơng nghiệp là 10,3%/năm; ngành công nghiệp – xây dựng tăng 47%/năm; ngành dịch vụ - thương mại tăng 29%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tương đối mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp – Dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp. Năm 2006, ngành Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 33%; ngành Công nghiệp – xây dựng chiếm 36,6%; ngành Thương mại – Dịch vụ chiếm 30,4% thì đến năm 2010 cơ cấu này là: 13.6% - 62,2% - 24,2%.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất các ngành ngày càng tăng. Cơ cấu ngành chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, phát triển nuôi trồng thủy sản.
Bảng 2.1:Giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 (giá thực tế 1994).
Đơn vị: Tỷ đồng Ngành 2006 2007 2008 2009 2010 Trồng trọt 324.3 337.7 326.4 325.3 369 Chăn nuôi 239.5 276.5 336.8 360.1 433.9 Dịch vụ NN 85.4 88.5 104.0 110.4 128.9 Lâm nghiệp 12.0 11.8 11.2 11.6 13.8 Thủy sản 6.0 22.9 21.6 22.4 38.4 Nông nghiệp 667.2 737.4 800.0 829.8 983.9 Nguồn: Số liệu báo cáo của Phòng Kinh tế huyện Củ Chi
Năm 2006, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 48,6%; ngành chăn nuôi chiếm 35,9%; ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm 12,8%, các ngành lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ lần lượt là 1,8% và 0,9%. Đến năm 2010, cơ cấu này là: 37,5% - 44,1% - 13,1% - 1,4% - 3,9%, cho thấy có sự chuyển dịch tích cực trong nội bộ ngành nơng nghiệp, đặc biệt ở ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Bảng 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Củ Chi
Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ NN Lâm nghiệp Thủy sản 2006 48,6 35,9 12,8 1,8 0,9 2010 37,5 44,1 13,1 1,4 3,9 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu(±%) 2006 - 2010 - 11,1 + 8,2 + 0,3 - 0,4 + 3
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa vào số liệu báo cáo của Phòng Kinh tế
Theo bảng 2.2, ngành trồng trọt có mức giảm tỷ trọng lớn nhất với -11,1%, trong khi đó, ngành chăn ni có mức tăng tương ứng khá cao với +8,2%, các ngành thủy sản, dịch vụ nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng với mức tăng lần lượt là + 3% và 0,3%, ngành lâm nghiệp tiếp tục suy giảm -0,4%.
Ngành trồng trọt:
giảm nhanh chỉ còn khoảng 10.445 ha, giảm hơn 96% diện tích so với năm 2006. Diện tích trồng cỏ tăng lên khá nhanh tăng từ 850 ha năm 2006 lên 2.367 ha năm 2010 cùng với sự phát triển ngành chăn ni trâu, bị sữa, đảm bảo cung cấp đầy đủ cỏ tươi phục vụ ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện. Thu nhập từ trồng cỏ cao hơn nhiều so với trồng lúa nên các hộ nông dân rất mạnh dạn vừa chuyển đổi để bán và phát triển chăn nuôi trong gia đình. Bên cạnh đó, một số loại cây trồng khác như cao su cũng khá phát triển trong giai đoạn này do có giá trị kinh tế cao. Các loại cây ăn quả lâu năm chiếm diện tích khá lớn, đang dần mở rộng phục vụ mơ hình du lịch nhà vườn, du lịch sinh thái, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho các hộ nông dân trên địa bàn. Diện tích trồng hoa kiểng, cây kiểng, đặc biệt là hoa lan tăng lên nhanh. Năm 2010, diện tích hoa lan khoảng 409 ha, tăng lên rất nhiều so với năm 2006 (106 h), chiếm tới 79,2% diện tích hoa cây kiểng do hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn rất nhiều so với trồng lúa và hoa màu khác (doanh thu bình quân của hoa lan là 700 triệu đồng/ha/năm).
Ngành chăn nuôi:
Trong ngành chăn nuôi, chăn ni gia súc (trâu, bị, bị sữa) phát triển nhanh chóng theo chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Việc chuyển hướng sang ni bị sữa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, người chăn ni n tâm vì được hỗ trợ về nhiều mặt từ Chương trình mục tiêu phát triển bị sữa trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2010. Ngành chăn nuôi heo của huyện
cũng phát triển khá nhanh do áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến, hiện đại hóa chuồng trại, cải tiến các quy trình chăn ni theo cơng nghệ mới. Chăn ni gia cầm khơng được khuyến khích ni trên địa bàn do dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp, hiệu quả kinh tế thấp.
Ngành dịch vụ nông nghiệp:
Trong giai đoạn 2006 – 2010, ngành dịch vụ nông nghiệp tương đối phát triển bao gồm hệ thống các công ty, đại lý, điểm bán lẻ cung cấp vật tư nông nghiệp, các trạm bảo vệ thực vật, thuốc thú y, trạm cung cấp giống, các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư làm công tác dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nơng dân góp phần thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp phát triển. Với mạng lưới dịch vụ phân bố rộng, các loại vật tư nông nghiệp như: giống, phân, thuốc trừ sâu, thú y nhanh chóng được phân phối đến người nơng dân tuy nhiên kéo theo đó là sự xuất hiện của hàng giả, kém chất lượng do sự quản lý còn lỏng lẻo làm ảnh hưởng đến sản xuất.
Ngành lâm nghiệp:
Ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế chung của huyện. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chủ yếu đến từ rừng kinh tế với diện tích hơn 345 ha trong tổng số 503 ha rừng. Diện tích rừng về cơ bản được giữ nguyên, rừng phòng hộ đặc dụng được bảo vệ, duy trì khoảng 158 ha. Hàng năm, rừng được trồng mới khoảng hơn 50.000 cây, chủ yếu cây có giá trị kinh tế, góp phần nâng tỷ lệ che phủ cây xanh trên địa bàn huyện đạt gần 60%.
Ngành thủy sản:
Diện tích ni trồng thủy sản tăng từ 225 ha năm 2006 lên gần 254 ha năm 2010. Ngành thủy sản phát triển mạnh nhất ở chăn nuôi cá sấu (16.500 con), cá kiểng do mang lại giá trị kinh tế cao, tận dụng được nguồn lợi tự nhiên sẵn có, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nơng nghiệp trên địa bàn huyện và nâng cao thu nhập cho các hộ nơng dân.
Tóm lại, trong giai đoạn này ngành nơng nghiệp huyện Củ Chi đã có những chuyển biến tích cực từ khi bắt đầu áp dụng chương trình hỗ trợ, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp theo hướng đô thị của thành phố. Những kết quả ban đầu là rất tốt tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của huyện. Ngành nơng nghiệp vẫn cịn nhiều điều kiện thuận lợi để tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
- Giai đoạn 2011 – 2015
Trong giai đoạn 2011 – 2015, huyện Củ Chi đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố. Đến năm 2011 tất cả các xã trên địa bàn huyện đều tiến hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Việc gắn kết thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch CCKTNNN và xây
dựng NTM đã giúp hình thành cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động được nhiều nguồn lực, tạo chuyển biến tích cực về nhiều mặt, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đời sống kinh tế xã hội huyện Củ Chi: Hạ tầng nơng thơn về cơ bản đã hồn thiện, hệ thống giao thông nông thôn đã chuyển biến rõ nét, phát triển được sản xuất, chuyển đổi mạnh mẽ CCKTNNN giúp nâng cao thu nhập của nông dân.Bước đầu, tạo lập được các cơ sở, điều kiện cần thiết để phát triển nền nông nghiệp đô thị cho một số nông sản phẩm chủ lực đặc trưng của huyện Củ Chi.
Chính sách đầu tư và chuyển dịch CCKTNNN gắn kết với các quy hoạch sản xuất nơng nghiệp một cách chặt chẽ đã giúp hình thành dần các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, chun mơn hóa theo vùng sinh thái và lợi thế so sánh, từ đó tạo ra nền tảng xây dựng vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến và tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành và phát triển các hình thức tổ chức liên kết sản xuất – chế biến – thương mại giữa người sản xuất và các doanh nghiệp trên địa bàn.
Kinh tế trên địa bàn huyện đạt được nhiều thành tựu lớn gắn liền với q trình hồn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Một số kết quả cụ thể như sau:
Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành:
Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng mạnh từ mức 7.247,5 tỷ đồng năm 2010, lên mức 34.595 tỷ đồng năm 2014 (chiếm hơn 4% tổng giá trị sản xuất của thành phố Hồ Chí Minh) và ước đạt 48.090,8 tỷ đồng năm 2015 (giá so sánh 2010). Trong đó, cơng nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất và đạt giá trị sản xuất lớn nhất. Ngành nông nghiệp cũng có sự gia tăng đáng kể về giá trị sản xuất, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2011 – 2015 lên tới 41,2%.
Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Củ Chi giai đoạn 2011-2015 (giá so sánh 2010).
Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của UBND huyện Củ Chi.
Cơ cấu kinh tế của huyện Củ Chi tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng nhóm ngành nơng nghiệp và tiếp tục tăng tỷ trọng nhóm ngành cơng nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2014, trong cơ cấu kinh tế huyện, ngành nông nghiệp chiếm 12,6%, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 73,4% và ngành thương mại – dịch vụ chiếm 14%. Theo ước tính tới hết năm 2015, cơ cấu này sẽ tiếp tục thay đổi như sau: 9% – 59% - 32%. Tỷ lệ dịch chuyển cơ cấu ngành trong giai đoạn 2011 – 2015 như sau:
Bảng 2.3: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu ngành huyện Củ Chi giai đoạn 2011-2015.
Năm Đơn vị Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Thương mại – Dịch vụ 2010 % 13,6 62,2 24,2 2014 % 12,6 73,4 14 Ước 2015 % 9 59 32 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu 2010 - 2014 2014 - 2015 ±% - 1 - 3,6 + 11,2 - 14,4 - 10,2 + 18
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa vào số liệu báo cáo của UBND huyện.
Theo bảng 2.3, có thể thấy so với năm 2010, tỷ trọng ngành cơng nghiệp có
00 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 2010 2011 2012 2013 2014 ƯỚC 2015 984 1,189 1,344 1,547 4,017 3,924 4,511 6,518 8,055 20,038 25,671 28,620 1,752 2,909 3,446 3,948 4,907 15,547 7,247 10,616 12,844 25,534 34,595 48,091
mức tăng cao nhất với +11,2%, các ngành thương mại – dịch vụ có mức suy giảm đáng kể với -10,2%, ngành nông nghiệp tiếp tục xu hướng giảm tỷ trọng với mức giảm -1%. Mặc dù tốc độ dịch chuyển cơ cấu ngành nông nghiệp chậm lại (-1%) nhưng giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng trưởng mạnh cho thấy có sự phát triển mạnh về chiều sâu, nâng cao được giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất nhờ áp dụng mơ hình sản xuất, kỹ thuật mới, giống mới, chuyển đổi cây trồng vật nuôi đã phát huy được hiệu quả; trong khi đó ngành cơng nghiệp có sự dịch chuyển lớn nhất với mức tăng thêm 11,2%, cho thấy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện đang diễn ra rất nhanh. Ngành công nghiệp đang phát triển mạnh cả về lượng và chất với nhiều khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp được hình thành tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế chung của huyện, năng suất lao động ngày được nâng cao, sản xuất mang lại giá trị lớn và đã đóng góp rất lớn vào cơ cấu giá trị sản xuất chung; ngành dịch vụ lại có sự sụt giảm tỉ trọng khá lớn (-10,2%) tuy nhiên giá trị sản xuất vẫn tăng trưởng ở mức cao.
Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Trong ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất các ngành đã có sự gia tăng mạnh mẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành nơng nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngành huyện Củ Chi. Trong đó, ngành chăn ni có mức tăng trưởng bình quân hàng năm lên đến 45,4%, giá trị sản xuất đạt 2.064,7 tỷ đồng (giá so sánh 2010); ngành trồng trọt đạt mức tăng trưởng 34,4%, đạt giá trị sản xuất 1.229,2 tỷ đồng; các ngành còn lại cũng đều có mức tăng trưởng bình qn hàng năm rất cao.
Biểu đồ 2.2: Giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp huyện Củ Chi.
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Củ Chi
Cơ cấu nội bộ ngành nơng nghiệp cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt ở hai ngành trồng trọt và chăn nuôi. Đến năm 2014, tỷ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục giảm còn 30,6% và ước giảm còn 29,3% năm