Kinh nghiệm của huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện củ chi TPHCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 46 - 47)

1.3. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG

1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh

Bình Chánh là huyện nằm ở phía Tây - Tây Nam của Thành phố Hồ Chí Minh. Là một trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,29 ha, chiếm 12% diện tích tồn Thành phố. Dân số năm 2011 là 458.930 người, mật độ dân số trung bình là 1.851 người/km2. Huyện có 16 đơn vị hành chính với 15 xã và 1 thị trấn.

Bình Chánh, cũng là 1 trong 5 huyện ngoại thành của TP.Hồ Chí Minh có nhiều đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phát triển ngành nông nghiệp và xây dựng nơng thơn mới. Đây là huyện có tốc độ đơ thị hóa diễn ra nhanh, phát triển nơng nghiệp có những điểm sáng đáng chú ý.

Bình Chánh là huyện sản xuất nông nghiệp quan trọng của thành phố, có quỹ đất sản xuất nơng nghiệp quy mơ lớn, hình thành nhiều mơ hình sản xuất nơng nghiệp hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù diện tích đất nơng nghiệp ngày càng giảm nhưng nơng nghiệp huyện Bình Chánh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá dựa trên cơ sở gia tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Bình Chánh trong những năm qua diễn ra tích cực theo xu hướng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao như: trồng mai vàng, cây kiểng, hoa lan, hoa nền, rau an toàn…; tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản ngày càng tăng trong giá trị sản xuất nơng nghiệp. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số mơ hình sản xuất nơng nghiệp hiệu quả kinh tế cao, sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến như: Trồng hoa lan ở Quy Đức; mai vàng ở xã Bình Lợi, Tân Kiên và nuôi cá kiểng ở Tân Nhựt. Các hợp tác xã sản xuất rau an toàn theo quy trình, tiêu chuẩn VietGAP cũng hình thành ở các xã và hoạt động khá hiệu quả. Xã viên được hướng dẫn các kỹ thuật canh tác, sản xuất an toàn và được bao tiêu sản phẩm. Nhờ đó, nhiều hộ nơng dân trước kia bị nghèo đói đeo đuổi, nay trở thành các hộ sản xuất giỏi, tiêu biểu của nền nông nghiệp đô thị hiện đại. Thu nhập bình qn đầu người của tồn huyện hiện lên hơn 40 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo có thu nhập dưới 16 triệu

đồng/hộ/năm được kéo giảm chỉ còn 2,05% so với 11,93% khi mới triển khai chương trình hồi năm 2009. [8]

Tuy nhiên quá trình chuyển dịch này chưa thật sự bền vững khi giá cả thị trường tiêu thụ không ổn định, giá vật tư, nguyên nhiên liệu cho sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng; lao động nông nghiệp giảm, thiếu hụt do tác động của q trình đơ thị hóa; chương trình giống cây, con chất lượng cao mặc dù đạt được những kết quả tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về giống cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh nói riêng và thành phố nói chung về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện củ chi TPHCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)