5. Kết cấu của luận văn
2.2. Đặc điểm thị trường hóa chất tinh khiết tại Việt Nam
2.2.1. Đặc điểm sản phẩm hóa chất tinh khiết
Theo TCVN 1058-78 ban hành để thay thế cho TCVN 1058-71, quy định cách phân nhóm và ký hiệu mức độ tinh khiết hoá chất để sử dụng trong các tài liệu khoa học, kỹ thuật, thương mại và trên bao bì, tuỳ theo mức độ tinh khiết, hố chất
25
được chia ra làm ba nhóm sau: I. Hố chất tinh khiết đặc biệt; II. Thuốc thử;
III. Sản phẩm kỹ thuật.
Hoá chất tinh khiết đặc biệt là loại hố chất có độ tinh khiết cao nhất, hơn
hẳn các loại hố chất khác, thêm vào đó cịn có những yêu cầu khác nhằm đáp ứng những mục đích sử dụng đặc biệt.
Thuốc thử là loại hoá chất dùng trong phân tích, nghiên cứu khoa học, hoặc
để tổng hợp các hoá chất khác. Mức độ tinh khiết của thuốc thử thấp hơn hoá chất tinh khiết đặc biệt. Tuỳ theo mức độ tinh khiết, thuốc thử chia ra làm ba phân nhóm sau đây:
− Thuốc thử tinh khiết hố học: là thuốc thử có độ tinh khiết rất cao dùng cho các cơng trình nghiên cứu khoa học tinh vi, các mục đích cơng nghệ cũng như các phép phân tích đặc biệt chính xác, các phép đo hoá lý.
− Thuốc thử tinh khiết để phân tích: là thuốc thử có độ tinh khiết cao nhưng khơng bằng tinh khiết hố học dùng cho việc phân tích, kiểm nghiệm và các cơng trình nghiên cứu khoa học thông thường.
− Thuốc thử tinh khiết: là loại thuốc thử có độ tinh khiết thơng thường dùng cho các công việc giảng dạy, học tập trong nhà trường, các công việc phân tích, kiểm nghiệm thơng thường.
Sản phẩm kỹ thuật là sản phẩm thơng thường do cơng nghiệp hố học sản
xuất ra. Tuỳ theo mức độ tinh khiết, sản xuất kỹ thuật chia ra làm ba phân nhóm sau đây:
− Hoá chất tinh chế: là hoá chất thu được do việc tinh chế một cách bình thường những sản phẩm kỹ thuật, có những yêu cầu đặc biệt và được sử dụng cho các mục đích cơng nghệ và các mục đích khác.
− Hố chất kỹ thuật: là loại sản phẩm được sản xuất ra với một khối lượng lớn để dùng cho những mục đích cơng nghệ thơng thường và các mục đích khác.
26
sạch, hoặc bán thành phẩm có nhiều tạp chất dùng cho một số ngành sản xuất công nghiệp khác nhau.
Dựa trên Bảng dữ liệu an toàn nguyên vật liệu (Material Safety Data Sheet - MSDS) của các hoá chất tinh khiết, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản về hóa chất tinh khiết như sau:
Tính chất
Hoá chất tinh khiết ở dạng lỏng hay rắn, biết chính xác nồng độ (ví dụ: Acid Nitrid 65%), chúng có thành phần rõ ràng, có độ sạch và độ ổn định cao.
Điều kiện lưu trữ
Hóa chất tinh khiết phải được chứa trong vật đậy kín, đặt tại nơi khơ thống, tránh xa nguồn nhiệt, lửa, điện. Nơi để hóa chất phải có hệ thống thơng gió thống mát.
Thơng tin an tồn
Hóa chất tinh khiết độc hại cho đường hơ hấp, đường nuốt hay tiếp xúc ngoài da. Khi thao tác với hóa chất tinh khiết phải có trang bị găng tay, kính che, quần áo bảo hộ lao động tuân theo hướng dẫn chi tiết trên MSDS.
Thải bỏ
Hóa chất tinh khiết phải được xử lý và thải bỏ theo quy định của chính quyền địa phương, đảm bảo an tồn và vệ sinh mơi trường.
2.2.2. Đặc điểm thị trường hóa chất tinh khiết
Việt Nam là nước nông nghiệp nên một trong những nhiệm vụ chính là cung cấp đủ lượng hố chất nơng nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu,… Kết quả là, các hóa chất hữu cơ và vơ cơ là rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, làm cho tồn bộ cơng nghiệp hóa chất của Việt Nam đặc biệt quan trọng. Ngành sản xuất hóa chất Việt Nam bao gồm 10 phân ngành chính: phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; hóa dầu; hóa chất cơ bản; điện hóa học; khí cơng nghiệp; cao su; chất tẩy rửa; sơn và mực in; hóa dược. Giá trị sản xuất cơng nghiệp hóa chất đạt khoảng 270 nghìn tỉ năm 2014. Tốc độ tăng trưởng 5 năm trở lại đây 2010-2014 đạt 19.25%/năm. Trong đó, nhóm sản phẩm phân bón, nhóm sản xuất săm lốp là một
27
trong những nhóm sản phẩm có tốc độ phát triển cao. Tuy nhiên, so với sự phát triển của ngành cơng nghiệp hóa chất ở các nước khác, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn là thấp. Hiện tại, thị trường hóa chất Việt chiếm khoảng 0,5% thị trường quốc tế.
Hơn nữa, công nghệ sản xuất hoá chất ở Việt Nam còn lạc hậu so với thế giới nói chung. Sản lượng nội địa ở một số phân khúc sản phẩm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Điều này dẫn đến thực trạng nhập siêu ở một số lĩnh vực như phân bón, nguyên liệu nhựa, nguyên liệu xơ sợi, thuốc bảo vệ thực vất, hóa chất cơ bản và các loại hóa chất khác. Đặc biệt, các sản phẩm hóa chất đòi hỏi độ tinh khiết cao dùng trong phân tích thí nghiệm và cơng nghệ điện tử hầu hết đều phải nhập khẩu.
Hiện nay tại thị trường hóa chất tinh khiết Việt Nam, các nhà cung cấp sản phẩm chủ yếu là Merck (Đức), JT Baker (Mỹ), RCI Labscan (Thái Lan), Sigma- Aldrich (Mỹ), Xilong (Trung Quốc). Đối tượng sử dụng hóa chất tinh khiết tại Việt Nam chủ yếu là nhà sản xuất và chế biến thực phẩm, dược phẩm, phịng phân tích và thí nghiệm trong các viện, trung tâm phân tích, trường học, nhà sản xuất điện tử (dùng để xử lý bo mạch điện tử). Từ đó cho thấy sản phẩm hóa chất tinh khiết được xem là sản phẩm cơng nghiệp do nó phục vụ cho sản xuất và các tổ chức viện.
2.3.Giới thiệu về sản phẩm hóa chất tinh khiết RCI Labscan 2.3.1. Giới thiệu về tập đoàn RCI Labscan