CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Nghiên cứu định lượng
3.5.2. Kích thước mẫu
Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì? (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng, phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu cịn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được. Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. Quyết định kích thước mẫu trong chọn mẫu phi xác suất thường được xác định một cách chủ quan chứ khơng theo một cơng thức tính tốn nào (Lê Thế Giới và cộng sự, 2006 – Nghiên cứu Marketing lý thuyết và ứng dụng – NXB Thống Kê).
+ Theo Bollen (1989) và Hair & ctg (1998), cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố (EFA), kích thước mẫu phải tối thiểu là n ≥ 5*x (x: tổng số biến quan sát). Trong nghiên cứu này, tổng số biến quan sát là 21, như vậy số mẫu tối thiểu cần phải có là 105.
+ Vì nghiên cứu cịn có sử dụng phương pháp cho mơ hình hồi quy bội, nên theo Tabachnick & Fidell (2007) một công thức kinh nghiệm thường được dùng để tính kích thước mẫu là n ≥ 50 + 8*p. Trong đó n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số biến độc lập trong mơ hình. Green (1991) cho rằng cơng thức trên tương đối phù hợp nếu p < 7, khi p > 7 công thức trên hơi quá khắc khe. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này sử dụng cả phân tích nhân tố và hồi quy bội, kích thước mẫu tính từ cơng thức trên thường nhỏ hơn kích thước mẫu địi hỏi cho phân tích nhân tố nên tác giả dùng cơng thức này để tính kích thước mẫu và so sánh lại với kích thước mẫu của phân tích nhân tố.
+ Trong đề tài này có tất cả 5 biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết để phân tích hồi quy bội là 50 + 8 x 5 = 90. Vì kinh phí và thời gian có hạn nên kích thước mẫu được lựa chọn 105 mẫu là chấp nhận được đối với đề tài nghiên cứu này.