6. Kết cấu của đề tài
3.3. Thiết kế nghiên cứu
3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Các biến quan sát của nhân tố được đo lường bằng cách sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, với lựa chọn từ mức 1 “Hoàn tồn khơng đồng ý” và thay đổi dần đến chiều ngược lại đến mức 5 “Hoàn toàn đồng ý”.
Biến phụ thuộc “Lựa chọn vay vốn” cũng được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độtừ mức 1 “Hồn tồn khơng đồng ý” và thay đổi dần đến chiều ngược lại đến mức 5 “Hồn tồn đồng ý”.
3.3.2. Mã hóa thang đo
3.3.3. Thiết kế mẫu
Tổng thể của nghiên cứu này là các khách hàng cá nhân đã từng hoặc đang vay vốntại NHTM trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia.
Để lựa chọn được tập hợp mẫu nghiên cứu tốt, phản ánh đúng, chính xác cho tồn bộ tổng thể nghiên cứu của đề tài là một việc tương đối khó khăn và tốn kém.Mẫu nghiên cứu có thể đại diện được cho cho tổng thể, phản ánh đúng các nhân tố tác động việc đến lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân.
Mẫu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài được tiến hành thu thập theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất). Ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng trong việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi có sự hạn chế về thời gian, chi phí.Đối tượng lấy mẫu của nghiên cứu này là nhữngkhách hàng cá nhân đã từng hoặc đang vay vốntại NHTM trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia.
Kích cỡ mẫu được xác định dựa trên tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1989) và Hair và cộng sự (1998). Với số lượng biến quan sát là 21, nghiên cứu này cần đảm bảo kích cỡ mẫu tối thiểu là 21*5 = 105.
3.3.4. Thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu của mẫu nghiên cứu được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng cẩn thận, thực tế, dễ hiểu, rõ ràng để phục vụ hiệu quả cho việc khảo sát lấy mẫu.
Việc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/02/2015 đến 30/04/2015. Số lượng bảng câu hỏi khảo sát được phát ra là 250, số lượng bảng câu hỏi khảo sát thu về hợp lệ là 240.Tỷ lệ hồi đáp là 96%.
Dữ liệu sau đó được mã hóa và nhập liệu vào phần mềm SPSS.
3.3.5. Phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu của nghiên cứu được thực hiện qua các bước sau: (1) Phân tích thống kê mơ tả dữ liệu.
(2) Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại một số biến không phù hợp trước khi thực hiện các bước tiếp theo của nghiên cứu.
Biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên (trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu) (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).
(3) Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm rút gọn một tập hợp các biến quan sát thành một tập hợp nhỏ hơn, ý nghĩa hơn mà vẫn chứa đựng đầy đủ thông tin của tập biến ban đầu. Với mẫu thu thập được sẽ được tiến hành phân tích nhân tố EFA và thỏa mãn các điều kiện sau: biến quan sát được chọn là biến có hệ số tải nhân tố (Factor loadings) ≥ 0,5, hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) thỏa mãn 0,5≤KMO≤1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).Sau đó, các giả thuyết sẽ được điều chỉnh lại với các nhân tố mới.
(4) Phân tích tương quan được thực hiện giữa các biến độc lập (các nhân tố mới được điều chỉnh sau khi phân tích nhân tố) với nhau và giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc nhằm phát hiện mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập và từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc.Sau đó, tiến hành phân tích hồi qui đa biến với mơ hình hồi qui tuyến tính bội nhằm xác định các nhân tố tác động tới biến phụ thuộc và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới biến phụ thuộc.Đồng thời, kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong dữ liệu thơng qua hệ số phóng đại phương sai VIF.