Những yêu cầu đối với đối tƣợng ngƣời học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị trong khối trường cao đẳng quân sự trước tình hình mới (Trang 46 - 51)

Các mơn Lý luận chính trị góp phần hình thành, bồi dƣỡng cho sinh viên thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học, trang bị những kiến thức cơ bản về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối cách mạng của Đảng ta, góp phần định hƣớng suy nghĩ, hành động và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ. Vì vậy, sinh viên đến lớp khơng phải để nghe những lời diễn giảng một chiều mang tính chủ quan nhất định từ ngƣời dạy, mà qua những kiến thức đó, sinh viên nhận thức, đánh giá và vận dụng vào thực tiễn nhƣ thế nào? Để đạt hiệu quả, ngoài vệc nghe giảng trên lớp học viên phải có phƣơng pháp phù hợp để tự học, tự nghiên cứu. Nói cách khác, nếu sinh viên không nỗ lực, phấn đấu trong việc tự học thì việc dạy học các mơn lý luận chính trị khơng thể đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

Học là hoạt động nhận thức tích cực, tự giác và sáng tạo của đối tƣợng ngƣời học, hoạt động dạy của ngƣời giảng viên khơng có nghĩa là truyền thụ tri thức, truyền thụ những sản phẩm sẵn có, mà cần phải tổ chức, điều khiển hoạt động tự nhận thức của sinh viên, hình thành cho học viên nhu cầu thƣờng xun học tập, tìm tịi kiến thức, kích thích năng lực sáng tạo, trang bị cho các em năng lực tổ chức lao động trí óc một cách hợp lý, làm cho các em định hƣớng đƣợc kiến thức bài học và tự khai thác tri thức.

Để đạt đƣợc mục tiêu này, giảng viên cần yêu cầu sinh viên chuẩn bị bài kỹ trƣớc mỗi buổi học. Bên cạnh giáo trình mơn học, sinh viên cần chủ động sƣu tầm tài liệu, thông tin trên các phƣơng tiện; với các yêu cầu cụ thể nhƣ: sinh viên sẽ trả lời những câu hỏi nào? sử dụng phƣơng tiện gì để phục vụ cho

việc học tập? để khi tiến hành bài học trên lớp thì giảng viên và sinh viên cùng làm việc tránh tình trạng độc thoại của giảng viên.

Ở trình độ cao đẳng, sinh viên phải tiếp xúc một phƣơng pháp nghe giảng và ghi chép mới. Thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng khi vào năm đầu tiên nhiều học viên còn lúng túng trƣớc cách giảng của thầy giáo, các em không biết làm thế nào để ghi chép. Vậy làm thế nào để sinh viên có đƣợc phƣơng pháp nghe giảng và ghi chép tốt nhất?

Để tiếp nhận bài giảng một cách tối ƣu, sinh viên cần tìm hiểu đề cƣơng chi tiết học phần để nắm chƣơng trình mơn học, biết đƣợc những vấn đề sẽ trình bày theo hƣớng nào? nội dung, phạm vi của bài học? vấn đề nào sinh viên sẽ tự học, tự nghiên cứu?

Sinh viên cần làm tốt công tác chuẩn bị, nên bắt đầu từ việc xem lại bài ghi lần trƣớc, khi sinh viên nắm vững kiến thức đã học sẽ lĩnh hội nội dung bài mới tốt hơn. Khi nghiên cứu nội dung bài mới, những vấn đề khó hoặc chƣa hiểu, sinh viên nên ghi chép lại để khi nghe giảng sẽ chú ý hơn và nếu bài giảng chƣa giải thích rõ các em cần trao đổi với thầy giáo hoặc với các bạn cùng học.

Đối với việc nghe giảng trên lớp: Chúng ta đều biết rằng, cùng một lúc có nhiều tín hiệu khác nhau tác động vào các giác quan của học viên, nhƣng khơng phải tất cả các tín hiệu đó đều đi vào ý thức, mà ngƣời học sẽ tiếp nhận những tín hiệu đó một cách có lựa chọn. Khi nghe giảng, sinh viên phải hoạt động tƣ duy hết sức tích cực, khẩn trƣơng để có thể nắm đƣợc những vấn đề giảng viên gợi mở, trình bày.

Đối với việc ghi chép trên lớp: Nghe giảng và ghi chép là hai hoạt động cùng tiến hành đồng thời. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, việc tiến hành đồng thời hai loại hoạt động chỉ có thể đạt đƣợc kết quả cao khi một trong hai hoạt đó đã trở nên thành thạo đến mức gần nhƣ tự động hóa. Cách ghi chép lại

mang sắc thái cá nhân, mỗi môn học lại đòi hỏi một phƣơng pháp ghi chép khác nhau, nhƣng đều có một điểm chung là nếu học viên khơng hiểu bài thì khơng thể ghi chép tốt đƣợc. Vì vậy, qua cách ghi của sinh viên, giảng viên có thể biết đƣợc mức độ nắm bài của sinh viên. Nhƣ vậy, việc ghi lại bài giảng cũng là một nghệ thuật, luôn thay đổi tùy theo đặc trƣng từng môn học và phong cách giảng của từng giảng viên. Đối với các mơn Lý luận chính trị, cần đảm bảo tính chính xác và tính logic của các quan điểm, các luận cứ, luận chứng…Vì vậy, bài ghi của sinh viên phải chính xác, đảm bảo yêu cầu về kiến thức và tính logic của bài học. Tuy nhiên, cách ghi bài của mỗi sinh viên có thể khác nhau, tùy thuộc vào vốn hiểu biết và sự vận dụng sáng tạo của mỗi sinh viên.

Mặc dù trên lớp sinh viên tích cực động não và ghi chép, nhƣng nếu sau đó sinh viên xếp vở ghi lại, đợi tới ngày ôn thi mới mở ra xem mà khơng chỉnh lý ngay thì việc tiếp thu bài khơng thể coi là hồn chỉnh và tốt. Ở trình độ đại học và cao đẳng các mơn Lý luận chính trị có khối lựợng kiến thức rộng, mang tính trừu tƣợng đƣợc tổng hợp từ nhiều lĩnh vực, nên bài giảng của giảng viên trên lớp chỉ mang tính hƣớng dẫn, gợi ý chứ khơng phải trình bày hồn chỉnh, trọn vẹn về một vấn đề. Vì vậy, việc xem lại và hồn chỉnh bài ghi là việc làm tất yếu đối với sinh viên.

Để giúp sinh viên có thể nghe giảng và ghi chép thuận lợi, giảng viên nên:

Giới thiệu trƣớc những tài liệu cần đọc để phục vụ cho bài học và đề ra những yêu cầu cụ thể cho sinh viên khi đọc các tài liệu đó.

Cần có những hình thức, biện pháp kiểm tra việc đọc tài liệu và tự nghiên cứu của sinh viên.

Trình bày vấn đề một cách hệ thống, rõ ràng để sinh viên dễ theo dõi vấn đề và ghi chép, tránh tình trạng giáo viên trình bày bài giảng tản mạn, thiếu hệ thống, làm cho sinh viên dù phải tập trung chú ý cao độ nhƣng vẫn không nắm bắt đƣợc nội dung cơ bản của vấn đề và không thể ghi chép đƣợc.

Đối với sinh viên ở trình độ cao đẳng, đọc sách khơng những là nhu cầu, hứng thú mà còn là một nhiệm vụ tất yếu. Đọc giáo trình, tài liệu để tự học, tự nghiên cứu là cơng việc chính của mỗi sinh viên. Trong q trình học tập các mơn Lý luận chính trị, 100% sinh viên phải có giáo trình, tài liệu cần thiết và để đọc giáo trình và tài liệu có kết quả, sinh viên cần lƣu ý:

Sinh viên phải biết lựa chọn sách, báo, tạp chí, văn kiện, nghị quyết,… phù hợp với từng bài học

Sinh viên cần xác định rõ mục đích đọc tài liệu: Đọc để tìm hiểu tồn bộ nội dung cuốn sách; để tìm hiểu một vấn đề; sƣu tầm tài liệu bổ sung cho những vấn đề các em đang nghiên cứu… hoặc thu thập thông tin để giải quyết một vấn đề thực tiễn nào đó. Nói chung, đọc sách vì mục đích gì thì sinh viên phải xác định đƣợc ngay từ đầu mới đạt hiệu quả thiết thực.

Đọc tài liệu để hiểu sâu kiến thức cơ bản của từng bài, từng chƣơng và tiến tới cả học phần.

Sinh viên biết tự triển khai những vấn đề cụ thể của từng học phần nhƣ: thiết kế, chuẩn bị câu hỏi cho các giờ thảo luận trên lớp; phƣơng án giải quyết vấn đề, sinh viên nên thiết kế theo hƣớng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

Trƣớc khi lên lớp nghe giảng, sinh viên cần ôn luyện củng cố kiến thức bài học cũ và đọc nội dung bài mới. Điều này giúp sinh viên khái quát đƣợc nội dung bài học để định hƣớng cho quá trình lĩnh hội kiến thức trên lớp. Đọc xong

nếu có những vấn đề khó, khơng hiểu cần đánh dấu, ghi chép lại để chú ý nghe giảng. Đọc tài liệu trƣớc khi lên lớp giúp cho sinh viên hình dung đƣợc trình tự, nội dung bài giảng, tạo tâm thế chủ động, thoải mái khi nghe giảng và tiếp thu bài mới một cách có hiệu quả.

Ở trên lớp, sinh viên cần tập trung nghe giảng, đây là khâu quan trọng. Bởi vì qua tiết giảng của thầy, hƣớng dẫn của thầy với những kiến thức có hệ thổng, có chọn lọc và mang tính logic và đơi khi có những kiến thức thực tế trong xã hội mà trong giáo trình khơng đề cập đến sẽ là điều tạo hứng thú cho ngƣời học.

Ở trên lớp, ngồi nghe giảng thì thao tác và cách ghi chép cũng là một u cầu quan trọng. Bởi khơng ai có thể tự tin vào trí nhớ của mình mà khơng cần ghi chép. Khi một ý niệm đƣợc tự tay ngƣời học trực tiếp ghi ra trên giấy là hình ảnh của ý niệm này đƣợc đậm nét thêm ở trong óc, có ghi chép, bài học càng chóng thuộc. Đối với các mơn lý luận chính trị, sinh viên cần ghi chép một cách ngắn gọn theo cách hiểu của mình, tốt hơn hết là gạch đầu dịng các ý quan trọng hoặc sơ đồ hóa kiến thức mà mình nghe giảng và lĩnh hội đƣợc từ phía thầy giảng, từ trong giáo trình.

Ngồi giờ trên lớp, sinh viên cần tăng cƣờng trao đổi, thảo luận về nội dung bài học và những vấn đề lý luận hoặc thực tiễn có liên quan. Bởi vì, thơng qua trao đổi thảo luận học viên củng cố đƣợc kiến thức, tập trung cao độ tƣ duy, tìm cách giải quyết đúng vấn đề. Thng qua hoạt động thảo luận, tranh luận trong tập thể, vốn hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực, trình độ của mỗi cá nhân sẽ bộc lộ, đồng thời quá trình nhận thức cá nhân sẽ đƣợc điều chỉnh, phát triển nâng lên trình độ cao hơn, nguồn tri thức của cá nhân sẽ đƣợc tối đa hóa do nhờ kết hợp đƣợc trí tuệ, sức sáng tạo cá nhân với tập thể, với nhóm học tập.

Hơn nữa, nhằm tránh tình trạng chỉ tập trung học ở những thời điểm nhất định vào các kỳ thi, sinh viên cần thiết lập kế hoạch học tập của mình cho từng

học phần, học kỳ, năm học. Để tạo điều kiện cho sinh viên vạch kế hoạch học tập một cách thuận lợi và khoa học, vào đầu mỗi học phần giảng viên cần cung cấp cho sinh viên đề cƣơng chi tiết môn học, giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo, số lƣợng bài kiểm tra, hình thức thảo luận trên lớp, hình thức thi kết thúc mơn học, hƣớng dẫn sinh viên những nội dung tự học ở nhà…từ đó sinh viên lập kế hoạch học tập phù hợp với từng môn học, thời gian và đặc điểm tâm lý của bản thân.

Kế hoạch học tập của sinh viên phải thực tế và linh hoạt, không thể lập một kế hoạch mà trong đó mỗi cơng việc đều quy định thời gian cụ thể. Vì nhƣ vậy, các em có thể gặp những tình huống bất ngờ và kế hoạch bị phá vỡ. Do đó, kế hoạch học tập của sinh viên không phải là cứng nhắc, mà là một kim chỉ nam, một phƣơng hƣớng để sinh viên hành động. Đặc biệt, trong đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên có nhiều thời gian để tự học, nên các em phải có kế hoạch sử dụng quỹ thời gian hợp lý, có nhƣ vậy các em mới làm chủ đƣợc quỹ thời gian, không bị động trƣớc nhiều nguồn tƣ liệu cần phải đọc và các cơng việc phải hồn thành theo yêu cầu và sự hƣớng dẫn của giảng viên.

Ngoài ra, để thực hiện tốt kế hoạch học tập, sinh viên phải có đủ phƣơng tiện để học tập nhƣ: giáo trình, tài liệu tham khảo, cùng các phƣơng tiện hỗ trợ khác... Tuy nhiên, việc tự học của sinh viên chỉ có kết quả khi có sự kiểm tra và đánh giá của giảng viên một cách thƣờng xuyên hoặc sinh viên tự đánh giá, vì thơng qua kiểm tra đánh giá giúp các em biết rõ ƣu, nhƣợc điểm của mình để có sự điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị trong khối trường cao đẳng quân sự trước tình hình mới (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)