Quan điểm của Đảng về cán bộ và tiêu chuẩn cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh hà tĩnh (Trang 38 - 41)

6. Đóng góp của luận văn

1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước về cán bộ và tiêu

1.2.2 Quan điểm của Đảng về cán bộ và tiêu chuẩn cán bộ

Nhận thức rõ tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ đối với sự nghiệp đấu tranh xây dựng và phát triển đất nước nên Đảng và Nhà nước luôn coi trọng việc xây dựng, kiện toàn, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Theo từng giai đoạn cách mạng, các Nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước đều có những nội dung về cán bộ, công chức và công tác cán bộ, công chức. Từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, trong tất cả các văn kiện Hội nghị Trung ương và văn kiện Đại hội Đảng, khơng có văn kiện nào không bàn đến vấn đề cán bộ và công tác cán bộ.

Nghiên cứu văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về cán bộ và công tác cán bộ trong bối cảnh đổi mới, hội nhập quốc tế cho thấy cán bộ và tiêu chuẩn cán bộ là một trong những vấn đề lớn được quan tâm.

Từ Nghị quyết 225/NQ-BCT của Bộ Chính trị ban hành năm 1973 về cán bộ đã đề ra tiêu chuẩn chung cho mọi cán bộ trong cách mạng XHCN. Đại hội

đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IV cũng nêu "tiêu chuẩn cơ bản của mọi cán bộ là ln ln phải có đủ hai mặt phẩm chất và năng lực tương ứng với

đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị trong mỗi giai đoạn cách mạng". Nghị quyết

32/NQ-BCT của Bộ Chính trị (khóa IV) chủ trương "ra sức nâng cao phẩm chất và năng lực của cán bộ". Đến Đại hội lần thứ V của Đảng lại nhấn mạnh "trong tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, của Nhà nước các cấp, các ngành, các đơn vị chúng ta cần chú ý đầy đủ tiêu chuẩn chính trị, tiêu chuẩn chun mơn và khả năng lãnh đạo nhưng phải lấy hiệu quả công việc làm thước

đo cuối cùng của tiêu chuẩn". Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối

đổi mới, xác định rõ yêu cầu tiêu chuẩn người cán bộ phải là người có phẩm

chất chính trị đã qua thử thách, luôn luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, thông suốt và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, ham học hỏi, năng động, sáng tạo, có kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội, có tính tổ chức và kỷ luật cao. Đó là những cán bộ có đạo đức cách mạng, có ý thức tập thể, dân chủ, đi đơi với tính quyết đốn, có ý thức trách nhiệm, có tác phong sâu sát thực tế, gần gũi quần chúng, quan tâm đến con người, gương mẫu trong lối sống, đoàn kết và động viên được nhiệt tình lao động của cán bộ và nhân dân. Tuy vậy những tiêu chuẩn đó mới chỉ được nêu lên dưới dạng tổng quát chung, chưa nêu rõ tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Nghị quyết Trung ương 6 (khóa VI) đã chỉ rõ "cần cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ cho từng chức danh lãnh đạo và quản lý "không thể dừng ở tiêu chuẩn phẩm chất và năng lực chung chung. Thực hiện chủ trương đó Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) đã ra Nghị quyết về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" trong đó cụ thể hóa một bước tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới. Đó là: có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; cần kiệm liêm chính, chí cơng vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có

ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, khơng cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan

điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ

văn hóa, chun mơn, năng lực, sức khoẻ để làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Các tiêu chuẩn này là cơ sở để mỗi cấp, mỗi ngành cụ thể hố tiêu chuẩn cán bộ, cơng chức của ngành mình phù hợp với u cầu về chun mơn, phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp.

Các tiêu chuẩn đó, có quan hệ mật thiết với nhau. Coi trọng cả đức và tài, đức là gốc.

Ngồi các tiêu chuẩn chung nói trên, cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồn thể nhân dân cịn phải:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện. Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Gương mẫu về đạo đức, lối sống. Có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đồn kết cán bộ.

- Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý. Đã học tập có hệ thống ở các trường của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân; trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả.

Chương 2

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN TRƯỞNG PHỊNG, PHĨ TRƯỞNG PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN

CẤP HUYỆN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TỈNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh hà tĩnh (Trang 38 - 41)