Quan điể m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh hà tĩnh (Trang 69 - 75)

6. Đóng góp của luận văn

3.1.2.Quan điể m

3.1. Mục tiêu, quan điểm nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đối với Trưởng phòng, Phó

3.1.2.Quan điể m

- H thng tiêu chun phi bám sát chc năng nhim vụđược giao

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn phải bám sát chức năng nhiệm vụ được giao. Tiêu chuẩn của trưởng phòng phải gắn với chức năng nhiệm vụ của trưởng phòng. Trưởng phòng là công chức lãnh đạo đứng đầu một phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, hoặc thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện, hoặc Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng chuyên môn do mình phụ trách. Trưởng phòng có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của phòng để tham mưu giúp UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn về ngành, lĩnh vực chuyên môn được giao. Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành. Quản lý cán bộ, công chức trong phòng theo phân công, phân cấp. Quản lý, sử

dụng có hiệu quả tài chính, tài sản được giao theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Giám đốc Sở giao.

Tiêu chuẩn của phó trưởng phòng phải gắn với chức năng nhiệm vụ của phó trưởng phòng. Phó trưởng phòng là công chức lãnh đạo, giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phó trưởng phòng có nhiệm vụ giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng điều hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụđược giao.

- H thng tiêu chun phi bám sát yêu cu xây dng phát trin đội ngũ cán b ca đảng, ca nhà nước trong tình hình mi, va phn ánh được tình hình đặc đim ca địa phương

Quan điểm này xác định tính nguyên tắc và tính sáng tạo của việc đổi mới công tác xây dựng tiêu chuẩn. Tính chất hệ trọng và phức tạp của công tác bổ nhiệm lãnh đạo các cấp luôn bị quy định bởi những yêu cầu về sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đây là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự ra đời, tồn tại và phát triển bền vững của nhà nước Việt Nam. Vì vậy, bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là yêu cầu khách quan trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước có phương hướng, mục tiêu, chính sách, đường lối tổ chức cán bộđúng đắn để thực hiện được các mục tiêu nhiệm vụ của mình. Theo đó, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ cấp quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị; Đảng phải trực tiếp chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cho hệ thống chính trị, trên mọi lĩnh vực; Đảng thực hiện đường lối, chính sách cán bộ thông qua các tổ chức đảng (ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy) và đảng viên trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân, thực hiện đúng quy trình, thủ tục, pháp luật của Nhà nước và điều lệ của các đoàn thể và tổ chức xã hội. Ngược

lại, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức trong đó là tiêu chuẩn để đánh giá sự lãnh đạo và uy tín của Đảng đối với Nhà nước và nhân dân, tạo nên sự thống nhất và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

Đây là những nguyên tắc xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng cần phải được quán triệt, tuân thủ mà mỗi địa phương, mỗi thời kỳ có những yêu cầu khác nhau. Do vậy, để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu mới, cần thiết phải "cụ thể hóa và thể chế hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bé"trên cơ sở tìm tòi, sáng tạo không ngừng để phù hợp với thực tế sinh động ởđịa phương.

Đối với Hà Tĩnh, một tỉnh còn có nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống của nhân dân còn thấp, nhưng cơ hội để phát triển thành một tỉnh giàu mạnh là rất lớn. Xuất phát từ những khó khăn và thời cơ đang đặt ra, công tác bổ nhiệm lãnh đạo của tỉnh đòi hỏi phải có sự đổi mới, đột phá mạnh mẽ và những việc làm quyết liệt, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để xây dựng được một đội ngũ trưởng phòng, phó trưởng phòng có chất lượng, cần thiết phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đầy đủ những yếu tốđang tác động tới đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, cơ chế tác động ra sao?… Đồng thời, quá trình thực hiện, cách làm cần có bước đi, lộ trình, không nôn nóng, chủ quan, biết căn cứ vào nhịp điệu phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức trong từng giai đoạn để có những giải pháp đúng và phù hợp. Việc cải cách phải được thực hiện một cách bài bản vừa thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố bên trong (quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức,…) đồng thời phải phù hợp với sự vận động phức tạp, đa chiều của các yếu tố bên ngoài (môi trường công tác, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,…). Đặc biệt là khi xây dựng tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng phải bám sát yêu cầu xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ của đảng, của nhà nước trong tình hình mới, vừa phản ánh được tình hình đặc điểm của địa phương

- H thng tiêu chun phi đồng b, c th, kh thi

Để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới thì đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ trưởng phòng, phó trưởng phòng nói riêng là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo, triển khai các kế hoạch đã đề ra. Do đó, việc hoàn thành tốt các mục tiêu trên cũng chính là tiêu chuẩn, thước đo, là công việc của đội ngũ trưởng phòng, phó trưởng phòng. Ngoài ra, trong cơ chế thị trường hiện nay, đội ngũ này cần phải có những năng lực và kiến thức nhất định. Bởi vậy, công tác bổ nhiệm đòi hỏi phải bám sát định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh, căn cứ vào những yêu cầu, đòi hỏi của cơ chế thị trường để xây dựng đội ngũ trưởng phòng, phó trưởng phòng cho phù hợp và có hiệu quả. Hiệu quả về mặt kinh tế- xã hội là tiêu chuẩn, thước đo quan trọng để xây dựng đội ngũ trưởng phòng, phó trưởng phòng trong từng thời kỳ. Nói cách khác, mục đích của việc xây dựng đội ngũ trưởng phòng, phó trưởng phòng thực chất là tạo ra sự no ấm, hạnh phúc cho nhân dân, góp phần ổn định chính trị, làm cho công việc sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết tốt công ăn việc làm cho người lao động…

- Xây dng đội ngũ cán b, công chc theo hướng nâng cao cht lượng

đội ngũ và cht lượng hot động trong thc tin

Cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ trưởng phòng, phó trưởng phòng là người trực tiếp thực thi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân. Đường lối của Đảng có thành công hay không, chính sách, pháp luật của Nhà nước có được thực thi và đi vào thực tiễn cuộc sống hay không là do năng lực và trách nhiệm của người cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ trưởng phòng, phó trưởng phòng nói riêng. Người cán bộ phải hội đủ các tiêu chuẩn đức và tài, phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách, phương pháp công tác tốt. Trong đó phẩm chất, đạo đức là yếu tố hàng đầu. Do vậy, để xây dựng tiêu chuẩn đội ngũ trưởng phòng, phó trưởng phòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, cần tập trung mấy vấn đề sau đây:

+ Phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt, kiên định mục tiêu độc lập dân téc và chủ nghĩa xã hội trên cơ sở thấm nhuần tư tưởng đạo đức cách mạng, trung với nước, hiếu với dân. Tuyệt đối tin tưởng vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, như Bác Hồđã khẳng định: "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân téc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ" đem lại Êm no, tù do, hạnh phóc cho mọi người và đem lại công bằng, bình đẳng, bác ái cho toàn xã hội.

+ Cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ, thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực thi các hoạt động công vụ. Nghĩa là trong đó người cán bộ, công chức phải có một hệ thống kiến thức lý luận sâu sắc, có năng lực tư duy khoa học - tư duy biện chứng, làm chủ tri thức, khoa học hiện đại, nhất là kiến thức về lý luận cơ bản, chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, hội nhập, ngoại ngữ, tin học…Đồng thời, phải có kỹ năng hoạt động thực tiễn, năng lực vận dụng những tri thức khoa học, tổ chức, phân tích thực tiễn, xây dựng các giải pháp để cải tạo thực tiễn. Thông qua thực tiễn công tác, đúc rút kinh nghiệm, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện kiến thức, năng lực làm việc của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.

+ Người cán bộ, công chức phải có khả năng làm việc độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo, nhạy bén, dám nghĩ, dám đề xuất chủ trương, sáng kiến, dám quyết đoán và chịu trách nhiệm trước tập thể về các quyết định và việc làm của mình đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong những tình huống khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao để kịp thời đưa ra những quyết sách đúng đắn và sáng suốt. Không được thụđộng, trông chờ, ỷ lại vào tập thể, vào lãnh đạo cấp trên. Không chấp hành các nghị quyết, quyết định, chỉ thị một cách máy móc, cứng nhắc, giáo điều, mà phải sáng tạo, linh hoạt theo quan điểm "dĩ bất biến ứng vạn biến” cho phù hợp với tính chất, đặc điểm, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

+ Phải coi trọng dân chủ, tôn trọng các quyết định của tập thể; biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, sáng kiến của đồng nghiệp, của tập thể cơ quan, đơn vị. Có như thế mới phát huy cao nhất tính tự giác, tích cực, sáng tạo và quy tụđược sức mạnh, sự đồng tình, ủng hộ của nhiều người, thống nhất được ý chí và hành động của các thành viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; đồng thời, qua đó tránh được kiểu áp đặt mệnh lệnh hành chính cứng nhắc, máy móc, quan liêu, độc đoán chuyên quyền, chủ quan duy ý chí, dân chủ hình thức, hoặc dân chủ cực đoan, tuỳ tiện, tự do vô chính phủ của công chức.

3.2. Đề xut v nghiên cu xây dng h thng các tiêu chun cán b, công chc Trưởng phòng, Phó trưởng phòng UBND cp huyn và tương

đương Hà Tĩnh

Từ phân tích thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng UBND huyện và tương đương, đã thấy được những bất cập, những hạn chế của các tiêu chuẩn hiện hành. Chính vì vậy cần phải nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng UBND huyện và tương đương.

Dựa vào thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn hiện hành được quy định trong các văn bản của tỉnh. Dựa vào mục tiêu, quan điểm nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng UBND cấp huyện và tương đương. Tác giả đề xuất nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn cán bộ, công chức Trưởng phòng, Phó trưởng phòng UBND cấp huyện và tương đương ở Hà Tĩnh như sau:

3.2.1. Tiêu chun chung

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực,

không cơ hội, được cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị và nhân dân nơi cư trú tín nhiệm.

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn; có khả năng quy tụ quần chúng, đoàn kết cán bộ; có đủ năng lực và sức khoẻ để hoàn thành có tốt các nhiệm vụđược giao.

- Trong quy hoạch của cơ quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh hà tĩnh (Trang 69 - 75)