Đặc điểm tình hình tổ chức bộ máy hành chính tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh hà tĩnh (Trang 41)

6. Đóng góp của luận văn

2.1. Đặc điểm tình hình tổ chức bộ máy hành chính tỉnh Hà Tĩnh

Sơ lược về kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tĩnh

Vị trí địa lý: Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý: 17o54’- 18o38’ vĩ độ Bắc, 105o11’- 106o36’ kinh độ Đơng. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khămmuộn của Lào và phía đơng giáp Biển Đơng. Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, (1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện) trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Hà Tĩnh. Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng khơng chỉ với cả nước, mà cịn với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan.

- Dân số, dân cư và nguồn lao động

Năm 2012, dân số Hà Tĩnh có 1.280.549 nghìn người trong đó dân số nơng thơn chiếm khoảng 88% (cả nước là 72,9%). Mật độ dân số trung bình năm 2011 là 217 người/km2 [12]

Dân cư phân bố không đồng đều: tập trung cao ở khu vực đồng bằng phía đơng bắc tỉnh, cịn dọc đường Hồ Chí Minh mật độ dân cư thấp. Thành phố Hà Tĩnh có mật độ dân số 1.395 người/km2, trong khi huyện Vũ Quang chỉ có 51 người/km2.

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2012 là 708,7 nghìn người, chiếm 55,0% dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2012 là 642,7 nghìn người (2012 là 625,274 nghìn người), trong đó nơng- lâm ngư nghiệp là 514,5 nghìn người chiếm gần 81,8%; cơng nghiệp- xây dựng 43,5 nghìn người (6,9%), còn lại 11,3% làm việc trong khu vực dịch vụ. Năm 2011, tỷ lệ lao động thành thị khơng có việc làm 3,95%, tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian của lao động nông nghiệp là 81,5% nằm ở mức cao so với trung bình cả nước [11].

Lực lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật thấp. Năm 2012, tỷ lệ lao động khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật, chưa được đào tạo chính thống của Hà Tĩnh là 80%, trong khi chỉ số này của cả nước là 75%. Tỷ lệ lao

động qua đào tạo dưới mọi hình thức chỉ khoảng 20%, thấp hơn so trung bình

cả nước (25%).

Cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế có sự chênh lệch lớn. Tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm gần 81,8% trong tổng số, nhưng GDP nơng, lâm, ngư nghiệp chỉ có 43,47%.

Bảng 2.1: Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động năm 2012

Chỉ tiêu Đơn vị GDP Lao động

Tổng số % 100,0 100,0

Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 43,47 81,8

Công nghiệp, xây dựng % 22,76 6,9

Khu vực dịch vụ % 33,77 11,3

Nguồn: Tổng cục thống kê (2012), Niên giám thống kế năm 2011, Nxb Thống kê.

- Những đặc điểm nổi bật về phát triển kinh tế- xã hội những năm gần đây. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những năm qua Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, giành được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra: Kinh tế phát triển đúng định hướng với mức tăng trưởng khá, xuất hiện nhiều mơ hình sản xuất, kinh doanh năng động, hiệu quả; văn hoá - xã hội có bước chuyển biến mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện; quốc phịng- an ninh được giữ vững, chính trị ổn định. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 3 năm 2010-2012 đạt 9,65%, cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012

đạt 5,3 triệu đồng/người. Các ngành kinh tế có sự tăng trưởng hợp lý, trong đó nơng nghiệp tăng 3,3%, cơng nghiệp tăng 23,8%, dịch vụ tăng 14,94%. Thu ngân sách nội địa tăng từ 461 tỷ đồng năm 2010 lên 607 tỷ đồng năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 45 triệu USD, tăng 10% so với năm 2010.

Thời gian gần đây, tỉnh đang tập trung chú trọng thúc đẩy phát triển kinh tế theo định hướng phát triển công nghiệp làm chủ lực, tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu, tạo sức hút cho đầu tư trong những năm tới, triển khai tích cực các dự án trọng điểm: Dự án Khai thác mỏ Sắt Thạch Khê, Nhà máy liên hợp luyện thép tại Khu kinh tế Vũng Áng, Dự án thuỷ lợi, thuỷ điện Ngàn Trươi - Cẩm Trang, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo...

Các xã thuộc vùng núi cao được Nhà nước quan tâm, có chính sách đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở: giao thông, thuỷ lợi và các cơng trình phúc lợi xã hội, góp phần xố đói giảm nghèo, giảm dần khoảng cách giữa miền núi với miền xi.

Các lĩnh vực văn hố-xã hội được duy trì và phát triển, đạt nhiều kết quả tốt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phịng- an ninh bảo đảm, chính trị ổn định.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt được trong các năm 2010-2012

Các chỉ tiêu kinh tế Đơn vị

Tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tăng trưởng kinh tế % 8,9 9,56 10,5 Thu nhập bình quân đầu người triệu đồng 4,5 5,0 5,3 Kim ngạch xuất khẩu triệu USD 40,86 38,00 45,00 Thu ngân sách trên địa bàn tỷ đồng 461 528 607 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỷ đồng 2.208 2.821 3.360 Tổng mức lưu chuyển hàng hoá tỷ đồng 3.347 3.913 4.850 Chi ngân sách địa phương tỷ đồng 1.995 1.838 2.873

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh , Niên giám thống kê tỉnh Hà tĩnh năm 2011, Nxb thống kê.

2.1.2. Hệ thống các cơ quan hành chính tỉnh Hà Tĩnh

Hiện nay, ở Hà Tĩnh, hệ thống các cơ quan hành chính được tổ chức như sau: Có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (10 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã) và 21 sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Các huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Hà Tĩnh; Thị xã Hồng Lĩnh; Huyện Nghi Xuân; Huyện Đức Thọ; Huyện Hương Sơn; Huyện Hương Khê; Huyện Vũ Quang; Huyện Can Lộc; Huyện Lộc Hà; Huyện Thạch Hà; Huyện Cẩm Xuyên; Huyện Kỳ Anh

Các sở, ban, ngành: Sở Công thương; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Giáo dục đào tạo; Sở Giao thông vận tải; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Xây dựng; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Y tế; Sở Lao động – Thương binh và xã hội; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nội vụ; Sở Ngoại vụ; Sở Tài chính; Sở Tài ngun Mơi trường; Sở Tư pháp; Thanh tra Tỉnh; Ban quản lý Khu kinh tế Cầu Treo; Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, Văn phịng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phịng Đồn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.

2.2. Thực trạng về đội ngũ trưởng phịng, phó trưởng phịng Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh Hà Tĩnh

Tính đến 31/12/2012, tỉnh Hà Tĩnh có 2 133 cơng chức hành chính trong các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã, trong đó có 622 cơng chức giữ chức vụ Trưởng phịng, phó trưởng phịng.

Bảng 2.3: Số lượng, cơ cấu và độ tuổi đội ngũ trưởng, phó phòng và tương đương đến hết năm 2012

Tổng số Trưởng phịng Phó Phịng TT Chỉ tiêu đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) TỔNG SỐ 622 100,00 289 46,48 333 53,52 I Về độ tuổi 1 Dưới 30 tuổi 13 2,04 2 0,35 10 1,69 2 Từ 31 đến 40 tuổi 132 21,18 43 6,98 88 14,19 3 Từ 41 đến 50 tuổi 247 39,85 114 18,21 135 21,64 4 Từ 51 tuổi đến 55 tuổi 139 22,34 75 12,10 64 10,24 5 Từ 55 tuổi trở lên 91 14,60 55 8,84 36 5,76 II Về trình độ chuyên môn 1 Trên đại học 34 5,53 16 2,50 19 3,03 2 Đại học 533 85,75 252 40,61 281 45,14 3 Cao đẳng 48 7,68 14 2,33 33 5,35 4 Trung cấp chuyên nghiệp 7 1,05 7 1,05 0 0,00 5 Sơ cấp

6 Chưa qua đào tạo III Hình thức đào tạo

1 Chính quy 282 45,38 141 22,69 141 22,69 2 Tại chức, Chuyên tu 340 54,62 148 23,79 192 30,83 IV Trình độ lý luận 1 Sơ cấp 59 9,54 18 2,85 42 6,69 2 Trung cấp 195 31,36 80 12,80 115 18,56 3 Cao cấp, cử nhân 368 59,10 192 30,83 176 28,27 Nguồn: [10], [11], [12], [13]

Về độ tuổi, dưới 30 tuổi có 13 người chiếm tỷ lệ 2,03%; từ 31 đến 40 có 132 người chiếm tỷ lệ 21,18%; từ 41 đến 51 có 247 người chiếm tỷ lệ 39,85%; từ 51 đến 55 tuổi có 139 người chiếm 22,34%; người có độ tuổi từ 55 tuổi trở lên có 91 người chiếm 14,6%.

Biểu đồ 2.1: Độ tuổi của đội ngũ trưởng phịng, phó trưởng phòng 2,03 21,18 39,85 22,34 41,25 Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Từ 50 tuổi đến 55 tuổi Dưới 30 tuổi

Về trình độ chun mơn đào tạo có 34 người có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 5,53%; 534 người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 85,75%; số cịn lại có trình độ cao đẳng và trung cấp.

Về loại hình đào tạo có 282 người được đào tạo chính quy chiếm tỷ lệ 45,38%; có 340 người được đào tạo tại chức chiếm tỷ lệ 54,62%.

Về trình độ lý luận chính trị, trong tổng số cán bộ giữ chức trưởng, phó phịng và tương đương có 368 người có trình độ cao cấp lý luận hoặc cử nhân chính trị, chiếm tỷ lệ 59,1%; có 195 người có trình độ trung cấp lý luận chiếm tỷ lệ 31,36%; có 59 người có trình độ sơ cấp, chiếm tỷ lệ 9,54%.

Như vậy đội ngũ cán bộ giữ chức vụ trưởng, phó phịng và tương đương có 91,28% có trình độ đại học và trên đại học; 59,1% có trình độ cao cấp lý luận; có 45,38% được đạo tạo chính quy, 54,62 % đào tạo tại chức. Trên 76% là có

độ tuổi từ 41 tuối trở lên. Có 91,27% được bố trí đúng chuyên ngành đào tạo;

2.3. Thực trạng ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn đối với Trưởng

phịng, Phó Trưởng phịng của Hà Tĩnh

2.3.1. Những văn bản quy định về tiêu chuẩn đối với Trưởng phịng,

Phó Trưởng phịng

Quy định số 808-QĐ/TU ngày 12/11/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ [29];

Quy định số 335-QĐ/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ [30];

Quyết định số 80/2005/QĐ-UBND ngày 30/9/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc tỉnh.

Quyết định số 24/2006/QĐ-UBND ngày 05/5/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ ngành giáo dục - đào tạo [39].

Quyết định số 46/2006/QĐ-UBND ngày 25/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ ngành y tế.

Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định quản lý tổ chức bộ máy biên chế và cán bộ công chức viên chức [40].

Quyết định số 44/2013/QĐ-UBND ngày 17/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định quản lý tổ chức bộ máy biên chế và cán bộ công chức viên chức (thay thế Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND) [45].

2.3.2. Nội dung những tiêu chuẩn đối với Trưởng phịng, Phó

Trưởng phòng

- Tiêu chuẩn đối với trưởng phòng

Trong các văn bản, quy định của Tỉnh ủy, của UBND tỉnh Hà Tĩnh đã

quy định cụ thể về vị trí, chức năng cũng như những tiêu chuẩn của trưởng

phịng, phó trưởng phịng và chức vụ tương đương cơ quan chuyên môn cấp huyện là công chức lãnh đạo đứng đầu một cơ quan chuyên môn thuộc UBND

cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chun mơn do mình phụ trách.

Trưởng phịng có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của phòng để tham mưu giúp UBND, Chủ tịch UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn về ngành, lĩnh vực chuyên môn được giao. Cụ thể là:

- Xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực chun mơn trên địa bàn trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt;

- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương về ngành, lĩnh vực chuyên môn. Kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách đã ban hành thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành;

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách đã ban hành thuộc chức năng, nhiệm vụ trên địa bàn huyện, thị xã;

- Tổ chức công tác tổng hợp thông tin, thống kê, báo cáo, lưu trữ về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách;

- Sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ.

Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với các cơ quan, tổ chức ở địa phương về lĩnh vực chun mơn, chun ngành.

Chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành.

Quản lý cán bộ, công chức trong phịng theo phân cơng, phân cấp. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài chính, tài sản được giao theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND huyện giao.

Trong các văn bản quy định cũng đã quy định một số tiêu chuẩn của trưởng phịng, phó trưởng phịng về chính trị, chun mơn nghiệp vụ,…

* Tiêu chuẩn về phẩm chất

Có tinh thần yêu nước, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, thể hiện bằng hiệu quả và chất lượng cơng tác được giao.

Có bản lĩnh chính trị vững vàng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Làm việc có hiệu quả, phong cách làm việc trung thực, dân chủ. Có ý thức tổ chức kỷ luật, khơng vi phạm luật pháp và các

quy định của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan. Đoàn kết nội bộ, xây

dựng tập thể vững mạnh, quan hệ chân tình và bình đẳng với đồng nghiệp, đồng sự, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

* Tiêu chuẩn về năng lực

Có năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao;

Có khả năng nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các giải pháp kinh tế- kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao, phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của Sở, huyện;

Có năng lực tổ chức, điều hành cán bộ, cơng chức trong phịng và phối hợp với các cấp, các cơ quan có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao.

* Tiêu chuẩn về hiểu biết

Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế- xã hội của đất nước và của địa phương;

Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao;

Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao và các văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành;

Hiểu biết sâu về nghiệp vụ quản lý của lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao, có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành.

* Tiêu chuẩn về trình độ

Đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ từ ngạch chuyên viên trở lên, tốt nghiệp Đại học phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao;

Trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh hà tĩnh (Trang 41)