Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 68)

6. Đóng góp của luận văn

2.4.Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.1. Nguyên nhân chủ quan

- Các cấp có thẩm quyền trong tỉnh đã đặt ra yêu cầu các tiêu chuẩn q

cao, mang tính định hướng mà khơng xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa

phương. Trong khi đó Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo của cả nước, có 5/11 huyện thị xã miền núi. Tồn tỉnh tính đến năm 2012 có 97 xã nghèo, trong đó có 17 xã đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy công tác giáo dục và đào tạo ở một số huyện, thị nghèo đang còn rất hạn chế. Tỷ lệ lao động đạt trình độ cao cịn rất thấp. Nhưng các tiêu chuẩn trưởng phịng, phó trưởng phịng ở tỉnh Hà Tĩnh nhìn chung các tiêu chuẩn đang được đánh giá là khá cao và khó áp dụng. Hơn nữa khi các tiêu chuẩn này áp dụng vào thực tế các địa phương là các huyện nghèo

đã khơng khuyến khích cũng như tạo điều kiện để ưu tiên phát triển đội ngũ

lãnh đạo xuất phát từ địa phương.

- Khi ban hành các quy định về tiêu chuẩn trưởng phịng, phó trưởng

phòng. Các văn bản của UBND tỉnh đã dựa vào các tiêu chuẩn do Trung ương ban hành một cách dập khn và máy móc, khơng sát với đặc điểm bộ máy cơ quan hành chính của tỉnh cũng như không sát với chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành chính. Thể hiện ở các tiêu chuẩn cịn đang mang tính chất chung

chung, có những tiêu chuẩn chưa mang tính cụ thể và khó thực hiện ở một số đơn vị có điều kiện kinh tế khó khăn, khó khăn về nguồn lực bổ nhiệm tại chỗ.

Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phần của cơ quan nhà nước được nhà nước thành lập, trao quyền, bảo đảm điều kiện, phương tiện… để thực hiện các chức năng chủ yếu của quản lý nhà nước. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và tương đương là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện và cấp tương đương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của cấp trên theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên các tiêu chuẩn về trưởng phịng, phó trưởng phịng hiện nay đang được áp dụng ở các cơ quan hành chính của tỉnh Hà Tĩnh đã không sát với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan

- Đội ngũ làm công tác tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng các văn bản

liên quan quy định về tiêu chuẩn trưởng phịng, phó trưởng phịng cịn hạn chế.

Tham mưu là bộ phận giúp việc trực tiếp, chủ yếu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo. Chức năng tham mưu được thể hiện trong mỗi nhiệm vụ cụ thể như xây dựng quy chế làm việc và tổ chức làm việc theo quy chế; giúp lãnh đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình cơng tác; thơng tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo; thẩm định về phạm vi, yêu cầu, quy trình, tiến độ, thể thức của các đề án; đề xuất, kiến nghị xử lý các vấn đề thuộc chức năng lãnh đạo của cơ quan, tổ chức; kiểm tra và chịu trách nhiệm về thủ tục, thể thức của văn bản,... Bên cạnh đó, tham mưu cịn là bộ phận phục vụ trực tiếp các hoạt động hàng ngày như tổ chức các cuộc làm việc của lãnh đạo, các hội nghị, các chuyến đi công tác, hoạt động chuyên môn của các đơn vị, bộ phận; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện bảo đảm công tác của cơ quan, tổ chức nói chung. Chức năng tham mưu, tổng hợp và phục vụ đan xen nhau, có quan hệ mật thiết với nhau: tham mưu là để phục vụ, trong phục vụ có tham mưu.

Cơng tác tham mưu ở tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện nhiệm vụ phục vụ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng cơ sở vật

chất, củng cố, tổ chức, bộ máy chính quyền. Để hồn thành tốt nhiệm vụ, cơng tác tham mưu đã ln bám sát các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền triển khai các lĩnh vực công tác

tại địa phương; nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà

nước, đổi mới tư duy, từng bước thực hiện xóa bỏ cơ chế bao cấp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển…

Bên cạnh đó bộ máy tham mưu của tỉnh giúp cơ quan có thẩm quyền lựa chọn cán bộ thiếu, yếu. Thể hiện ở đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu trình độ cịn thấp, nhiều cán bộ chưa có kinh nghiệm trong công tác tham mưu. Hơn nữa công tác quản lý bộ máy tham mưu chưa được tập trung chú trọng, chính vì vậy mà cơng tác này chưa được đề cao trong công tác quản lý công chức nói nói chung và cơng tác bổ nhiệm trưởng phịng, phó trưởng phịng nói riêng.

2.4.2. Ngun nhân khách quan

- Sự thay đổi của đời sống kinh tế-xã hội không đồng đều

Hiện nay ở Hà Tĩnh cũng như một số địa phương khác ở Việt Nam đang

trong xu thế đẩy mạnh cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh cũng đang thay đổi dần sang hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp thủy sản. Nhưng hiện nay, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. Điều đó cũng thể hiện phần nào điều kiện kinh tế của tỉnh cũng đang cịn rất khó khăn, đặc biệt nhiều tỉnh miền núi, miền biển của Hà Tĩnh cịn có khoảng cách rất xa so với các thành phố, thị xã hay các huyện đồng bằng. Chính việc đưa ra tiêu chuẩn cơng chức nói chung và tiêu chuẩn trưởng phịng phịng nói riêng áp dụng đại trà vào tất cả các huyện có phần không phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương.

- Công tác quy hoạch đào tạo chưa tốt

Xác định quy hoạch cán bộ, công chức là một khâu cơ bản trong công tác cán bộ, Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như Kế hoạch số 04- KH/TU ngày 03/4/2008 triển khai hướng dẫn số 11-HD/TCTW ngày 5/11/2007

của Ban Tổ chức Trung ương về quy hoạch cán bộ; Kế hoạch số 34-KH/TU ngày 10/8/2010 hướng dẫn triển khai xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2005-2010 và 4 chức danh chủ chốt giai đoạn 2015-2020 ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã; Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 8/3/2009 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2008 của Bộ Chính trị và hướng dẫn số 47- HD/TCTW của Ban Tổ chức Trung ương; Quyết định số 2386/2009/QĐ- UBND ngày 29/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2012...

Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ trưởng phịng, phó trưởng phịng các cấp ủy đảng đã chủ động xây dựng kế hoạch, cơ chế chính sách cụ thể để tạo nguồn cán bộ. Lấy quy hoạch cán bộ cấp dưới làm căn cứ cho việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp trên, quy hoạch cấp trên đã góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện cho quy hoạch cấp dưới. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cán bộ, các cấp uỷ, tổ chức đảng đã chú trọng tổ chức quán triệt, hướng dẫn, tập huấn triển khai theo hướng mở rộng, dân chủ, khách quan, chặt chẽ, có chất lượng. Cán bộ đưa vào diện quy hoạch được đánh giá theo các tiêu chuẩn cơ bản của chức danh cán bộ. Bắt đầu hình thành cơ chế phát hiện và đào tạo có định hướng đối với những cán bộ trẻ, có triển vọng. Khắc phục việc khép kín trong từng ngành, địa phương, đơn vị; hàng năm đều rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ. Tính đến nay Tỉnh uỷ đã chín đợt chỉ đạo xây dựng,

điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ ở các cấp, các ngành phục vụ công tác

cán bộ thường xuyên, công tác nhân sự đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và nhân sự đại hội đảng bộ các cấp.

Nhìn chung, chất lượng quy hoạch cán bộ của các cơ quan, đơn vị ngày càng được nâng cao, bước đầu đã đi vào nề nếp, có những bước tiến quan trọng song vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo còn hạn chế, một số đơn vị cịn nhầm lẫn cơng tác quy hoạch cán bộ với công tác nhân sự; chưa thực hiện tốt yêu cầu "mở" và "động", vẫn cịn tình trạng bị động,

khép kín trong cơng tác quy hoạch cán bộ; nguồn quy hoạch chưa phong phú, cơ cấu cán bộ chưa đảm bảo cơ cấu ba độ tuổi, cán bộ trẻ ít, tuổi bình qn cịn cao. Một số nơi việc nhận xét, đánh giá cán bộ chưa đi vào thực chất, cịn mang tính hình thức; tỷ lệ cán bộ đào tạo không cơ bản (tại chức, chuyên tu) đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các đơn vị trong tỉnh giai đoạn hiện nay và khoảng 5-7 năm tới còn cao (khối huyện, thị, thành khoảng 20-30%). Việc thực hiện đồng bộ quy hoạch ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã còn nhiều tồn tại, vướng mắc đặc biệt là ở cấp xã, việc quy hoạch thực chất chỉ là các kế hoạch nhân sự, chưa có sự phân loại đối tượng quy hoạch để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng do đội ngũ cán bộ vừa mỏng vừa thiếu lại không chủ động được về ngân sách phải phụ thuộc vào cấp trên.

Ngoài ra, một vấn đề lớn hiện nay là mối quan hệ giữa quy hoạch cán bộ trong hệ thống chính trị và ngồi hệ thống chính trị mà nếu khơng giải quyết vấn đề này sẽ chưa thể hiện được tầm chiến lược của quy hoạch cán bộ trước sự thay đổi của xã hội. Trong quy hoạch hiện nay chưa thể hiện rõ một nội dung cơ bản là phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài hướng tới các tầng lớp doanh nhân, chủ trang trại, tiểu chủ vào đội ngũ cán bộ đoàn thể, mặt trận, hội

đồng nhân dân hay hướng tới những người ngoài Đảng khi hội đủ các tiêu

chuẩn cơ bản có thể dự bị hay kế cận vào một số vị trí chủ chốt, nhất là ở cấp cơ sở.

Chương 3

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN

ĐỐI VỚI TRƯỞNG PHỊNG, PHĨ TRƯỞNG PHỊNG CẤP HUYỆN

VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 68)