Phân tích giá trị trung bình của các thang đo CSR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến hành vi mua của người tiêu dùng tại TP hồ chí minh (Trang 69 - 71)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu

4.7 Phân tích giá trị trung bình của các thang đo CSR

Bảng 4.21. Giá trị trung bình của các thành phần CSR

Thành phần CSR Trung bình Độ lệch chuẩn Số mẫu Kinh te 3.8356 .74472 292 Phap Ly 3.9788 .68801 292 Dao Duc 4.0599 .58607 292 Tu Thien 3.7392 .69167 292 Moi truong 3.3279 .90444 292

Kết quả phân tích giá trị trung bình các thang đo trong bảng 4.21 cho thấy, giá trị trung bình của các thành phần CSR đều lớn hơn điểm giữa của thang đo Likert 5 điểm. Theo bảng kết quả phân tích thực trạng các thành phần CSR cho thấy người tiêu dùng đánh giá các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội đối với mơi trường cịn thấp (3,3279) và thấp nhất trong các thành phần trách nhiệm xã hội. Thành phần trách nhiệm xã hội về đạo đức (4.0599) của các doanh nghiệp được người tiêu dùng đánh giá cao nhất. Bởi vì, ngày nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp coi trọng đạo đức trong kinh doanh và xem đạo đức trong kinh doanh là chìa khóa thành cơng của doanh nghiệp.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã thống kê mô tả mẫu được khảo sát, các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tiếp theo nghiên cứu đã tiến hành phân tích độ tin cậy trước khi phân tích nhân tố. Kết quả phân tích độ tin cậy đã loại 01 biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến tổng < 0.3, còn lại 25 biến quan sát được tiến hành phân tích nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố đã loại bỏ 01 biến có hệ số tải nhân tố thấp và có 5 yếu tố được rút ra từ 24 biến quan sát. Sau khi phân tích hồi quy, chỉ có 4 yếu tố có ý nghĩa trong mơ hình. Kết quả cuối cùng, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng theo thứ tự về mức độ ảnh hưởng: Từ thiện, Môi trường, Đạo đức và Kinh tế. Và kết quả phân tích hồi quy, giá trị p cho thấy 04 giã thuyết đưa ra được chấp nhận gồm: H1, H3, H4, H5. Cịn 01 giả thuyết khơng được chấp nhận là H2.

Đồng thời, nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định hành vi mua của người tiêu dùng theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập. Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt về hành vi mua giữa Nam và Nữ. Còn các biến khác như độ tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập đều cho kết quả các nhóm khác nhau thì hành vi mua cũng khác nhau.

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển bền vững và gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến hành vi mua của người tiêu dùng tại TP hồ chí minh (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)