Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến hành vi mua của người tiêu dùng tại TP hồ chí minh (Trang 71 - 72)

Chương 5 : Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiến nghị

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu phân tích ở chương 4 cho thấy có 4 thành phần CSR ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng theo mức độ ảnh hưởng quan trọng giảm dần bao gồm: từ thiện, môi trường, đạo đức, kinh tế. Đồng thời khơng có sự khác biệt về hành vi mua giữa Nam và Nữ, nhưng có sự khác biệt về hành vi mua giũa các nhóm độ tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập.

Kết quả cũng chỉ ra rằng nếu thay đổi giá trị của một trong bất kỳ thành phần nào trong 4 thành phần CSR sẽ làm thay đổi hành vi mua của người tiêu dùng. Như vậy, doanh nghiệp thực hiện CSR có thể tác động trực tiếp đến hành vi mua của người tiêu dùng thông qua việc tác động vào từng thành phần CSR: từ thiện, môi trường, đạo đức, kinh tế. Theo chúng tôi để tạo sự thỏa mãn cho khách hàng, thu hút khách hàng ở giai đoạn hiện tại thì chúng ta cần tập trung vào những yếu tố có trọng số Beta cao như yếu tố từ thiện, môi trường, đạo đức.

Theo kết quả nghiên cứu, thành phần CSR về từ thiện là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi mua của người tiêu dùng hiện nay, nó là yếu tố có hệ số Beta cao nhất (β=0.459) trong các yếu tố khác . Điều này hoàn toàn phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Bởi vì, tại Việt Nam những doanh nghiệp thực hiện CSR giúp đỡ cộng đồng, làm từ thiện, gây quỹ hỗ trợ cho những gia đình nghèo, gia đình chính sách, nạn nhân chất độc màu da cam, bệnh nhân HIV….đều được mọi người dân quan tâm, ủng hộ và sẳn sàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đó.

Thành phần CSR tác động mạnh thứ 2 là CSR về môi trường (β=0.394). Đây là một yếu tố được xã hội quan tâm trong thời gian gần đây. Việc doanh nghiệp gây

nguy hại đến môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời nó ảnh hưởng đến lịng tin và tình cảm đối của người tiêu dùng. Vì vậy yếu tố mơi trường có mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với hành vi mua của người tiêu dùng.

Thành phần CSR có ảnh hưởng thứ 3 đến hành vi mua của người tiêu dùng là CSR về đạo đức (β=0.173). Điều này rất quan trọng trong kinh doanh. Vì đạo đức trong kinh doanh sẽ tạo dựng cho doanh nghiệp một vị thế và uy tín trên thị trường. Nếu uy tín của doanh nghiệp càng được nâng cao thì người tiêu dùng biết và chú ý đến những sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp càng nhiều. Do đó, thành phần CSR về đạo đức ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng là hồn tồn hợp lý.

Trong khi đó, thành phần CSR về kinh tế (β=0.090). Đây là thành phần có tác động thấp nhất đến hành vi mua của người tiêu dùng. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế. Bời vì, thành phần này khơng tạo ấn tượng mạnh đến người tiêu dùng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tập trung đầu tư cho yếu tố này nhiều hơn.

Ngồi các thành phần CSR có tác động đến hành vi mua của người tiêu dùng và có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong mơ hình nghiên cứu cịn có thành phần CSR khơng có ý nghĩa về mặt thống kê như pháp lý. Do đó, các doanh nghiệp cần phải tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cho khách hàng biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật và các quy định của địa phương mà các doanh nghiệp đang hoạt động. Bởi vì, đa số người tiêu dùng Việt Nam đều nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Đồng thời, họ xem những hành động tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp là điều bắt buộc và hiển nhiên đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến hành vi mua của người tiêu dùng tại TP hồ chí minh (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)