Rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến khả năng phá sản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2 Rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

2.2.2.3 Rủi ro lãi suất

Khái niệm

Theo Timothy W. Koch (1995): "Rủi ro lãi suất là sự thay đổi tiềm tàng về thu nhập lãi ròng và giá trị thị trường của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của mức lãi suất".

Theo Thomas P. Fitch (1997): "Rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất

thị trường sẽ dẫn đến tài sản sinh lời giảm giá trị"

Theo Amalendu Ghosh, (2012): “Rủi ro lãi suất là nguy cơ thua lỗ ở hiện tại

và trong tương lai của ngân hàng phát sinh từ các giao dịch có khả năng làm suy giảm giá trị của những tài sản biến động theo lãi suất”

Có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng các khái niệm trên có nội hàm như nhau là: rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc

của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2011).

Rủi ro lãi suất gây ra sự suy giảm thu nhập lãi hoặc tăng chi phí lãi hoặc giảm cả hai cùng một lúc cũng như suy giảm trong giá trị tài sản của ngân hàng. Nguy cơ gặp phải những biến trong lãi suất có thể được ngân hàng dự đốn trước và thực hiện bảo hiểm rủi ro trước. Sự biến động của lãi suất sẽ gây ra rủi ro lãi suất do sự cạnh tranh khơng hồn hảo trong thị trường tài chính hay do sự khơng cân đối của các biến liên quan đến lãi suất trong các cơng cụ tài chính khác nhau tồn tại trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế (Amalendu Ghosh, 2012).

 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất

Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá rủi ro lãi suất là:

Hệ số chênh lệch lãi thuần = (Thu nhập lãi – Chi phí lãi)/Tổng tài sản có sinh lời

Đây là là chỉ tiêu quan trọng giúp các ngân hàng dự báo được khả năng tạo lãi thông qua việc kiểm sốt tài sản sinh lời và chi phí vốn. Chỉ số này càng thấp, tức chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn so với thu nhập lãi từ cho vay và các khoản đầu tư hoặc lãi thu được từ cho vay và các khoản đầu tư giảm nhanh hơn so với chi phí huy động vốn, sẽ làm cho ngân hàng gặp phải rủi ro lãi suất lớn hơn và ngược lại.

Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy lãi – Nợ nhạy lãi

Đây là chỉ tiêu nhằm xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi từ tài sản và chi phí lãi phải trả cho nợ sau một khoảng thời gian nhất định. Khi khe hở nhạy cảm lãi suất dương, nếu lãi suất thị trường giảm thì tài sản nhạy lãi giảm nhanh hơn so với nợ nhạy lãi, làm xuất hiện rủi ro lãi suất cho ngân hàng. Khi khe hở nhạy cảm lãi suất âm, nếu lãi suất thị trường tăng thì tài sản nhạy lãi giảm nhanh hơn so với nợ nhạy lãi, làm xuất hiện rủi ro lãi suất cho ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến khả năng phá sản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)