CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.3 Ảnh hưởng của rủi ro tài chính ảnh hưởng đến khả năng phá sản của ngân
Các loại rủi ro tài chính tác động đến các ngân hàng với các cường độ khác nhau. Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất tác động đến ngân hàng thông qua một số yếu tố và tác động cuối cùng được phản ánh thông qua việc mất vốn, mất doanh thu, mất lợi nhuận và ngân hàng mất khả năng thanh tốn. Từ đó gây ra khả năng phá sản của ngân hàng nếu như ngân hàng không thể chống đỡ được. Sự sụp đổ này càng nguy hiểm hơn nếu được lan truyền ra toàn hệ thống ngân hàng.
2.3.1 Ảnh hưởng củ a rủi ro tín dụng:
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng khơng thu hồi được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay nhưng ngân hàng vẫn phải trả vốn và lãi cho các khoản tiền huy động khi đến hạn. Điều này làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi. Do ngân hàng khơng thu hồi được nợ nên vịng quay của vốn tín dụng bị chậm lại khiến cho hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng có thể xảy ra nhiều mức độ:
- Giảm lợi nhuận của ngân hàng: khi phát sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng khơng thu được lãi vay nhưng phải trả lãi tiền gửi và nợ xấu phát sinh làm gia tăng các khoản chi phí, bao gồm: chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, chi phí quản lý nợ xấu, và các chi phí liên quan khác. Việc gia tăng các khoản chi phí khiến cho lợi nhuận ngân hàng suy giảm.
- Ngân hàng mất khả năng thanh tốn: do khơng thu hồi được các khoản cho vay, nợ xấu làm chậm quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm thanh tốn cho những khoản tiền gửi, điều này sẽ khiến ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán. Với tỷ lệ nợ xấu ở mức cao cịn có thể dẫn đến thiếu hụt thanh khoản và dẫn đến nguy cơ phá sản của các ngân hàng thương mại.
- Giảm uy tín của ngân hàng: thơng tin về ngân hàng có mức độ rủi ro tín dụng cao, tỷ lệ nợ xấu vượt quá mức cho phép thường được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhanh chóng lan truyền trong cơng chúng, uy tín ngân hàng sụt giảm, gây bất lợi cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh với các ngân hàng khác.
- Khả năng phá sản: đây là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của rủi ro tín dụng. Nợ xấu gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản, làm giảm uy tín ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể dẫn đến mất thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động kinh doanh thua lỗ liên tục, một ngân hàng thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng rút tiền hàng loạt của khách hàng, thì ngân hàng bị phá sản là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản thì hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy ra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và sự phát triển của quốc gia (Amalendu Ghosh, 2012).
2.3.2 Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bởi vì thu nhập từ lãi là nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Như đã phân tích trước đó, rủi ro lãi suất sẽ làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và nợ. Rủi ro lãi suất làm giảm thu nhập lãi thuần của ngân hàng vì ngân hàng áp dụng lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay.
Tác động ngắn hạn của rủi ro lãi suất là làm suy giảm của các khoản thu nhập của ngân hàng. Thu nhập của ngân hàng liên tục sụt giảm sẽ khiến ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn. Tác động lâu dài là giảm giá trị thị trường của tài sản và vốn chủ sở hữu của ngân hàng khiến ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn hơn (Amalendu Ghosh, 2012). Những tác động này nếu duy trì liên tục và khơng có các biện pháp phịng ngừa thì ngân hàng cũng sẽ đứng trước bờ vực phá sản.
2.3.3 Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản:
Rủi ro thanh khoản là rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng, liên quan đến sự sống cịn của ngân hàng. Bởi vì một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ ngân hàng nào là bảo đảm khả năng thanh toán đầy đủ trước các nhu cầu thanh toán trong hiện tại, tương lai và các nhu cầu thanh toán đột xuất cho khách hàng.
Khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất, thu nhập của ngân hàng sẽ suy giảm, dẫn tới hiện tượng thiếu hụt thanh khoản. Thiếu hụt thanh khoản là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang trong tình trạng tài chính khó khăn. Hậu quả của việc thiếu hụt thanh khoản là ngân hàng mất dần các khoản tiền gửi cũ vì áp lực rút tiền ngày càng gia tăng của khách hàng, ngân hàng không thể thu hút thêm các khoản tiền gửi mới, hoặc ngân hàng phải huy động vốn với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay, sụt giảm lợi nhuận và mất đi uy tín đối với khách hàng trên thị trường.
Ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán và đứng trước bờ vực phá sản khi thiếu hụt thanh khoản trầm trọng. Điều này không chỉ gây nên tâm lý lo ngại đối với khách hàng của ngân hàng đó mà còn đối với khách hàng của các ngân hàng khác. Hiệu ứng lan truyền sẽ xảy ra khi niềm tin của công chúng bị lung lay, dẫn đến việc rút tiền hàng loạt tại các ngân hàng khác, khiến các ngân hàng khác cũng rơi vào trình trạng mất khả năng thanh toán chỉ trong một thời gian ngắn và hệ thống ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sự hỗn loạn này có thể là nguyên nhân của sự phá sản của hệ thống ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2011).