Đặc điểm hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chi tiêu y tế cho trẻ em việt nam (Trang 63 - 65)

Giới tính của chủ hộ có tác động dương đến mức chi tiêu y tế bình quân của trẻ em. Vấn đề này chỉ xảy ra ở mơ hình tobit panel cịn mơ hình tobit theo từng năm thì không ảnh hưởng. Điều này được giải thích với lý do 2 mơ hình theo từng năm ở bảng 5.8 và 5.9 chưa quan sát được sự thay đổi của yếu tố giới tính qua thời gian, có thể qua thời gian thì mới nhận thấy rõ mức quan tâm của chủ hộ là nữ hơn người nam về vấn đề sức khỏe và qua từng năm số chủ hộ là nữ cũng tăng lên và họ làm chủ được kinh tế gia đình. Như vậy, theo mơ hình tobit panel ở bảng 5.10 thì qua thời gian chủ hộ là phụ nữ sẽ chi tiêu y tế cho trẻ em nhiều hơn.

Học vấn của chủ hộ theo nghiên cứu này khơng có tác động đến mức chi tiêu y tế trẻ em bình qn của hộ gia đình. Tuy nhiên, trong mơ hình ở bảng 5.8 (năm 2010) thì những hộ có trình độ học vấn cao thì mức chi tiêu y tế trẻ em cao, nhưng trong mơ hình ở bảng 5.9 (năm 2012) và mơ hình panel thì trình độ học vấn lại khơng có ảnh hưởng.

Biến Tuổi chủ hộ có hệ số âm thể hiện mối quan hệ ngược chiều với chi tiêu y tế bình quân cho trẻ em. Điều này cho thấy rằng trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi, thì khi tuổi bình qn của chủ hộ tăng chi tiêu y tế bình quân của trẻ em sẽ giảm. Điều này có thể lý giải cho việc khi tuổi chủ hộ tăng thì phải dành một số chi tiêu cần thiết cho người cao tuổi.

Tác động tương tự như biến tuổi của chủ hộ, biến quy mô các thành viên trong hộ (TV) cho thấy một tác động ngược chiều lên mức chi tiêu bình quân cho y tế của trẻ em. Theo đó, trong cùng điều kiện, hộ càng đơng người phụ thuộc thì mức chi tiêu y tế bình quân cho trẻ càng thấp. Như vậy, khi thu nhập của hộ và các điều kiện khác khơng đổi thì việc càng có nhiều thành viên phụ thuộc sinh sống thì mức chi tiêu y tế bình quân cho từng người, kể cả trẻ em sẽ sụt giảm.

Ngược với số thành viên trong hộ đó là số trẻ em trong hộ, theo các mơ hình cho thấy số trẻ em trong hộ có tác động dương đến chi tiêu y tế trẻ em. Như vậy khi hộ gia đình có số lượng trẻ em càng nhiều thì chi tiêu y tế cho trẻ em trong hộ sẽ tăng.

Yếu tố Thành thị - nơng thơn (TT) có dấu dương cho thấy một mối quan hệ cùng chiều với chi tiêu bình quân cho y tế của trẻ em. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu trẻ em đang sinh sống ở khu vực thành thị có mức chi tiêu cho y tế cao hơn trẻ em đang sinh sống ở khu vực nông thôn. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết luận thống kê mơ tả khi cho rằng có sự chênh lệch chi tiêu cho y tế của trẻ giữa khu vực thành thị so với khu vực nơng thơn. Mơ hình cho thấy có ít nhất 1 biến vùng trung du và miền núi phía Bắc có tác động đến biến chi tiêu y tế. Điều này có thể kết luận rằng đặc điểm của các vùng miền nơi trẻ sinh sống tác động có ý nghĩa đến chi tiêu cho y tế của trẻ em.

Kết quả phân tích hồi quy tobit cả 3 mơ hình ở Bảng 5.8, 5.9 và 5.10 đều khẳng định có sự khác biệt trong chi tiêu cho y tế của trẻ giữa hai nhóm dân tộc Kinh, Hoa và nhóm dân tộc khác. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu trẻ em là người dân tộc Kinh, Hoa thì có mức chi tiêu bình qn cho y tế là cao hơn trẻ em thuộc các dân tộc khác. Bên cạnh đó, kết quả thống kê mơ tả ở

chương 3 cho thấy những hộ có trẻ là người dân tộc Kinh và Hoa có mức chi tiêu bình quân cho y tế cho trẻ em cao hơn rất nhiều so với các trẻ em thuộc các dân tộc khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chi tiêu y tế cho trẻ em việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)