Chi tiêu cho y tế là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá thực trạng tài chính y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân. Ở cấp độ vĩ mô, chi tiêu y tế được đại diện bởi tỷ trọng chi tiêu cho y tế trong tổng sản phẩm quốc gia (GDP), trong đó ngồi ngân sách nhà nước phải tạo ra các nguồn thu như BHYT, phí trả trực tiếp của người bệnh, phí đồng chi trả của người bệnh, các quỹ từ thiện, các tài trợ nước ngoài. Như vậy ở Việt Nam việc huy động các nguồn tài chính khác nhau cho chi tiêu y tế người dân đã khuyến khích việc nâng cao chất lượng dịch
vụ y tế và phát triển kỹ thuật y tế; bảo vệ người dân trước các rủi ro do các chi phí y tế quá lớn.
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2012, theo số liệu của WHO tỷ trọng chi tiêu cho y tế của Việt Nam có xu hướng gia tăng trong GDP. Từ mức 5,9% năm 2005 tăng lên đến 6,6% vào năm 2012 (Hình 4.2). So với các nước trong khu vực như Thái Lan, Lào, Myanmar, Malaysia, Trung Quốc thì tỷ trọng chi tiêu cho y tế trên GDP của Việt Nam là cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, chi tiêu của chính phủ về y tế so với tổng chi tiêu của chính phủ thì Việt Nam có xu hướng gia tăng trong từng năm (từ 5,2% năm 2005 tăng lên đến 9,5% vào năm 2012. So với khu vực như Lào, Myanmar, Malaysia, Cambodia thì tỷ trọng chi tiêu của chính phủ trong lĩnh vực y tế là khá cao (Hình 4.3). Điều này cho thấy chính phủ có sự quan tâm cao về chăm sóc sức khỏe quốc gia.
Hình 4.2. Tỷ trọng chi tiêu y tế trong GDP Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012
Hình 4.3. Tỷ trọng chi tiêu y tế của chính phủ trong tổng chi tiêu của chính phủ Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012
(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu chi tiêu y tế toàn cầu của WHO năm 2014)
Trong thời gian gần đây chính phủ đã chú trọng cho công tác chi tiêu chăm sóc sức khỏe tồn dân qua các năm, do đó chi tiêu y tế tư nhân ngày càng giảm (Hình 4.4). Như vậy cho thấy rằng, người dân Việt Nam đang dần giảm gánh nặng về tài chính cho việc chi tiêu y tế và chính phủ đã thể hiện vai trị của mình trong việc gia tăng phúc lợi xã hội cho người dân.
Hình 4.4. So sánh chi tiêu y tế của chính phủ và tư nhân ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012
Theo báo cáo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012 cho thấy mức chi tiêu ở cấp hộ gia đình có xu hướng giảm tỷ trọng chi tiêu ngay cả ở thành thị và nơng thơn (Hình 4.5). Điều này cũng có thể khẳng định việc chính phủ gia tăng đầu tư và hỗ trợ tài chính trong y tế. Ngoài ra, kết quả thống kê còn cho thấy, mặc dù thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn thấp hơn khu vực thành thị. Tuy nhiên, tỷ trọng chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏe cao hơn so với khu vực thành thị trong suốt giai đoạn 2002 – 2012.
Hình 4.5. Tỷ trọng chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏe ở khu vực Thành thị Nơng thôn trong giai đoạn 2002 - 2012
(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu báo cáo điều tra mức sống hộ gia đình 2012)
Bện cạnh đó, việc chi tiêu y tế, chăm sóc sức khỏe của các hộ gia đình ở 8 vùng địa lý cũng có sự khác biệt nhau về mức độ chi tiêu y tế. Hình 4.6 cho thấy tỷ trọng chi tiêu y tế, chăm sóc sức khỏe cao nhất ở vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và thấp nhất ở vùng Đông bắc bộ và Tây bắc bộ.
Hình 4.6 Tỷ trọng chi tiêu y tế trên tổng chi tiêu so sánh theo 8 vùng
(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu báo cáo điều tra mức sống hộ gia đình 2012)
Việc thực hiện triển khai bảo hiểm y tế toàn dân (gia tăng qua từng năm thể hiện ở Hình 4.7) và tăng cường chi tiêu đầu tư của chính phủ với mục tiêu tăng khả năng chi trả chi phí y tế của hộ gia đình đã có những tác dụng đến giảm tỷ trọng chi tiêu y tế trên tổng chi tiêu ở hầu hết các nhóm thu nhập và khuyến khích được hộ gia đình quan tâm đến chăm sóc sức khỏe. Chính vì việc có bảo hiểm y tế dẫn đến giảm chi phí trong chi tiêu y tế nên trong những năm qua việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân dần dần gia tăng về số lượng ở cả các nhóm thu nhập khác nhau (nhóm 1 thập thấp đến nhóm 5 thu nhập cao), điều này thể hiện qua hình 4.8 dưới đây.
Hình 4.7 Tỷ trọng có bảo hiểm y tế so sánh theo từng nhóm thu nhập
(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu báo cáo điều tra mức sống hộ gia đình 2012)
Hình 4.8 . Tỷ trọng chi tiêu y tế/tổng chi tiêu so sánh theo nhóm thu nhập
(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu báo cáo điều tra mức sống hộ gia đình 2012)
Từ mối quan tâm của nhà nước và xã hội đến chăm sóc sức khỏe, đi cùng với việc trình độ giáo dục, thu nhập hộ gia đình tăng dẫn đến ý thức chăm sóc sức khỏe các thành viên gia đình nói chung và chăm sóc sức khỏe trẻ em nói riêng trong thời gian qua đã có bước cải tiến rõ rệch. Các chỉ số sức khỏe trẻ em dần
được cải thiện thơng qua Hình 4.9 về suy dưỡng và bệnh tật trẻ đã giảm xuống trong thời gian gần đây.
Hình 4.9 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và bệnh tật
(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu báo cáo điều tra mức sống hộ gia đình 2012)
4.3. TĨM TẮT
Chương này tác giả đã tiến hành mô tả thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe Việt Nam, đồng thời đi sâu vào phân tích chi tiêu y tế của người dân Việt Nam từ năm 2004 đến 2012 trong đó tập trung vào chi tiêu y tế hộ gia đình. Các yếu tố được dự đốn sẽ có tác động đến chi tiêu cho y tế nói chung và chi tiêu y tế cho trẻ em bao gồm 4 nhóm liên quan đến đặc điểm kinh tế của hộ, đặc điểm nhân khẩu, điều kiện chăm sóc sức khỏe và các hỗ trợ y tế từ bên ngồi.
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHI TIÊU Y TẾ TRẺ EM
Mục tiêu chương này trình bày các kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu y tế cho trẻ em từ mơ hình lập theo khung phân tích trong chương 2. Trong chương này tập trung vào trình bày sơ lược đặc trưng dữ liệu, mơ hình hồi quy (tobit thơng thường theo năm dữ liệu VHLSS 2010, 2012, tobit panel), kết quả hồi quy các mơ hình, so sánh các mơ hình, phân tích các yếu tố tác động đến mức chi tiêu y tế.
5.1. MƠ HÌNH
Trên cơ sở mơ hình đề xuất nghiên cứu trong chương 3, phương trình hồi quy tổng thể của nghiên cứu được đề xuất như sau:
Y= β0 + β1TN + β2GT + β3TUOI + β4HV + β5 TE + β6 TV + β7 TT + β8V2 + β9V3 + β10V4 + β11V5 + β12V6 + β13DT + β14BHYT +
β15SDBHYT + β16CS2 + β17CS3 + β18CS4 + β19TCBH + β20TC +
β21HTVV + U (5.1)
Trong (5.1) các biến giả V1, CS1 được chọn làm cơ sở so sánh để loại bỏ hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo giữa các biến vùng và cơ sở y tế.
Trên cơ sở đặc thù dữ liệu được trích lọc theo năm 2010 và 2012, tác giả đã tiến hành chạy mơ hình hồi quy theo các bước sau:
- Bước 1: chạy hồi quy tobit mơ hình trên theo từng năm 2010 và 2012. - Bước 2: chạy hồi quy tobit dạng dữ liệu kết hợp 2 năm 2010 và 2012 - Bước 3: chạy Random-effects tobit dạng dữ liệu bảng 2010, 2012