GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 33)

6. NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU

2.1. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Sự phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam có thể được đánh dấu từ sự ra

đời của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vào ngày 06/05/1951. Tuy nhiên, các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam lại có một lịch sử hình thành mới mẻ cách đây 23 năm, cụ thể là vào tháng 05/1990 khi hai sắc lệnh quan trọng được ban hành:

sắc lệnh về ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Sắc lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các cơng ty tài chính. Quy định này thực sự đưa Việt Nam từ một nước có hệ thống ngân hàng độc nhất sang hệ thống ngân hàng hai cấp mà ở đó chức năng của NHNN được thu hẹp lại, chỉ cịn giám sát chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hệ thống tín dụng, giám sát các ngân hàng thương mại, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu hàng đầu là bình ổn tiền tệ và kiểm sốt lạm phát, trong khi chức

năng trung gian tài chính (huy động và phân bổ vốn) được chuyển sang cho các ngân hàng thương mại.

Những phát triển quan trọng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam:  Từ năm 1991: NHTMCP được phép đi vào hoạt động và các ngân hàng nước

ngoài được phép tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua việc mở các chi

nhánh hoặc liên doanh với các ngân hàng trong nước.

 1993: Việt Nam bình thường hố quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng quốc tế (Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á).  1995: Nghị quyết về việc dỡ bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngân hàng

được quốc hội thông qua, ngân hàng cho người nghèo được thành lập.

 1997: Luật về Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng

đã được Quốc hội khố 10 thơng qua vào ngày 02/12/1997 và có hiệu lực kể từ

ngày 01/10/1998; Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long được thành lập.

 2000: Tái cơ cấu lại tổ chức tài chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần. Công ty quản lý tài sản của từng ngân hàng thương mại được thành lập.

 2001: Hiệp định thương mại song phương với Mỹ được ký kết. Theo hiệp định này, thị trường tài chính và các ngân hàng của Việt Nam sẽ dần dần mở cửa đối với Mỹ, và vào năm 2010 các tổ chức tài chính của Mỹ được đối xử ngang bằng

với các tổ chức tài chính của Việt Nam.

 2002: Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng được tự do hoá – đây là bước cuối cùng để tự do hố lãi suất của thị trường tín dụng.  2003: Tái cơ cấu toàn diện hoạt động các ngân hàng thương mại theo chuẩn

quốc tế; Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập, thay thế cho ngân hàng dành

cho người nghèo nhằm tách bạch tín dụng chính sách khỏi tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Luật về Ngân hàng nhà nước được sửa đổi.

 2010: Quốc hội khố 12 thơng qua luật mới về Ngân hàng nhà nước Việt

Nam và Luật các Tổ chức tín dụng trong phiên hợp thứ 7. Hai bộ luật có hiệu lực từ

ngày 01/01/2011. Theo đó, NHNN là một cơ quan ngang bộ của Chính phủ và hoạt động như một ngân hàng TW của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong suốt 23 năm từ khi các NHTMCP chính thức được cấp phép hoạt động (1991) đến nay, ngành Ngân hàng Việt Nam đã có những phát triển ngoạn mục. Sự

tăng trưởng của hệ thống Ngân hàng có thể được nhận thấy qua số lượng các ngân

hàng, sự tăng trưởng về quy mô tài sản, vốn, tín dụng, huy động, số lượng chi

nhánh, nhân viên ngân hàng và số lượng tài khoản ngân hàng, số máy rút tiền tự

động,… Hiện tại hệ thống bao gồm 5 NHTMNN, 34 NHTMCP, 4 Ngân hàng liên

doanh, 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, và 100 chi nhánh và phòng giao dịch

ngân hàng nước ngồi, 18 cơng ty tài chính, 12 cơng ty cho thuê tài chính, và gần

1.100 quỹ tín dụng. Ngân hàng lớn nhất xét trên tổng tài sản là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, xét trên tổng vốn điều lệ là Ngân hàng TMCP Công

tài sản nhỏ hơn 50.000 tỷ đồng và vốn điều lệ nhỏ hơn 5.000 tỷ đồng. So với các ngân hàng trong khu vực, quy mô các Ngân hàng Việt Nam còn khá khiêm tốn.

Tổng tài sản khu vực ngân hàng tăng gấp hai lần từ năm 2007 đến năm 2010,

tăng từ 1.097 nghìn tỷ VND (tương đương 52,4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ VND (tương đương 128,7 tỷ USD) theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Con số này đã đạt đến 5.637 nghìn tỷ VND tính đến 30/09/2013.

Về vốn, tính đến nay tất cả các NHTM đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn điều lệ. Tổng số vốn đăng ký của 30 NHTM Việt Nam là 298.383 tỷ VND, với quy

mơ trung bình là 7.651 tỷ VND một ngân hàng. Bốn NHTM có vốn điều lệ lớn nhất

đều là NHTMNN. Trong 34 NHTMCP, chỉ có bốn ngân hàng có số vốn điều lệ trên

10.000 tỷ VND. Độ lệch chuẩn của vốn điều lệ của các NHTMCP tương đối lớn, và giá trị trung bình lớn hơn rất nhiều so với trung vị.

Về mạng lưới Chi nhánh, các ngân hàng thương mại trong nước đã tăng

cường mở rộng mạng lưới của mình qua những chi nhánh mới, các phịng giao dịch,

các máy rút tiền tự động. Về khía cạnh này, các NHTMNN có nhiều thuận lợi hơn

các NHTMCP và ngân hàng nước ngoài. Với một lịch sử dài hơn, nền tảng vốn lớn hơn cùng với mạng lưới khách hàng rộng, các NHTMNN vẫn dẫn đầu ngành với

1.320 chi nhánh và 3.154 phòng giao dịch. Với những nỗ lực không ngừng nhằm phát triển và mở rộng mạng lưới, vươn tới nhóm khách hàng đa dạng hơn, các NHTMCP gần đây đã có được 1.083 chi nhánh và 3.203 phòng giao dịch. Một số

ngân hàng như Sacombank, Techcombank, và ACB đã có được mạng lưới bao phủ khá nhiều tỉnh thành trong cả nước. So với các ngân hàng trong nước, mạng lưới các ngân hàng nước ngoài khá nhỏ. Các ngân hàng liên doanh và các ngân hàng

100% vốn nước ngồi lần lượt có tổng cộng 28 và 29 chi nhánh. Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, các ngân hàng cũng tăng cường mở thêm máy ATM và máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Số lượng máy ATM và POS tính đến tháng 09/2013 là 14.6 triệu và 119 triệu máy. Tuy nhiên, đại đa số các

NHTMCP tập trung phát triển chi nhánh ở khu vực thành thị và khu vực có nền kinh tế phát triển hơn. Điều này tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTMCP ở

khu vực thành thị, tạo áp lực lên lợi nhuận và gây ra sự mất cân bằng của dịch vụ ngân hàng giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, bên cạnh các sản phẩm kinh doanh truyền thống là huy động vốn, tín dụng, các dịch vụ thanh tốn trong nước/thanh tốn quốc tế thì các Ngân hàng thương mại đã từng bước phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại: các dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ thu đổi ngoại tệ; dịch vụ cho thuê két sắt, quản lý tài sản; dịch vụ tư vấn tài chính; dịch vụ ngân hàng điện tử… nhằm đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và tăng trưởng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.

2.2.1. Hoạt động huy động vốn:

Với đặc trưng của ngành kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Việt Nam luôn ở mức cao trên 20% trong suốt giai đoạn 2000-2007. Mức tăng trung bình hoạt động huy động vốn trong giai đoạn này là 28,91%, trong đó đỉnh điểm là năm 2007 với mức độ tăng trưởng 47,64%. Nguyên nhân đầu tiên là do diễn

biến lãi suất kể từ năm 2000 đã trải qua nhiều thay đổi, đặc biệt trong giai đoạn 2007-2010, lãi suất huy động vốn trung bình hằng năm từ mức thấp 9,7% năm 2005

đã lên cao tới 17%-18% năm 2011. Nhưng đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng trong huy động vốn của ngân hàng giảm sút do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn

cầu. Tăng trưởng tiền gửi năm 2009 ở mức 27%. Qua biểu đồ 2.1, có thể nhận thấy kể từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra năm 2008, tỷ lệ tăng trưởng huy động có xu hướng giảm theo thời gian.

( Nguồn: NHNN Việt Nam)

Năm 2011, trước tình hình lạm phát tăng cao và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: hạn chế tăng trưởng tín dụng dưới 20%, đồng thời áp dụng biện pháp hành chính trần lãi

suất huy động vốn bằng VND ở mức không quá 14%, khiến cho tốc độ tăng trưởng

huy động của năm 2011 thấp kỷ lục. Số liệu về tăng trưởng huy động vốn trong cả năm 2011 không được công bố (ước tính khoảng trên dưới 10%), tuy nhiên tính đến

cuối tháng 10/2014 huy động vốn toàn ngành ngân hàng chỉ tăng 8,52% so với đầu

năm. Tiếp theo đà giảm của năm 2011, với mục tiêu giảm lãi suất cho vay trong

năm 2012, lãi suất huy động ngắn hạn từ mức trần 14% sau sáu lần điều chỉnh giảm

liên tiếp chỉ còn 8% (lãi suất huy động vốn dài hạn thì theo cơ chế thả nổi). Điều này tiếp tục làm cho hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng tiếp tục tăng

trưởng ở mức thấp trong năm 2012. Theo số liệu từ NHNN, huy động vốn của toàn

hệ thống ngân hàng năm 2012 tăng khoảng 16%. Trần lãi suất huy động được điều chỉnh giảm từ 8% xuống 7% trong năm 2013. Tính đến tháng 12/2013, huy động vốn tăng 15,61%.

Trong tháng 05/2014, NHNN thêm một lần nữa điều chỉnh trần lãi suất huy

động xuống 6%/năm khi lạm phát tiếp tục được kiểm soát tốt với chỉ số giá tiêu

dùng tiếp tục xu hướng giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)