PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 50)

6. NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU

2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT

NAM.

Quy mô ngân hàng (SIZE) được đưa vào mơ hình để xem xét tính kinh tế

theo quy mơ. Nếu biến này có mối tương quan dương với ROA chứng tỏ ngân hàng phát huy được lợi thế kinh tế nhờ quy mô, càng mở rộng quy mơ thì khả năng sinh lợi càng tăng. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ quy mơ càng lớn thì ngân hàng càng hoạt động kém hiệu quả do khơng thể kiểm sốt tốt chi phí, trình độ phát triển cơng nghệ, nguồn nhân lực, quản lý không tăng tương xứng với sự mở rộng của quy mô, làm rủi ro tăng lên và các tỷ suất sinh lời giảm xuống. Theo Imad Z. Ramadan, Qais A. Kilani và Thair A. Kaddumi (2011), Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011) thì quy mơ ngân hàng có mối tương quan

dương với ROA, trong khi nghiên cứu của Saira Javaid và cộng sự (2011) chứng

minh rằng quy mô ngân hàng tương quan âm với ROA. Trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu 1 như sau:

Giả thuyết 1: Quy mơ ngân hàng có mối tương quan dương với ROA.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQUITY) thể hiện mức độ an toàn vốn của ngân hàng, cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra. Theo Panayiotis P. Athanasoglou, Matthaios D. Delis và Christos K. Staikouras (2006), khi lợi nhuận ngân hàng tăng, phần quỹ trích từ lợi nhuận giữ lại cũng tăng làm tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu cho ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao sẽ đối mặt với rủi ro phá sản ít hơn, nhờ đó giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và tăng thêm lợi nhuận. Bên cạnh đó, Sehrish Gul, Faiza Irshad và Shalid Zaman (2011) giải thích rằng khi quy mơ vốn chủ hữu lớn thì ngân hàng không phải chịu áp lực huy động vốn để tài trợ cho hoạt động của mình, nhờ

đó lợi nhuận sẽ tăng. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tương quan thuận giữa quy mô vốn chủ sở hữu và lợi nhuận, có thể kể đến nghiên cứu của Imad Z.

Ramadan, Qais A. Kilani và Thair A. Kaddumi (2011), Panayiotis P. Athanasoglou, Matthaios D. Delis và Christos K. Staikouras (2006), Saira Javaid và cộng sự (2011). Chính vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu 2 như sau:

Giả thuyết 2: Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối tương quan dương với ROA.

Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản (LOAN) là một trong những chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản và hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng. Các khoản cho vay là nguồn mang lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng. Theo Ramadan (2011), nếu một ngân hàng có tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản cao tức là các nguồn vốn được sử dụng với hiệu suất cao, khơng bị lãng phí vốn nên khả năng sinh lời sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao tức là các tài sản có thanh khoản kém chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng tài sản, do đó rủi ro thanh khoản cũng tăng lên và có thể làm suy giảm lợi nhuận của ngân hàng. Các nghiên cứu trước đây của Sehrish Gul, Faiza Irshad và Shalid Zaman (2011), Saira Javaid và cộng sự (2011) cho thấy mối tương

quan dương giữa tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản và ROA, trong khi nghiên cứu của Dr.

Aremu và cộng sự (2013) lại chứng minh mối tương quan âm giữa tỷ số này và các tỷ suất sinh lời. Trong nghiên cứu của mình, tác giả kỳ vọng biến LOAN sẽ tương

quan dương với ROA.

Giả thuyết 3: Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có mối tương quan dương với

ROA.

Tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản (DEPOSIT) thể hiện việc sử dụng địn bẩy tài chính của ngân hàng. Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, là nguồn tài trợ chính cho hoạt động ngân hàng. Tỷ số này càng lớn càng chứng tỏ ngân hàng có khả năng tìm kiếm nguồn tài trợ giá rẻ để thực hiện các nghiệp vụ cho vay, nhờ đó khả năng sinh lợi cao. Ngược lại, trong trường hợp tỷ số này thấp chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng kém, ngân hàng

buộc phải tài trợ cho hoạt động của mình bằng cách sử dụng những nguồn vốn lãi suất cao hơn như vay trên thị trường liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá,…làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm, khả năng sinh lợi của ngân hàng cũng bị ảnh

hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Nghiên cứu của Saira Javaid và cộng sự (2011),

Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011) chứng minh mối tương quan

dương của biến này với khả năng sinh lợi của ngân hàng, do đó trong nghiên cứu

này tác giả cũng kỳ vọng biến này sẽ tương quan dương với ROA.

Giả thuyết 4: Tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản có mối tương quan dương với ROA.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (RISK) thể hiện rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ các khoản cho vay có rủi ro chiếm tỷ trọng cao, các khoản cho vay này chẳng những không mang lại lợi nhuận mà còn gây thiệt hại về tài chính cho ngân hàng, làm chi phí tăng và giảm khả năng sinh lợi. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng, khoản mục dự phòng mà các ngân hàng phải trích lập cũng tăng làm lợi nhuận sau thuế giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động của ngân hàng. Biến này được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu của Imad

Z. Ramadan, Qais A. Kilani và Thair A. Kaddumi (2011), Dr Aremu và cộng sự (2013), Panayiotis P. Athanasoglou, Matthaios D. Delis và Christos K. Staikouras (2006) đều cho thấy mối tương quan âm với các tỷ suất sinh lời. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả cũng kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa biến RISK với ROA.

Giả thuyết 5: Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có mối tương quan âm với ROA.

Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng thêm biến giả (DUMMY) để đánh giá tác động của hình thức sở hữu đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Các

NHTMNN có lợi thế lớn hơn về vốn và thị phần, trong khi các NHTMCP ngày càng phát triển mạnh mẽ, năng động trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Chính vì vậy biến này được đưa vào mơ hình để làm rõ liệu hình thức sở hữu có thực sự ảnh hưởng đến hiệu quả của

hoạt động ngân hàng không. Antonio Trujillo-Ponce (2012) và Nguyễn Việt Hùng (2008) cũng đã sử dụng biến này trong mơ hình hồi quy nhằm kiểm định sự khác biệt về hiệu quả giữa các loại hình ngân hàng khác nhau. Biến DUMMY nhận giá

trị bằng 1 nếu là ngân hàng thương mại nhà nước, và nhận giá trị bằng 0 nếu là ngân

hàng thương mại cổ phần.

Giả thuyết 6: Hình thức sở hữu ngân hàng thực sự có ảnh hưởng đến ROA. Tỷ lệ lạm phát (CPI) và tốc độ tăng trưởng GDP là những biến được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nghiên cứu để đánh giá tác động của những nhân tố vĩ mô

đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Theo Athanasoglou (2006), lạm phát ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng như thế nào là tùy thuộc vào việc lương và các chi phí hoạt động có tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lạm phát không.

Nếu ngân hàng có khả năng dự đoán trước tỷ lệ lạm phát thì ngân hàng sẽ có kế hoạch điều chỉnh lãi suất và quản lý các chi phí hoạt động theo hướng phù hợp nhằm gia tăng lợi nhuận. Các nghiên cứu của Imad Z. Ramadan, Qais A. Kilani và Thair A. Kaddumi (2011), Panayiotis P. Athanasoglou, Matthaios D. Delis và Christos K. Staikouras (2006) đều chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ

lạm phát và các tỷ suất sinh lời. Mặc dù vậy cũng khơng có nghĩa là lạm phát càng cao thì tỷ suất sinh lời của ngân hàng càng tăng. Khi lạm phát tăng với tốc độ quá cao, các ngân hàng buộc phải nâng lãi suất lên cao hơn tỷ lệ lạm phát để đảm bảo lãi suất thực dương. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả ngân hàng lẫn

khách hàng và tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Như vậy có thể nói lạm phát chỉ có tương quan dương với tỷ suất sinh lợi khi lạm phát không vượt khỏi ngưỡng tối ưu.

Các quốc gia khác nhau ở từng thời kỳ sẽ có ngưỡng lạm phát tối ưu khác nhau. Tóm lại, trong bài viết này, dựa trên nghiên cứu của Ramadan (2011) và Athanasoglou (2006), tác giả kỳ vọng tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam sẽ tương quan dương với ROA.

Giả thuyết 7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm có mối tương quan dương với ROA.

Đối với biến tốc độ tăng trưởng GDP, khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh, các cá nhân cũng tăng mức chi tiêu, khiến ngân hàng có khả năng cho vay được nhiều hơn.

hàng thường có xu hướng tăng lãi suất cho vay khiến lợi nhuận càng tăng. Thêm vào đó, trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng nhanh, các khoản nợ xấu cũng chiếm tỷ

trọng thấp nên hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn này cao. Mối quan hệ cùng chiều giữa GDP và tỷ suất sinh lời được chứng minh trong nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011), Dr Aremu và cộng sự (2013). Trong nghiên cứu của mình, tác giả kỳ vọng biến GDP và CPI sẽ tương quan thuận với ROA.

Giả thuyết 8: Tỷ lệ lạm phát (CPI) hàng năm có mối tương quan dương với ROA.

Tóm lại, các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình, cách tính và mối

tương quan kỳ vọng đối với biến phụ thuộc được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 2.4. Giới thiệu các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình

Biến Định nghĩa Cách tính Dấu kỳ vọng SIZE Quy mô ngân hàng ln(Tổng tài sản) + EQUITY Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên

Tổng tài sản +

LOAN Tỷ lệ Dư nợ tín dụng trên

Tổng tài sản +

DEPOSITS Tỷ lệ Vốn huy động trên

Tổng tài sản +

RISK Biến thể hiện rủi ro tín

dụng -

DUMMY Loại hình sở hữu ngân hàng

GDP Tăng trưởng GDP hàng

năm +

CPI Tỷ lệ lạm phát Chỉ số CPI + (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 50)